Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 13/01/2024, 08:22 AM

Để thấu hiểu chính mình, bạn cần làm gì?

Thấu hiểu không phải là một quá trình của trí óc, thu thập thông tin và học hỏi về bản thân là hai chuyện khác nhau. Kiến thức được tích lũy thì luôn thuộc về quá khứ, tâm trí cũ kỹ là tâm trí chất đầy phiền não. 

Học hỏi về bản thân không giống như đào luyện ngoại ngữ, kỹ năng, khoa học – khi đó bạn phải tích lũy và ghi nhớ – tiến trình tìm hiểu bản thân chỉ diễn ra ở thực tại, nhưng hầu hết chúng ta náu mình trong quá khứ và hài lòng với nó. Trong hồi tưởng quá khứ, kiến thức trở nên quan trọng khác thường, và chúng ta thì hết lòng khâm phục những học giả tinh thông, uyên bác. Thế nhưng, nếu trong từng phút giây, bạn chuyên chú theo dõi và lắng nghe, quan sát thực tế, đó mới là học hỏi – một chuyển dịch bất tận không cần đến quá khứ.

Nếu cho rằng quá trình học hỏi về bản thân là sự tiệm tiến dần dần theo thời gian thì hiện tại bạn không hề đang tìm hiểu gì về chính mình, mà chỉ đơn thuần đang thu thập thông tin mà thôi. 

Việc khám phá chính mình ngược lại đòi hỏi một sự tinh nhạy cao độ. Chúng ta không thể biết về mình nếu hiện tại còn bị chi phối bởi ý niệm thuộc về quá khứ, vì khi đó tâm không còn nhạy bén, không còn linh hoạt và tỉnh giác. 

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Hầu hết chúng ta đều không tinh nhạy cả về mặt tâm lý lẫn thể lý. Chúng ta ăn uống quá độ, không bận tâm đến việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh, chúng ta thường xuyên hút thuốc và say xỉn đến mức cơ thể trở nên bệ rạc, trì độn, lơ đễnh và ngơ ngáo. Làm sao một tâm trí tỉnh giác, tinh nhạy và sáng rõ có thể tồn tại trong một cơ thể chậm chạp, nặng nề? 

Chúng ta có khả năng cảm nhận khi tiếp xúc trực tiếp với một vật nào đó, nhưng để hoàn toàn trở nên tinh nhạy với tất cả những ẩn ý kỳ diệu của cuộc đời, đòi hỏi sự đồng điệu giữa tinh thần thể xác, đó là sự chuyển dịch của cái toàn thể.

Để hiểu về một điều bất kỳ, bạn phải sống với nó, quan sát nắm bắt nội dung, bản chất, cơ cấu cũng như sự vận động của nó, bạn đã từng sống như vậy chưa? Bản thân ta luôn sống động và tươi mới, để gắn kết hài hòa với nó, tâm trí bạn cũng phải minh mẫn, tinh nhạy, không bị ảnh hưởng bởi thiên kiến và các nguyên tắc.

Nếu muốn quan sát sự vận động của tâm thức, trái tim và toàn cuộc tồn sinh, bạn phải giữ một tinh thần cởi mở, phóng khoáng, chứ không phải để tán thành hay bất đồng, thị phi hay chia bè kết phái, xung đột hay gây gổ bằng lời mà là để đồng hành với thành ý thấu hiểu. 

Điều này khó lòng thực hiện được, vì hầu hết chúng ta không biết cách nhìn nhận và lắng nghe sự hiện diện của bản thân mình, tương tự như khi chúng ta ngắm nhìn vẻ đẹp của dòng sông hoặc thưởng thức giai điệu của cơn gió nhẹ giữa tán cây.

Khi chỉ trích, biện minh, hoặc lúc tâm trí xao động liên miên, chúng ta không thể nhìn nhận sự việc một cách sáng rõ và cũng không quan sát được cái đang là. Chúng ta chỉ nhìn thấy những ý muốn của mình được phóng chiếu ra mà thôi. Mỗi người đều sở hữu một hình tượng mà chúng ta tưởng mình là hoặc mình nên là, chính hình tượng trong tâm thức đó đã ngăn cản chúng ta nhìn vào cái ta là...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cánh đồng tâm

Kiến thức 22:46 16/11/2024

Sự hiện hữu của mỗi người khi sinh ra đều có giá trị riêng, trong mỗi người đều có đời sống vật chất và đời sống tinh thần hay còn gọi đời sống tâm linh. Mỗi người đều lựa chọn một cách sống, khi hướng về cái gì thì đó là nhân duyên của mỗi người sẽ chú trọng đến điều đó.

Tích truyện Pháp Cú: Người gõ đầu lâu

Kiến thức 22:26 16/11/2024

Đức Thế Tôn dạy những lời này khi Ngài đang ở tại Kỳ Viên, liên quan đến Tôn giả Vangìsa. Thuở ấy, tại thành Vương Xá có một người Bà-la-môn tên Vangìsa, có tài biết được người chết sanh về đâu.

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Kiến thức 20:49 16/11/2024

Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.

Săn sóc cha mẹ khi già bệnh

Kiến thức 19:00 16/11/2024

Không có nỗi đau nào lớn bằng nỗi đau của người con khi mất cha mất mẹ, và cũng không có nỗi xót xa nào bằng nỗi xót xa khi hồi tưởng lại những năm tháng cha mẹ còn sống, mình đối xử chưa trọn vẹn đối với các đấng sanh thành.

Xem thêm