Về nương tựa nơi chính mình
Con xin chia sẻ bài thơ: Về nương tựa nơi chính mình
Thường hướng về biết mình
Nương tựa nơi chính mình
Có chân tâm vi diệu
Bất diệt và bất sinh
Quan sát nghe thấy biết
Tiếp xúc với trần cảnh
Biết mọi sự đến đi
Tỉnh thức luôn biết mình
Ngay đây giới định tuệ
Tự ứng từ chân tâm
Mới vi diệu thậm thâm
Chẳng có thể nghĩ bàn
Tự trải nghiệm thấy ra
Chân thật thuận tự nhiên
Hòa vào cái toàn bộ
Không chân thật đảo điên
Phương pháp ngược tự nhiên
Nương tựa vào tưởng chế
Nỗ lực của bản ngã
Chia chẻ thành cục bộ
Tự che mờ tánh linh
Năng lực của tỉnh thức
Thường biết mình đang là
Thường biết mình đang đây
Là năng lực kỳ diệu
Ngay thực tại thiên liêng
Sống tự tại an nhiên
Phúc lạc nguồn miên viễn
Trả lời:
Sādhu lành thay!
Theo: Trung tâm Hộ tông
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:00 22/11/2024Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.
Tự tánh của tâm và biểu hiện của tâm
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:48 20/11/2024Thầy ơi cho con hỏi, khi nào gọi là tâm, khi nào là không có tâm? Sao có lúc thì là tâm, có lúc không phải là tâm, con không hiểu, xin Thầy hoan hỉ trả lời giúp con.
Hội đủ 5 yếu tố tạo nên nghiệp sát
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 19:40 19/11/2024Hỏi: Con muốn hỏi Thầy về giới, Thầy cho con hỏi sử dụng xà bông, nước rửa chén, kem đánh răng hay bột giặt có phải là phạm giới sát sanh? Hồi xưa thời của đức Phật không có những thứ này nên các vị thời đó nếu muốn giữ giới đều có thể hoàn hảo có phải không Thầy?
Hiểu rõ hai chữ "căn tu"
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:46 16/11/2024Thưa Thầy, làm thế nào để nhận biết một người có “căn tu” ạ?
Xem thêm