Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 21/08/2023, 14:40 PM

Đi chùa thế nào cho đúng?

Khi đặt vấn đề là đi chùa cho đúng, có nghĩa là có những người đi chùa chưa đúng. Để việc đi chùa lễ Phật, học thiền, học kinh có ích lợi thiết thực thì hãy nên đi chùa cho đúng, không nên đi chỉ vì chạy theo số đông mà phí thời gian công sức, đôi khi còn tổn phúc nữa.

Khi đặt vấn đề là đi chùa cho đúng, có nghĩa là có những người đi chùa chưa đúng.

Đi chùa lễ Phật sống lành vốn là việc vô cùng phúc đức, là nét đẹp văn hóa truyền thống ngàn đời của người Việt Nam ta. Trong xã hội hiện đại, quá nhiều những toan lo, nên không ít người sống trong căng thẳng, stress, bất an trầm cảm.

Đi chùa tĩnh tâm học Phật, ngồi thiền, niệm Phật, xoa dịu những căng thẳng là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất. Cho nên, chúng tôi thiết nghĩ đi chùa, lễ Phật, học pháp, làm lành .. là cần thiết cho tất cả mọi người không phân biệt giai cấp, chủng tộc, xuất thân...

Để việc đi chùa lễ Phật, học thiền, học kinh có ích lợi thiết thực thì hãy nên đi chùa cho đúng, không nên đi chỉ vì chạy theo số đông mà phí thời gian công sức, đôi khi còn tổn phúc nữa.

Đi chùa với tinh thần đúng đắn

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Vậy đi chùa cho đúng là sao:

Một là cung kính Tam Bảo Phật Pháp Tăng, nương theo Tam Bảo sống an lạc, tích cực, có ích.

Phật là bậc trí tuệ, từ bi vô lượng,; là nơi nương tựa vững chắc an ổn nhất trên đời.

Quy y Tam Bảo, học theo hạnh Phật, sống hiền lành ngay thẳng là việc làm trí tuệ có ích nhất của đời người.

Đi chùa lễ Phật mà bất kính Phật, Pháp, Tăng, không chân thật, hiền lành là chưa đúng ngay từ gốc rễ.

Hai là đi chùa lễ Phật giúp tâm mình được an ổn, vững chãi, lương thiện.

Cảnh chùa chiền thanh tịnh sẽ khiến cho tâm hồn chúng ta cảm thấy bình an hơn trong đời sống nhiều lo toan phiền muộn.

Đi chùa mà không biết tu tâm, dưỡng tánh, hướng thiện mà chỉ thích xô bồ, lung tung, lộn xộn là chưa đúng.

Ba là rũ bỏ bớt các rắm rối phiền não. Thông thường hoàn cảnh cuộc sống bên ngoài có tác động không nhỏ đến tâm trí ta. Cuộc sống phố phường đầy thị phi, cám dỗ khó có thể rũ bỏ những phiền não. Vì thế ta cần sắp xếp thời gian hàng ngày, hàng tuần chọn tìm một không gian thanh tịnh, yên bình thanh thoát, lễ Phật, học kinh, ngồi thiền niệm Phật, giúp giảm căng thẳng stress và tái tạo năng lượng tích cực để sống tích cực có ích. Ở chùa thanh tịnh ta cảm thấy thư giãn và cảm nhận được sự bình an trong tâm hồn.

Đi chùa mà thêm thị phi, phiền não, bất an, rắm rối là chưa đúng

Bốn là tâm thiện, niệm lành dễ phát sinh và tăng trưởng

Thế giới xã hội, nhiều lo toan phiền não, tâm ta dễ nhiễm tính xấu ác hơn là phát sinh các đức tính tốt.

Nhưng khi đi chùa, lễ Phật, gần gũi các bậc cao Tăng đức hạnh, môi trường trang nghiêm thanh tịnh, tâm lành, tính thiện của ta dễ khởi sinh

Đi chùa lễ Phật mà tâm xấu tính ác, tăng lên là chưa đúng

Năm là giúp tâm có sự an tịnh, tập trung, mạnh mẽ hơn, ít sợ hãi

Thường tâm ta loạn động phân tán,khó tập trung, khó tu tập chánh niệm, thiền định, niệm Phật trì chú

Khi đến chùa viện, tâm ta bỗng trở nên thanh tịnh trong sáng hơn, ta dễ dàng nhiếp tâm vào câu kinh hay danh hiệu Phật, hoặc dễ dàng thực hành thiền định.

Đi chùa mà tâm buông lung hốt hoảng sợ hãi nhiều hơn là chưa đúng

Sáu là đi chùa lễ Phật thì phước đức trí tuệ được tăng trưởng

Thành tâm kính lễ Phật, chư vị Bồ-tát, thánh hiền sẽ tạo ra phước báo vô lượng. Không phải chỉ Phật, Bồ-tát ban phước cho bạn mà chính tâm niệm lành, hành động lành của bạn chiêu cảm quả báo tốt, phúc đức lành. Đương nhiên đời sống của chúng ta sẽ tốt hơn lên vẻ nhiều mặt.

