Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 10/08/2022, 12:45 PM

Đi đúng chánh pháp sẽ làm chủ cuộc đời mình

Chúng ta biết rằng, trong Phật Pháp có rất nhiều điều ta học và nghiên cứu. Và người càng học sâu, càng có trí tuệ thì càng thấy mình còn rất vô minh, không dám phán bừa, không dám làm bừa để mà gây tội.

Họ luôn luôn quay lại xét nét lỗi lầm của bản thân, của tâm cho tới những ý niệm nhỏ nhất cũng được người trí đem ra xét nét, trong kinh Phật dạy “Một người Tỳ Kheo phải thấy được lỗi trong từng việc nhỏ nhặt của mình” là vậy ! 

Người tin kính Phật thì có một đặc điểm là không sợ chết. Vì ta Quy Y là ta đã quỳ xuống mà thề là sẽ giao trọn thân và tâm này cho Phật rồi. Thì từ nay ta cứ yên chí mà tu tập, mà bớt chấp ý mình, chấp ngã để Tam Bảo sẽ dìu dắt ta đưa ta qua từng nẻo đường trần ai của luân hồi khổ đau. 

Người tin và thực hành đúng lời Phật dạy, đúng Chánh Pháp, đúng Nhân Quả sẽ không còn sợ hoặc rơi vào mê tín, biên kiến, đoản kiến, tà kiến. Vì sao vậy, vì sau một thời gian thực hành người đó tự xuất hiện trong tâm một niềm tin bằng trí tuệ và sự linh mẫn với những chuyện trên đời và đặc biệt là những chuyện Chánh chuyện Tà họ phân biệt rất rõ, mặc dù họ vẫn là phàm phu, chưa phải Thánh, chưa có công phu thiền định gì cả, chỉ là sống và tu tập theo đúng lời Phật dạy và khiêm hạ lại mà thôi.

Rồi ta biết mình còn chấp ngã, nên phải quán từ bi, quán bất tịnh, khời lòng tôn kính Phật tuyệt đối và thương yêu tất cả chúng sinh.

Do đó, nếu gặp nghịch cảnh khó khăn, hay trả nghiệp về thân, ta cũng sẽ thấy họ tỉnh bơ. Cái tỉnh đó khác với cái ngang của người bướng. Mà đó là kết quả của một người sống an vui với Pháp, tinh cần hộ trì Giới và siêng năng lễ kính Tam Bảo. Họ chấp nhận nghiệp và an vui trả, dù đó là tử nghiệp. Do có tính chất chấp nhận nên người này dù có ai nói anh có số giàu sang, hay có số bệnh tật, lụng bại, số chủ đạo của anh là 1 2 3... gì đó thì người này cũng sẽ vui vẻ mà cười. Không sợ, không hoảng, không vui, không buồn và tìm cách độ lại người kia theo đúng Pháp. 

Chúng ta có rất nhiều bộ kinh điển mà nếu ngồi học thôi thì chắc hết phải bao nhiêu kiếp đầu bạc đầu xanh, chứ chưa nói tới hiểu, thực hành và đắc Pháp. Nhưng trong muôn trùng kinh điển đó, tất cả đều phải xoay quanh Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Tam Vô Lậu Học, Nhân Quả, Tứ Niệm Xứ...hay những bộ kinh đồ sộ của Phật giáo Đại Thừa như Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Kim Cang và Bát Nhã...

Hiểu và biết Nhân Quả rồi, dù chưa nhiều nhưng ta sẽ thấy trò bói toán như trò trẻ con mà thôi. Mặc dù nó đôi khi đúng chứ cũng không hẳn là sai. Nhưng nếu đòi hỏi Tuyệt Đối thì chỉ có Nhân Quả, không chạy đi đâu được. 

Và người thực hành tu tập đúng lời Phật dạy thì sẽ làm chủ cuộc đời mình. Biết mình là phước mỏng tội dày để mà lo làm phước, gây tạo công đức. Biết mình còn là phàm phu, và thà làm một phàm phu chân chính còn hơn dựa vào tí “số” rồi lạm nhận Thánh nhân thì tội rất nặng. Biết mình còn nhiều tội lỗi, nghiệp xấu còn chưa trả nên tinh cần mà lo lễ Phật, sám hối và tạo lại phước mới, nhân mới để mà đi trong cuộc đời bớt khổ, chưa nói tới việc gì cao siêu, chỉ cần Trì Giới và Làm Phước trước cái đã. Rồi ta biết mình còn chấp ngã, nên phải quán từ bi, quán bất tịnh, khời lòng tôn kính Phật tuyệt đối và thương yêu tất cả chúng sinh. 

Chúng ta chia sẻ với nhau dài như vậy, thẳng thắn như vậy thì chắc chắn chúng ta sẽ đụng chạm tới tim đen của ai đó, vì ta nói vào cái mà họ đang chấp, đang mê, đang bảo thủ, đang tôn thờ mặc dù có người đã quy y lâu năm rồi. 

Tại sao Phật đặt Chánh Kiến đầu tiên, viên gạch đầu tiên trong Bát Chánh Đạo là vậy, vì nó cực kỳ quan trọng và vô cùng quan trọng

Chúng ta xác quyết lại rằng, chỉ có làm phước thì mới có phước, Thần thông và Thánh quả vẫn không qua được Nhân Quả thì đừng nói gì tới những chuyện nhặt nhạnh như số này, như số nọ. 

Một giây một phút ta mất Chánh Niệm, ta rất dễ lọt ngay vào tà kiến rồi sinh ra nhiều việc không hay. Đôi dòng chia sẻ của chúng tôi như vậy kính mong quý Phật tử sách tấn lại lòng tôn Kính của mình với Phật và sống đúng với Chánh Pháp, ta sẽ thấy rằng, số nào cũng an vui, số nào cũng vi diệu. 

Chẳng có số nào đưa ta lên ngôi voi nếu trước đó ta chưa từng làm các công đức. Cũng như chẳng có số nào đưa ta xuống vực sâu nếu trước đó ta không làm các nghiệp xấu ! Cũng vậy, người Phật tử thuần thành sống bằng Pháp của Phật, thở bằng niềm tin với Phật, trái tim tràn đầy lòng từ bi của Phật thì dù cho ta ở nơi nào, đi đâu, xuất gia hay tại thế, số đẹp hay số xấu thì chính những điều ta đã bàn trên sẽ làm cho cuộc đời ta bình an, thăng tiến mà vững bước đi trên đạo lộ Giải Thoát thênh thang. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm