Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 02/03/2020, 15:11 PM

Tâm sân hận và phương pháp quản trị tâm sân hận

Trong xã hội công nghiệp hiện đại hiện nay, con người thường bị rơi vào tình trạng bị căng thẳng, áp lực và stress; do bị tác động từ nhiều yếu tố: công việc, học hành, gia đình… Từ đó, khiến cho chúng ta khó kiểm soát được cảm xúc của mình và rất dễ trở nên sân hận, bực bội, cáu gắt.

> Nên tu pháp môn gì để giảm bớt tâm sân hận cuồng si?

Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe, công việc và các mối quan hệ của chúng ta. Và chắc hẳn ai trong chúng ta khi sân giận cũng cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi và muốn thoát khỏi trạng thái đó. Vậy trước mỗi cơn sân hận thì chúng ta nên làm cách nào để kiềm chế và dần dần loại trừ nó?

Trong xã hội công nghiệp hiện đại hiện nay, con người thường bị rơi vào tình trạng bị căng thẳng, áp lực và stress; do bị tác động từ nhiều yếu tố: công việc, học hành, gia đình… Từ đó, khiến cho chúng ta khó kiểm soát được cảm xúc của mình và rất dễ trở nên sân hận, bực bội, cáu gắt.

Trong xã hội công nghiệp hiện đại hiện nay, con người thường bị rơi vào tình trạng bị căng thẳng, áp lực và stress; do bị tác động từ nhiều yếu tố: công việc, học hành, gia đình… Từ đó, khiến cho chúng ta khó kiểm soát được cảm xúc của mình và rất dễ trở nên sân hận, bực bội, cáu gắt.

Thế nào là tâm sân hận?

Trong cuộc sống, có lẽ ai cũng từng phải đối diện với việc làm ta không hài lòng, vui vẻ. Về vấn đề này Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Tâm bực bội này trong chúng ta ai cũng có, Phật gọi là tâm sân hận. Chữ “sân hận” nghĩa là bực bội, là oán giận. Trong chúng ta ai cũng có. Đã là chúng sinh thì ba tâm này ai cũng có: tham lam ích kỷ, sân hận oán thù và si mê chấp trước. Ba tâm này ai cũng có. Chỉ có là mức độ của nó là nặng hay nhẹ mà thôi”. Trong chúng ta ai cũng có nguồn tâm sân giận. Chính nguồn tâm này khiến chúng ta đau khổ, muộn phiền.

Những tác hại do không thể kiềm chế cảm xúc sân giận gây ra

Người hay có tâm sân hận, dễ kích động không chỉ làm ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của mình mà còn với nhiều người xung quanh. Trong cuộc sống hay công việc, nếu như dễ sân hận có thể mất đi những người bạn, làm mất lòng khách hàng, hay những mối quan hệ tốt đẹp. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu về hai tác hại nổi bật nhất của tâm sân hận. Đó là ảnh hưởng đến sức khỏe và khó thành công trong cuộc sống. Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã dạy rằng: “Người mà tâm sân hận nhiều, cái gì cũng sinh bực. Và các con biết người mà hay bực thế khổ lắm, mệt lắm các con. Mỗi lần cơn bực lên là mất năng lượng. Nó chế tác ra những hormone không tốt trong cơ thể các con ạ. Cho nên người hay bực là người già nhanh và xấu nhanh. Con gái mà hay cáu gắt hay bực là xấu đi rất nhanh. Một dưỡng chất rất tốt để các con giữ được tươi trẻ và xinh đẹp, đó là vui vẻ, hoan hỷ. Tự mình phải làm cho mình vui vẻ, mình hoan hỷ. Chứ còn cái gì cũng bực, cũng gắt thì không bao giờ mình tươi trẻ được đâu. Bạn trai cũng thế mà bạn gái cũng vậy”.

Tâm bực bội này trong chúng ta ai cũng có, Phật gọi là tâm sân hận. Chữ “sân hận” nghĩa là bực bội, là oán giận.

Tâm bực bội này trong chúng ta ai cũng có, Phật gọi là tâm sân hận. Chữ “sân hận” nghĩa là bực bội, là oán giận.

Thật vậy, khoa học cũng đã chứng minh nhiều căn bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, loét dạ dày, ung thư,.. đều liên quan đến sự nóng giận. Người dễ sân hận cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự tư duy, suy xét đúng sai trước mọi vấn đề. Từ đó dẫn tới đưa ra các sai lầm trong cách giải quyết vấn đề và sẽ khiến các mối quan hệ trở nên căng thẳng, tạo cho người xung quanh một cái thiếu thiện cảm, ấn tượng không tốt trong lòng họ.

Phương pháp kiềm chế cảm xúc, quản trị tâm sân giận

Người dễ nổi sân giận, khó chịu thì cuộc sống rất mệt mỏi, áp lực. Cũng từ sự sân giận ấy mà làm phiền lòng người khác, khiến mọi người xa lánh, không dám đến gần. Đến với đạo Phật thì chúng ta sẽ được tiếp cận với những phương pháp thực hành hóa giải những tâm sân giận rất hữu hiệu. Trong những bài giảng, chia sẻ với các bạn trẻ, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đã đưa ra một số phương pháp để giúp đại chúng hóa giải sự sân giận của mình. Hai trong những phương pháp hữu hiệu và phù hợp để hóa giải tâm sân giận với chúng ta đó là thực tập thiền và quán yêu thương cảm thông.

Người dễ nổi sân giận, khó chịu thì cuộc sống rất mệt mỏi, áp lực. Cũng từ sự sân giận ấy mà làm phiền lòng người khác, khiến mọi người xa lánh, không dám đến gần.

Người dễ nổi sân giận, khó chịu thì cuộc sống rất mệt mỏi, áp lực. Cũng từ sự sân giận ấy mà làm phiền lòng người khác, khiến mọi người xa lánh, không dám đến gần.

Thực tập thiền đoạn trừ sự sân giận

Tại một số nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc và rất nhiều nước phương Tây,… họ thiền trước khi làm việc và coi đó là hoạt động thường nhật trong ngày để giúp giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống, tăng khả năng tập trung cho công việc. Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Chúng tu tâm, điều tâm bằng thiền định các con sẽ xả được nó rất tốt. Đấy là phương pháp, thì chúng ta phải học thiền. Tuổi trẻ biết tọa thiền rất tốt. Người Nhật Bản gần như ai người ta cũng học thiền.

Và Thầy biết có nhiều xí nghiệp trước khi giờ làm việc là tất cả cán bộ công nhân viên chức phải tọa thiền mười lăm phút. Sau đó mới vào làm việc”. Lợi ích của việc ngồi thiền rất lớn, không chỉ làm giảm sự căng thẳng, mệt mỏi mà còn giúp định tâm, giải tỏa sự lo âu, bất an. Bên cạnh đó, thiền giúp nâng cao tính tập trung, quản trị cảm xúc. Nhiều bệnh nhân trầm cảm cũng được các bác sĩ hướng dẫn thực tập thiền, quan sát tâm. Sau khi thực tập thì có đã có những chuyển biến rất tốt.

Lợi ích của việc ngồi thiền rất lớn, không chỉ làm giảm sự căng thẳng, mệt mỏi mà còn giúp định tâm, giải tỏa sự lo âu, bất an.

Lợi ích của việc ngồi thiền rất lớn, không chỉ làm giảm sự căng thẳng, mệt mỏi mà còn giúp định tâm, giải tỏa sự lo âu, bất an.

Quán yêu thương để hóa giải sự sân giận với người xung quanh

Ngoài việc ngồi thiền, tĩnh tâm thì quán yêu thương, khởi tâm từ bi cũng là cách để kiểm soát sự sân hận. Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng chia sẻ: “Thứ hai là chúng ta phải quán yêu thương, quán thông cảm. Học cái tâm thông cảm với mọi người và tha thứ, yêu thương người khác, xét mình cho kĩ. Biết được mình thì sẽ biết được người và thông cảm cho người, mà thông cảm cho người thì bớt bực giận người. Chúng ta bực ai là vì chúng ta gần như không hiểu và không thông cảm cho họ là chính. Không hiểu họ, không thông cảm được họ. Cho nên phải học thông cảm với người. Học thông cảm với người, nhà Phật gọi là học yêu thương tha thứ. Thông cảm, yêu thương, tha thứ”. 

Chúng ta biết rằng, trong gia đình vợ biết cảm thông cho chồng, cha mẹ biết cảm thông cho con cái thì gia đình ấy sẽ được an ổn, hạnh phúc yên bình. Nếu chúng ta thực hành được phương pháp quán yêu thương thì các mối quan hệ của chúng ta có lẽ sẽ rất tốt đẹp, hài hòa.

Đến với đạo Phật thì chúng ta sẽ được tiếp cận với những phương pháp thực hành hóa giải những tâm sân giận rất hữu hiệu.

Đến với đạo Phật thì chúng ta sẽ được tiếp cận với những phương pháp thực hành hóa giải những tâm sân giận rất hữu hiệu.

Bên cạnh đó, Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng chia sẻ cách kiềm chế khi cơn giận khởi lên. Đầu tiên chúng ta hít sâu, thở dài. Nếu bực quá thì chúng ta có thể nắm bàn tay lại không vội nói cái gì. Vì đang bực mà nói thì lời nói chỉ là chất độc khiến mọi chuyện tồi tệ hơn. Những lúc đó, chúng ta cũng có thể đi bách bộ, dạo bờ hồ để tránh những nơi có nhân duyên sinh bực. Trên đây là những phương pháp buông bỏ và giải tỏa tâm sân hận được Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ theo đúng tinh thần của nhà Phật. Mong rằng bài viết sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho những ai dễ bị sân giận và muốn buông bỏ sân hận để có được cuộc sống an lạc, hạnh phúc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Nhớ về một người Thầy

Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024

Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.

Những người Thầy khả kính

Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024

Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.

Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận

Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024

Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.

Xem thêm