Đến cuối cùng, mọi đau khổ ta nhận hôm nay là phước lành ơn trên gửi xuống
19 tuổi - nhân duyên đưa tôi đến cửa Phật. Vào một ngày nắng của mùa hạ năm Nhâm Dần 2022, tôi được đến các khóa tu của các thiền viện nhờ lời trợ duyên từ người thầy dạy tôi ba năm cấp ba.
Như bao bạn đồng trang lứa khi lần đầu đến thiền viện tôi cảm thấy chưa quen việc ngồi yên mà thiền định quán chiếu hơi thở đâu. Ngồi trên bồ đề chưa quen cứ cục kịch mãi, cảm giác nhộn nhịp của Sài Gòn đã quen, trái tim tôi nay phải đập chậm lại theo từng nhịp thở cùng dòng năng lượng thanh khiết của ngôi chùa lần đầu tôi tới ấy, một vài điều tôi thích nghi nhanh hơn đó là việc giúp đỡ các chư Ni và ăn các món chay.
Khi tới với khóa tu, bên ngoài tôi là cô sinh viên năm hai nhưng bên trong là một linh hồn đang chênh vênh với những quyết định cho cuộc đời của mình. Với nhiều nỗi lòng và những bài khảo đối với cô sinh viên nhỏ: “Tôi phải làm gì tiếp theo với cuộc đời mình đây? Bước tiếp theo của tôi là nên làm gì đây khi tôi từ bỏ vùng an toàn của mình? Mục đích sống của tôi khi đến cuộc đời này là gì, làm gì khi tiếng gọi từ bên trong cứ vang mãi? Linh hồn tôi khao khát được tự do, được sống, hiến dâng và tạo ra giá trị cho nhiều người, làm cho cuộc sống này dễ dàng và hạnh phúc hơn. Vậy tôi là ai, và thật sự sẽ là ai đây? ”.
Thời gian đó không ít lần tôi muốn từ bỏ vì cảm thấy mình không thuộc về gia đình, về thế giới này. Khi tôi quá khác biệt, khác biệt tư tưởng đến cứng đầu trong mắt người khác. Vì lẽ đó, sống trong sự hiểu lầm và định kiến khiến tôi nhiều lần muốn bứt ra khỏi nhưng lại sợ cô đơn và bị bỏ rơi trong gia đình của mình. Khi ấy, tôi nói sao mà khổ vậy cảm giác không ai hiểu được mình nó dây dứt mãi trong tim, khóc đến nghẹn khi bị uất ức. Thế là tôi luôn đi tìm sự bình yên, trốn xa khỏi ồn ào thành phố náo nhiệt, tìm lại năng lượng tích cực đan xen trí tuệ. Khi tôi xây dựng tính tự lập, với một hoài bão, khát vọng tự do và được sống là chính mình, cùng một chút mất mác tôi đã hình thành nên trục 7-8-9 trong nhân số học - mũi tên hoạt động, đi để mở trí. Nhân duyên đã đưa tôi đi xa khỏi thành phố nơi tôi sinh sống và học tập, đến với vùng đất Phật giáo.
Trên chuyến xe đi đến các thiền viện vào thứ bảy hay chủ nhật hàng tuần. Niềm hạnh phúc nhỏ nhoi khi tôi nghĩ đến việc mình sẽ gặp được bao nhiêu người dễ thương đây, được dùng món của các quý phật tử cùng chư Ni hoặc chư Tăng nấu, được nghe pháp chính là thêm một lần tôi mở trí và đối diện với bản ngã bằng những trí huệ để nó ngày càng nhỏ dần và bớt dần đi.
Mỗi chuyến đi tôi nhận được rất nhiều tình thương từ quý Phật tử cùng đoàn, càng đi tôi mới càng thấu hiểu mỗi người gặp được nhau là duyên là phận, rồi được ngắm nhìn cây cối và cảnh vật xung quanh thiền viện, năng lượng của thiên nhiên mang lại cho tôi bình yên và khỏe khoắn hơn, niềm vui và lòng biết ơn sao mà tả xiết đối với các chư Ni và quý Phật tử. Mỗi người một việc đã giúp cho tôi cảm nhận được sâu sắc sự bình yên trong từng phút giây ở thiền viện. Và đặc biệt nhất chính là chuyến xe đưa các quý Phật tử và tôi đến nơi tu tập để chuyển hóa mình. Thật lòng, trong tim tôi hạnh phúc và biết ơn nhiều lắm.
Tôi nhớ rõ bài đọc được nghe trên chuyến xe đến thiền viện Thanh Quyên. Thầy và cô tóm ngắn gọn cho mọi người cùng nhớ:
“Mỗi người một nghiệp
Giúp được gì thì giúp
Giúp cho hết mình
Nhưng khởi niệm trong lòng thì không!”
Dường như trên một đoàn xe ấy chúng tôi có một bài học chung khi học về cách kiên nhẫn, nhẫn nhịn, thấu hiểu và yêu thương vô điều kiện dành cho người trong gia đình. Đến ngày cuối cùng, lời dặn của chư ni với ý nghĩa nôm na mà tôi rút ra cho bản thân mình: “Gia đình là nơi chúng ta luyện thân tâm mình, và là nơi khó tu. Đối với người ngoài thì dễ nhưng với gia đình thì khó lắm. Nên ai mà biết thì sẽ lấy làm tu, lấy làm sửa mình và ngày càng tiến hóa hơn. Cả cô cũng đang cố gắng từng ngày”. Vậy nên, tôi lấy lời dạy làm món quà và kim chỉ nam trong thời gian không đi tu ở các thiền viện mà sẽ chờ qua dịp lễ Tết Nguyên Đán.
Từ đó tôi ở gần gia đình học hành và cứ vô tư, bớt buồn bã hơn, không lấy thiếu sót làm khổ đau mà lấy làm thuốc quý, mài giũa bản thân thành một dược liệu. Biến mình thành một bản thể tích cực và năng lượng sạch khiến cho những ai gặp được mình ngày càng tích cực và hạnh phúc hơn. Được truyền cảm hứng để sáng tạo, sống vui vẻ, tích cực, yêu đời và đặc biệt ngày càng thiện lành hơn.
Còn nữa, sự chuyển hoá rõ rệt sau quá trình thiền định ở thiền viện Trí Đức ni. Tôi tích cực và vui vẻ hơn hẳn. Tôi nhắc nhở bản thân mình hãy luôn tìm kiếm vẻ đẹp của từng người. Nó luôn nằm bên trong họ không bao giờ mất đi. Hãy tha thứ rồi tôi sẽ được tha thứ. Chúng ta đều là người thầy và người trò của nhau. Chúng ta học hỏi lẫn nhau.
Cái bên trong sẽ dẫn dắt cái bên ngoài. Nếu cái bên trong tốt và khoẻ, cái bên ngoài sẽ theo đó mà tốt lên. Mọi việc bên ngoài xảy ra là thứ đang diễn ra trong tâm của bạn. Và khi một người nổi cơn giận với bạn, đừng sợ hãi khi bạn kích hoạt sự giận dữ của ai đó. Điều đó diễn ra là phản ánh sự bất an bên trong họ, và nó chả là vấn đề gì khi nó không gây ra nhiều sự đau khổ và tổn thương cho một người đến thế. Thậm chí ảnh hưởng đến cả một thế hệ. Khoảng cách vô hình được tạo nên, vừa giúp bảo vệ một đứa trẻ đồng thời cũng hình thành nên một nghiệp lực vô hình ảnh hưởng lên cả một dòng họ. Một bài học được tạo ra. Khi nhìn ra được bài học cuộc sống đặt ra cho mình, các nhân duyên làm nên tạo tác này giúp cho tôi học lấy chữ “nhẫn”, “yêu thương bản thân vô điều kiện”. Không phải tôi bắt đầu thấu hiểu cho người trong gia đình trước nữa, giờ đây tôi thấu hiểu và yêu thương chính bản thân mình. Tôi hiểu vì sao tôi hành động như vậy, tôi yêu thương và tha thứ cho bản thân mình chấp nhận phần thiếu sót bên trong và ngày càng sửa chữa thân tâm, không chạy theo người khác và không phải vì bất cứ ai. Tôi sống và chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của tôi, không phụ thuộc vào bất cứ ai. Vì tôi hiểu mình, tôi biết tôi đang làm gì và muốn gì. Tôi yêu thương bản thân mình vô điều kiện. Hạnh phúc là cái ta tạo ra và tình thương là tồn tại mãi mãi.
Những gì đã trải qua với tôi giờ đây mài giũa tôi thành cô gái trưởng thành hơn, kiên nhẫn và tin vào Phật pháp.
*Bài dự thi được gửi từ tác giả Trần Ngọc Đoan Thư; địa chỉ 37/21 đường 41 khu phố 6 phường Linh Đông, Thủ Đức.
Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT-TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thần lực của lời di chúc
Đạo Phật trong trái tim tôi 12:15 20/12/2024Đời người trăm năm, không gì ngoài sinh tử. Sinh thì lo sinh kế, Tử thì lo hậu sự lúc ra đi.
Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Xem thêm