Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 07/07/2022, 14:33 PM

Đi hành hương (Phần 1)

Theo từ ngữ nói tổng quát Hành là đi, di chuyển từ nơi này đến nơi khác, Hương là mùi thơm tiêu biểu cho tinh hoa thiêng liêng, một năng lực siêu phàm được cụ thể hóa ở những nơi thờ phượng như chùa miếu, đền đài, nhà thờ, lăng tẩm...

Rủ nhau đi Hành hương là việc làm quen thuộc của giới mộ đạo thuộc mọi tôn giáo, không dành riêng cho Phật tử đi viếng cảnh chùa lễ Phật. Theo từ ngữ nói tổng quát Hành là đi, di chuyển từ nơi này đến nơi khác, Hương là mùi thơm tiêu biểu cho tinh hoa thiêng liêng, một năng lực siêu phàm được cụ thể hóa ở những nơi thờ phượng như chùa miếu, đền đài, nhà thờ, lăng tẩm...

Trong phạm vi Phật học, một số danh xưng thường dùng dưới dạng tiếng ghép đôi có tiếng đơn hương diễn nghĩa cụ thể và nghĩa trừu tượng như sau:

Hương đăng là chữ Hán, diễn nôm là hương đèn, nhang đèn chỉ vật dụng dùng trong việc lễ Phật.

Hương hoa là phẩm vật chay tịnh dùng để lễ Phật.

Tâm hương chỉ sự thanh tịnh của Chân Tâm không bị ô nhiễm bởi trần cấu.

Hương thất là nơi cư ngụ của Phật hóa thân, cũng diễn ý nơi thờ Phật tức chùa tháp, biểu tượng lòng tín mộ Phật.

Trong phạm vi ngôn ngữ học, Hành hương gốc ở chữ Hán đã Việt hóa trở thành tiếng Hán Việt chỉ có người Việt Nam dùng. Để diễn ý đi viếng cảnh chùa lễ Phật, người Trung Hoa dùng danh xưng Triều bái hay Triều san, cũng gọi là Triều sơn diễn nôm là chầu và lạy Phật, chầu Phật ở chùa xây cất ở vùng núi cao thanh tịnh, xa nơi kẻ chợ ồn ào.

Hành hương lễ Phật đầu năm là nét đẹp truyền thống của người Phật tử

Nhiều cuộc hành hương có nhiều người tham dự do nhà chùa hay một tổ chức du lịch đảm nhận hướng dẫn. Đây là thân hành hương.

Nhiều cuộc hành hương có nhiều người tham dự do nhà chùa hay một tổ chức du lịch đảm nhận hướng dẫn. Đây là thân hành hương.

Quán tưởng diệu ý của hai danh xưng, người thiện học nhận thấy: Hành hương chú trọng về mặt tâm linh ở người đi lễ Phật, Triều bái hay Triều san chú trọng về mặt nghi thức lễ bái ở người Phật tử đi hành hương. Càng quán sâu hành giả càng thấy vi tế và vô lượng trong liễu nghĩa hai tiếng Hành hương, Hành hương là một việc làm hiện thực, cụ thể: 

Trước hết về phương diện sự tướng, Hành hương là một việc làm do người mộ Phật thực hiện bằng thân xác, di chuyển từ nơi mình cư ngụ đến nơi thờ Phật, ở trong nước hay đi ra nước ngoài. Nhiều cuộc hành hương có nhiều người tham dự do nhà chùa hay một tổ chức du lịch đảm nhận hướng dẫn. Đây là thân hành hương.

Tại Việt Nam có chùa Hương Tích, thường gọi là chùa Hương tọa lạc tại phủ Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông (miền Bắc) hàng năm mở hội vào tháng hai tháng ba âm lịch. Khách thập phương đi trẩy hội rất đông, thuộc đủ mọi thành phần không riêng gì giới Phật tử, kể cả người ngoại quốc du lịch đến thăm thắng cảnh ở Việt Nam. Phong cảnh toàn bộ gồm có nhiều chùa xây cất rải rác theo dãy núi Hương Sơn, có suối Giải Oan, có am Phật Tích, có khu rừng trồng mơ. Cảnh trí núi rừng u tịch, qua khe đến chùa, qua chùa đến động, một hang động thiên nhiên cao rộng. Vua Lê Thánh Tôn, Vua thứ tư nhà Lê lên ngôi lấy vương hiệu là Quang-Thuận (1460–1469), sau đổi là Hồng-Đức (1470-1497) là bậc anh quân. Nhà Vua cho tạc một tấm bia đá có năm chữ Hán thật to Nam thiên đệ nhất động, diễn ý Hang động bậc nhất ở trời Nam, ca tụng cảnh thiên nhiên vừa u tịch vừa hùng tráng dùng làm nơi thờ Phật.

Hành hương là một việc làm siêu thực, trừu tượng

Thứ đến về phương diện bản thể, Hành hương là một việc làm do người mộ Phật thực hiện trong tâm thức, có tánh siêu thực và trừu tượng. Đây là tâm hành hương, tâm hướng về Phật tánh, cầu được chứng ngộ pháp tánh Như Lai. Khách đi hành hương không có tín tâm niệm Phật trong lúc di chuyển thời không phải là hành hương thực sự phát xuất từ lòng kính ngưỡng đến Như Lai, đó chỉ là hành hương hư giả, làm ra vẻ hành hương về mặt hình tướng.

Kẻ hành hương hư giả chỉ đi ngoạn cảnh chùa, nhìn thấy tượng Phật ở cương vị khách du lịch, đến thăm chùa viếng Phật như đi thăm viện bảo tàng, viện khảo cổ, đến thăm phòng triển lãm tài liệu di tích văn hóa tôn giáo. Người hành hương thực sự đúng với ý nghĩa cao thâm vì diệu của từ ngữ Hành hương là đi đến nhà Như Lai, nhìn thấy pháp thân Phật ở cương vị tín đồ chân thực, Phật học gọi là Chân tử giống như người con từ xa trở về nhà ở của Cha mình để thăm đấng phụ thân. (còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Xem thêm