Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 12/02/2019, 11:33 AM

Đầu xuân đến vãn cảnh những ngôi chùa cổ ở TP.HCM

Đầu xuân quý Phật tử có thể ghé thăm, vãn cảnh tại những ngôi chùa cổ ở TP.HCM. Huê Nghiêm cổ tự, tổ Đình Giác Lâm, chùa Giác Viên... là những ngôi chùa gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của cùng đất Sài Gòn - Gia Định hàng trăm năm qua mà quý Phật tử và du khách nên ghé thăm.

>Những ngôi chùa Việt độc đáo

Chùa Huê Nghiêm

Huê Nghiêm cổ tự là một di tích Phật giáo quan trọng, là nơi dừng chân, sống và hành đạo của nhiều vị danh tăng uyên thâm Phật Pháp.

Huê Nghiêm cổ tự là một di tích Phật giáo quan trọng, là nơi dừng chân, sống và hành đạo của nhiều vị danh tăng uyên thâm Phật Pháp.

Chùa Huê Nghiêm tọa lạc ở số 204 đường Đặng Văn Bi, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức là ngôi chùa cổ xưa nhất ở TP HCM. Chùa được thành lập từ năm 1721 do Tổ Thiệt Thụy - Tánh Tường (1681-1757) xây dựng. Huê Nghiêm cổ tự ban đầu chỉ là một ngôi chùa nhỏ xây cất trên vùng đất thấp, cách địa thế chùa hiện nay khoảng 100 m. Sau đó, phật tử Nguyễn Thị Hiên - pháp danh Liễu Đạo - đã hiến đất để xây lại ngôi chùa rộng rãi khang trang ở vị trí như hiện nay.

Huê Nghiêm cổ tự là một di tích Phật giáo quan trọng, là nơi dừng chân, sống và hành đạo của nhiều vị danh tăng uyên thâm Phật Pháp. Chùa được trùng tu nhiều lần. Lần trùng kiến lớn nhất vào cuối thế kỷ XIX do thiền sư Đạt Lý - Huệ Lưu tổ chức. Kiến trúc chùa hiện nay được thay đổi ở những lần trùng tu vào các năm 1960, 1969, 1990 và 2003. Tam quan chùa và đài Quan Âm ở sân trước chùa được xây vào năm 1990.

Bài liên quan

Chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam.

Chùa Giác Lâm chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam.

Chùa Giác Lâm tọa lạc tại số 565 đường Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền xây dựng vào năm 1744. Đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam.

Ban đầu chùa có tên là Sơn Can (sơn là núi, can là gò nông), về sau còn được gọi là Cẩm Sơn do chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn. Năm 1774, thiền sư Phật Ý - Linh Nhạc (trụ trì chùa Từ Ân) đã cử đệ tử của mình là thiền sư Tổ Tông - Viên Quang về trụ trì chùa, đồng thời đổi tên chùa thành Giác Lâm.

Trước chùa là bảo tháp xá lợi gồm 7 tầng hình lục giác. Tháp được khởi công xây dựng từ năm 1970 theo bản vẽ của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng, đến năm 1975 thì tạm ngưng cho đến 1993 mới được tiếp tục. Từ năm 1994 tầng 7 của tháp thờ xá lợi Phật. Trong chùa có 113 pho tượng cổ, chủ yếu là tượng gỗ, chỉ có 7 tượng đồng. Trên các cột chính của chùa đều có khắc câu đối (gồm 86 câu) thếp vàng công phu.

Chùa theo hệ phái Bắc Tông, kiến trúc của ngôi chùa được xem là tiêu biểu ở miền Nam, theo kiểu chữ tam gồm ba dãy nhà ngang nối liền nhau. Chính điện với kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái với bốn cột chính gọi là tứ trụ.

Bài liên quan

Chùa Giác Viên

Chùa Giác Viên là một trong những ngôi chùa cổ nhất của TP.HCM

Chùa Giác Viên là một trong những ngôi chùa cổ nhất của TP.HCM

Chùa Giác Viên còn có tên là chùa Hố Đất (vì trước đây ở bên rạch Hố Đất) hiện tọa lạc tại số 161/35/20 đường Lạc Long Quân, P.3, Q.11. Vị trí của chùa vốn là nơi để gỗ trùng tu chùa Giác Lâm (năm 1798), ban đầu là một am nhỏ. Đến khi chùa Giác Lâm được trùng tu xong, am được sửa thành chùa, đặt tên là Viện Quan Âm. Năm 1850, Viện Quan Âm được trùng tu viện thành chùa và đổi tên lại là Giác Viên cho đến ngày nay.

