Đi tìm câu trả lời cho bài học nương tựa
Mỗi ngày con nhớ người yêu cũ, càng nhớ con lại càng thấy mình tham, sân, si đến mức nào. Cứ nửa muốn nửa không muốn, nửa quay lại tiếp tục và nửa lại là muốn dừng lại. Cái cảm giác giằng xé đó con không sao chịu nổi. Con cần phải làm gì đây thầy?
Câu hỏi:
Con chào sư ông,
Thầy ơi, con lại vướng mắc trong chuyện tình cảm nữa rồi. Con và người yêu chia tay nhưng trong lòng cả hai vẫn còn chưa buông nhau được. Bản thân con và người ấy đã đi cùng nhau một khoảng thời gian rất dài, gắn bó với nhau nhiều về mặt cảm xúc. Thật sự, khi con quay về học đạo, con dần buông bỏ đi những trói buộc về cuộc đời. Còn người ấy, vẫn tiếp tục học bài học rất đời, gia tăng ràng buộc để tìm kiếm những ảo mộng tìm cầu ở tương lai. Khoảng cách của chúng con xa dần và bắt đầu có những điều không thể hòa hợp. Con vật vã và đau khổ rất nhiều trước những chuyện đã xảy ra, và nhờ đó con thấy rõ được chính con hơn trong chính mối quan hệ ấy. Thật sự, nếu tiếp tục mối quan hệ, còn càng nhận lại đau thương vì cả hai không còn như trước để hòa hợp. Với con hiện giờ, người ta chỉ là đối tượng để con tiếp tục thỏa mãn những vấn đề của mình, và họ cũng vậy. Nhưng khi còn một mình, con nhìn thấy cả ngàn thứ xấu xa, ích kỉ, toan tính của bản thân con và cảm giác cô đơn lạc lõng mất đi điểm tựa. Cả đời con, cứ loay hoay mãi với bài học nương tựa. Con thấy rõ là mình cứ mãi tìm cầu về tình yêu đích thực, dù con biết mình còn rất mơ mộng.
Trả lời:
Đó không phải là bài học một đời mà có thế nhiều đời mới thông suốt được. Ngay cả Đức Phật đến kiếp cuối cũng vẫn còn phải học đó con.
Theo: Trung tâm Hộ tông
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự sống bao hàm cả thường lẫn vô thường
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:49 08/01/2025Thưa Thầy, quá trình sinh-trụ-diệt là điều hiển nhiên của vạn pháp mà Đức Phật gọi là vô thường, vậy vô thường là một quy luật, là sự thật thì nó cũng là thường rồi có phải không? Do quy luật "vô thường là thường" nên nó có tính tự ngã hay sao ạ?
Tại sao Phật giáo lại chia thành Bắc Tông và Nam Tông?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:22 07/01/2025Kính thưa Sư con mới tìm hiểu về Đạo Phật, thấy đạo mình lại chia thành Nam Tông và Bắc Tông. Con thấy bên Nam Tông cũng là đệ tử của Phật, mà Bắc Tông cũng là đệ tử của Phật, ai cũng là đệ tử của Phật hết mà sao mình lại chia ra như vậy ạ?
Làm thế nào để kiến tánh?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 14:11 06/12/2024Thưa Thầy, Thiền Tông có nói "kiến tánh thành Phật", nếu không thấy Tánh mà tu hành thì cũng như lấy sỏi đá mà nấu thành cơm... Vậy làm như thế nào để thấy tánh mà tu hành? Làm sao để làm các việc trong đời thường mà không rời tánh? Xin Thầy chỉ dạy.
Làm sao để cân bằng giữa đố kỵ và được công nhận?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 06:00 03/12/2024Con rất cố gắng nhưng dường như không đạt được kết quả như mong muốn, thậm chí con tự thấy mình đang âm ỉ sự đố kỵ ganh ghét với thành tích của người khác. Con không biết phải làm sao để cân bằng được giữa ranh giới đố kỵ và được công nhận.
Xem thêm