Thứ năm, 19/01/2023, 15:40 PM

Ngôi chùa là Tịnh độ

Xét tới cùng thì ngôi chùa chính là nơi để hiện thực hóa lý tưởng cứu khổ độ sanh của Phật giáo, là Tịnh độ tại nhân gian thì mới làm đúng vai trò, ý nghĩa theo tôn chỉ từ bi của đức Phật.

Chư Phật, Bồ Tát, Hiền Thánh và chúng sanh vốn đồng một thể tánh chân như giác ngộ diệu dụng tròn đủ; Ba tạng kinh điển vốn không lìa thể tâm chân như; mười phương cõi Phật vốn không có sai biệt.

Nhưng do nghiệp cảm của muôn loại chúng sanh muôn vàn sai khác, nên chư Phật Bồ Tát Hiền Thánh, Đại sư phương tiện lập ra muôn vạn pháp môn hoặc Quyền, hoặc Thật; hoặc Đốn hoặc Tiệm; hoặc Viên hoặc Bán; hoặc Ngũ hoặc Nhất; hoặc Thường hoặc Tạm...như ánh mặt trời tòa sáng khắp nơi; như vầng trăng soi rọi khắp chốn, lợi ích hữu tình, phổ hóa vạn linh đồng về biển giác

Hòa mình trong nguồn pháp vũ vô tận đó, tông Tịnh Độ, pháp môn niệm Phật đã và đang được phổ biến khắp muôn nơi, người người ưa thích thực hành.

Quan điểm niệm Phật giải thoát của vua Trần Thái Tông

Ngôi chùa là Tịnh độ 1

Nhân có Phật tử Diệu Độ ở phương xa thuộc Đạo tràng Minh Trần thưa hỏi về cốt yếu tông chỉ của tông Tịnh Độ, pháp niệm Phật để các Phật tử tăng thêm tín tâm với Phật pháp, Thầy hồi đáp mấy lời như sau:

Diệu lý, tông chỉ, pháp tu của tông Tịnh Độ, pháp niệm Phật từ xưa đến nay đã có nhiều bậc cao tăng tổ sư chỉ dạy trong Tam kinh (Di Đà, Vô lượng thọ, Quán vô lượng thọ) Nhất luận (Vãng sanh tịnh độ luận), ở đây thầy chỉ nói mấy điều đơn giản dễ hiểu dễ thực hành

- Hiểu rõ như thật và nhất tâm xưng niệm Nam mô A Di Đà Phật không có nghi ngờ phân biệt có thể đưa đến an vui, hạnh phúc, vãng sanh, giải thoát

- Muốn vãng sanh về nước Phật thì hãy Tin sâu Tam Bảo, Nguyện ý khẩn thiết, và chuyên tâm thực hành pháp niệm Phật

- Quy y Tam Bảo, giữ gìn Năm giới, tu tạo phước lành, thực hành lục độ, sám hối tội nghiệp hàng ngày

- Khi thân, khẩu ý thanh tịnh, tâm hằng niệm Phật thì ta đang sống trong Tịnh Độ nhân gian hiện tiền; Tịnh độ vốn ở kháp mọi nơi; Tậm ta thanh tịnh là ta đang ở trong Tịnh độ; Tịnh độ vốn có mặt khắp mười phương; Bốn cõi Tịnh độ không ngoài tâm thanh tịnh...

Ngoài ra sáu phương Tịnh độ của các đức Phật như kinh Di Đà mô tả; Tịnh độ trời Đâu suất của Phật Di Lặc...sẵn dành cho tất cả chúng sanh nguyện sanh về. ( xem thêm: Niệm Phật vạn năng/ TS Hạnh Tuệ)

Đặc biệt cảnh giới Tịnh Độ sẽ có mặt trong các ngôi chùa thanh tịnh, chư Tăng, Ni Phật tử tu tập đúng chánh pháp, hàng ngày công phu tu tập, tụng kinh, niệm Phật, kinh hành, nghe pháp, cúng dường Tam Bảo, phước lợi chúng sanh, không bị các pháp thế gian đắm nhiễm, chi phối....điều này được minh chứng rõ ràng trong kinh A Di Đà, chúng sanh trong cõi Cực Lạc hàng ngày cũng nghe pháp, tụng kinh, niệm Phật, kinh hành, cúng dường Tam Bảo, tạo phước cho muôn dân....thân, khẩu ý hoàn toàn lia xa các pháp bất thiện, một lòng tinh tấn hướng tới giác ngộ giải thoát khỏi khổ đau trong sáu nẻo luân hồi.

Nói như vậy nghĩa là Tăng Ni, Phật tử chính là yếu tố quan trọng nhất và hoàn toàn có thể thiết lập Tịnh độ nhân gian hiện tiền ngay tại ngôi chùa của mình khi tu học và sinh hoạt như cư dân Tịnh Độ theo lời đức Phật Thích Ca chỉ dạy trong kinh A Di Đà, Vô lượng thọ và Quán vô lượng thọ.

Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng khẳng định:

Tịnh độ là lòng trong sạch

Di Đà là tự tánh sáng soi

Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nỗ lực thiết lập Tịnh độ nhân gian ngay trên quê hương Đại Việt thời Trần.

Xét tới cùng thì ngôi chùa chính là nơi để hiện thực hóa lý tưởng cứu khổ độ sanh của Phật giáo, là Tịnh độ tại nhân gian thì mới làm đúng vai trò, ý nghĩa theo tôn chỉ từ bi của đức Phật. 

Mỗi ngôi chùa

Tu đúng pháp

Nhất tâm niệm Phật

Phước lợi chúng sanh

Là Tịnh Độ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 10:00 17/03/2025

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Kiến thức 10:00 13/03/2025

"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?

Kiến thức 06:20 09/03/2025

Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh và trí tuệ

Kiến thức 07:07 07/03/2025

Trong Phật pháp có nhiều pháp môn và pháp môn nào cũng được diễn đạt qua các bộ kinh. Người tu Đại thừa thường chọn các bộ kinh lớn như Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã để lập chí tu hành.

Xem thêm