Dạy con nhỏ hướng theo lời Phật dạy
Nhà con có 2 cháu nhỏ, cháu lớn 10 tuổi, cháu bé 8 tuổi, mỗi cháu mỗi tính. Cháu gái lớn tính hơi đành hanh và hay bắt nạt em, còn cậu em thì hiền lành và hay cam chịu. Con xin Thầy chỉ dạy để con biết cách dạy bảo và can thiệp vào các cháu thuận pháp và đúng lời Phật dạy ạ!
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy!
Thưa thầy, nhà con có 2 cháu nhỏ. Cháu lớn 10 tuổi, cháu bé 8 tuổi. Mỗi tối đi ngủ con vẫn thường hay cho cháu nghe các câu chuyện Phật giáo "Con gái của Đức Phật", "Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt", "Chuyện con Rùa mù ở biển"... các cháu đều rất thích thú. Con cũng hay nói chuyện về nhân quả, phước đức, cho các cháu xem phim "Cuộc đời Đức Phật". Đến nay các cháu đều thuộc bài Kinh Hạnh phúc.
Tuy nhiên trong nhà mỗi cháu mỗi tính. Cháu gái lớn tính hơi đành hanh và hay bắt nạt em, còn cậu em thì hiền lành và hay cam chịu. Đỉnh điểm là hôm con cho 2 cháu về nhà mẹ con chơi, cháu lớn cào mặt cháu bé. Con và bố cháu nhìn rất đau lòng vì lúc 3-4 tuổi cháu cũng từng thế. Khi đó vết hằn rất sâu và thành sẹo trên mặt. Con đã nghiêm khắc nhắc nhở. Con nghe thầy giảng con hiểu phần nào các Pháp đang tự vận hành, để mỗi người học ra bài học riêng. Nhà con mới về chung cư được 6 tháng, các cháu không có bạn. Con trai con tính hiền lành, nội tâm, chỉ 2 chị em chơi với nhau. Tuy bé nhưng cháu thích nghe kể chuyện Phật, Pháp, hay nhường nhịn, sống tình cảm. Con và bố cháu lo những việc này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý cháu.
Con xin Thầy chỉ dạy để con biết cách dạy bảo và can thiệp vào các cháu thuận pháp và đúng lời Phật dạy ạ! Con thành kính tri ân Thầy ạ!
Trả lời:
Không nên đối xử thiên vị giữa hai cháu. Dù 2 cháu có tính cách khác nhau cũng không nên vì vậy mà bênh vực cháu nhỏ và nghiêm khắc với cháu lớn quá. Cần thương yêu bình đẳng để chúng không ganh tỵ, và chỉ nên gợi ý để giúp các cháu tự biết lỗi của mình hơn là la mắng hay bênh vực. Không nên quát mắng lúc nóng giận làm các cháu sợ hãi hoặc uất ức.
Theo: Trung tâm Hộ tông
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sống trọn vẹn với lòng, khổ đau sẽ nhường chỗ cho trí tuệ và từ bi
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:12 24/11/2024Thầy ơi con chán thế gian này quá rồi, gia đình cũng chỉ là một ổ khổ đau, vạn sự phù du phù phiếm. Ở lại thế gian này cũng chỉ rèn thêm sự kham nhẫn mà thôi, cũng chả giúp ích gì được ai cả...
Thế nào là tình yêu vô ngã vị tha?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 10:45 23/11/2024Hỏi: Thưa thầy thế nào gọi là yêu?
Làm sao để nhận biết đó là bậc giác ngộ?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:16 23/11/2024Thưa Thầy, Thầy nói tu học tốt nhất là được học từ bậc Giác Ngộ, vậy làm sao chúng con biết vị ấy là bậc Giác Ngộ để mà theo học ạ?
Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:00 22/11/2024Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.
Xem thêm