Chùa Giác Viên được trùng tu lớn vào năm 1958, 1961, 1962 và đợt trùng tu gần nhất hoàn thành vào đầu năm 2018. Diện mạo chùa hiện nay có kiến trúc tương tự như chùa Giác Lâm, phật điện ở giữa chùa, hai bên có 2 dãy nhà. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có những dãy nhà phụ làm lớp học, trai đường, nhà bếp,...và khu tháp mộ.

Chùa có tất cả 153 pho tượng lớn nhỏ (đa số bằng gỗ), 57 bao lam và 60 phù điêu. Hầu hết các cổ vật này được chạm khắc vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Nét đặc biệt trong kiến trúc chùa Giác Viên là bộ sườn gỗ chạm trổ tinh vi, tiêu biểu cho kiến trúc cổ truyền tại miền Nam Việt Nam.

Bài liên quan

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa đã gây dựng trên đất Đề Ngạn xưa.

Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa đã gây dựng trên đất Đề Ngạn xưa.

Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa đã gây dựng trên đất Đề Ngạn xưa. Chùa hiện tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, Q.5, khu trung tâm của những người Hoa đầu tiên đến tạo lập nên Chợ Lớn. Đây không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng mà còn là nơi quy tụ và tương trợ lẫn nhau của bà con người Việt gốc Hoa (Quảng Đông).

Chùa Bà Thiên Hậu được nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành (Quảng Châu, Quảng Đông) góp công của xây dựng vào khoảng năm 1760 và được trùng tu nhiều lần. Chùa xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng của người Hoa.

Chùa Bà Chợ Lớn hằng ngày vẫn đón tiếp những người đến cúng lễ khá đông nhất là các ngày lễ, Tết trong năm của người Hoa. Đặc biệt, ngày 28 Tết, chùa tiến hành lễ cúng Bà và lễ khai ấn, cầu mong Bà phò trợ cho "Hộ quốc an dân" và "Hợp cảnh bình an". Riêng ngày vía Bà (23 tháng 3 âm lịch) được xem là ngày hội chính của chùa.

Chùa Phụng Sơn

Không chỉ là một công trình kiến trúc mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, chùa Phụng Sơn còn là một di tích khảo cổ của Sài Gòn.

Không chỉ là một công trình kiến trúc mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, chùa Phụng Sơn còn là một di tích khảo cổ của Sài Gòn.

Chùa Phụng Sơn, tên chữ là Phụng Sơn Tự, còn có tên là chùa Gò, tọa lạc ở số 1408, đường 3 Tháng 2, P.2, Q.11, TP.HCM. Chùa Phụng Sơn được thiền sư Liễu Thông (1754-1840) tạo lập vào đầu thế kỷ XIX, ban đầu chỉ là am nhỏ được xây trên gò đất cao nên được gọi là chùa Gò. Tương truyền có con chim phụng đến đậu trên cây ngô đồng trước am cất tiếng gáy, thiền sư cho đó là điềm lành nên đổi tên là Phụng Sơn.

Chùa có khoảng 40 pho tượng thờ. Nhiều tượng thờ do nhóm thợ từ Sa Đéc, do hòa thượng Huệ Minh mời đến chùa để tạo tác vào những năm đầu thế kỷ XX. Có nhiều pho tượng quý như bộ Di Đà Tam Tôn, bộ Ngũ Hiền thượng kỳ thú, pho tượng Phật bằng đá, tượng Tiêu Diện...

Chùa bài trí kiểu

Chùa bài trí kiểu "tiền Phật, hậu Tổ". Điện Phật có nhiều tượng Phật xưa bằng gỗ, thiếp vàng chạm trổ mỹ thuật. Tổng cộng chùa có khoảng 40 pho tượng thờ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Huyền tích Phù Sơn tự

Chùa Việt 11:16 04/11/2024

Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang. 

Ngôi chùa nằm giữa lưng chừng trời

Chùa Việt 20:34 03/11/2024

 Ngôi chùa Khmer mang tên Phnom Ta Pa nổi danh bởi vẻ đẹp độc đáo và tọa lạc trên ngọn núi Tà Pạ (xã Núi Tô, H.Tri Tôn, An Giang), với độ cao 45 m so với mặt đất.

Ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nam, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá

Chùa Việt 09:15 03/11/2024

Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6.

Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm

Chùa Việt 14:07 01/11/2024

Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.

Xem thêm