Đi chùa lễ Phật mà phước không tăng đời sống không thư thả dễ chịu hơn, mọi thứ không dễ dàng nhẹ nhàng hơn là chưa đúng.

Bảy là quảng kết duyên lành trong Tam Bảo với tất cả mọi người.

Đi chùa lễ Phật giúp ta có cơ hội gặp gỡ, kết duyên với nhiều người lương thiện cao quý, sẽ học tập được nhiều điều hay, lẽ phải, đức hạnh cao thượng từ quý thầy, quý sư cô và bè bạn, có dịp trao đổi kinh nghiệm tu học, cuộc sống rút ra được nhiều điều bổ ích cho đời mình.

Đi chùa lễ Phật mà không biết làm phước bố thí, kết thiện duyên với tất cả mọi người, mọi loại mà còn kết thêm thú oán thị phi là chưa đúng.

Tám là gieo trồng hạt giống Phật, căn lành.

Phật, Pháp Tăng là phước điền cao thượng. Đi chùa lễ Phật toạ thiền niệm kinh là cách khơi dậy, phát huy tiềm năng Phật tính, sống với tính Phật từ bi hỷ xả vô ngã vị tha.

Đi chùa lễ Phật mà hay sân si phiền não giận hờn đố kị thị phi là chưa đúng

Chín là mở rộng tâm hồn, phát triển từ bi thăng hoa trí tuệ:

Đi chùa đúng cách là để có cơ hội học tập Phật pháp, mở mang trí tuệ, bỏ tà theo chánh, làm tăng trưởng thiện tâm, từ bi nhẫn nại, thăng hoa trí tuệ phẩm chất, năng cao đời sống tinh thần, giúp ta sống tốt hơn và giúp đỡ được nhiều người khổ nạn hơn.

Mười là đi chùa lễ Phật, quy y với mục đích tu tâm dưỡng tính, bỏ ác làm lành, học kinh tọa thiền, tích thiện bố thí, tăng trưởng phước trí, hướng đến an vui, hạnh phúc giác ngộ là đúng.

Đi chùa lễ Phật mà không xuất phát từ tâm thiện chân thật mà chỉ vì cầu danh, cầu lợi; kết nhóm kết bè, móc nối lươn lẹo, tìm mối kiếm lời, xúi giục phật tử, gây rối chùa chiền, bất kính Tam tôn... thì là không đúng.

Đi chùa, quy y Tam Bảo, lễ Phật toạ thiền tu tập theo Phật, sẽ trải nghiệm đời sống tâm linh tinh thần vững chãi mạnh mẽ.

Các vị cao tăng đạo cao đức trọng, trí tuệ hơn người là điểm tựa tinh thần vững chãi cho mọi người tu tập. Công đức, phước báo của các bậc cao tăng có tác động tích cực đối với người đến chùa, giúp tâm ta thanh tịnh, an ổn, hoan hỷ. Học và tu trong một đạo tràng có thầy, có bạn cũng sẽ giúp ta phấn khởi, tinh tấn hơn, trải nghiệm nội tâm sâu sắc hơn.

Cầu nguyện cuộc sống tốt đẹp hơn

Mọi người đến chùa đều mong ước, nguyện cầu cho gia đình, tổ quốc, nhân loại, chúng sinh được những điều tốt đẹp, đó chính là đang phát tâm thiện, hạnh lành, và chắc chắn sẽ được chiêu cảm thiện quả.

Đi chùa mà đời sống không nhẹ nhàng, tích cực và lương thiện hơn thì chưa đúng

Đi chùa, lễ Phật chúng ta sẽ có cơ hội học tập Phật pháp, thực hành thiền định, mở mang trí tuệ, bỏ tà theo chánh, làm tăng trưởng thiện tâm, thăng hoa đời sống tâm linh.

Đi chùa ngoài ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng, tín niệm còn có giá trị giáo dục con người nâng cao trí tuệ đạo đức phẩm chất, hướng đến đời sống an vui hạnh phúc và giá trị hơn.

Đi chùa đúng cách là giúp cho bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội, đất nước ngày càng được tốt đẹp hơn lên.

Đi chùa đúng

Giúp mình, người

Bỏ ác, hướng thiện

Thăng hoa tinh thần

Cùng đi nhé!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệt trừ phiền giận

Kiến thức 22:19 23/11/2024

Đức Phật dạy, với tất cả các hạng người ở đời, nếu tiếp cận với thái độ tích cực, chúng ta đều có thể trải tâm từ đến tất cả, dù người ấy còn nhiều vụng về, chưa dễ thương về hành động, lời nói hay tâm ý, ta vẫn có thể thương được.

Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo

Kiến thức 19:00 23/11/2024

Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Xem thêm