Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 01/06/2020, 14:28 PM

Ý nghĩa thờ cúng tổ tiên theo quan điểm của Phật giáo

Thờ cúng tổ tiên để liên kết với quá khứ mà phát huy các giá trị sống tốt đẹp cho hiện tại. Thờ cúng ông bà cha mẹ để thực tiễn hóa ý niệm tri ân và báo đáp thâm ân sinh dưỡng. Thờ cúng đồng thời cũng là cách giáo dục lòng hiếu thảo cho con cháu về sau.

Thờ cúng tổ tiên - Nét đẹp văn hóa của người Việt Nam

Hỏi: Tôi có tìm hiểu về giáo lý đạo Phật cùng các phong tục, tín ngưỡng của người Việt. Tôi được biết, theo đạo Phật, con người sau khi chết tối đa là 49 ngày thần thức sẽ tùy nghiệp thiện ác của mỗi người mà tái sinh vào lục đạo (trời, a-tu-la, người, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục). Tôi có thắc mắc là, nếu sau khi chết sẽ tái sinh vào lục đạo thì người thân thờ cúng họ có ích lợi gì? Họ tái sinh rồi thì thờ cúng ai? Mong được quý Báo sẻ chia. (HIỀN HUÂN, huannh89@gmail.com)

Đáp: Bạn Hiền Huân thân mến!

Bàn thờ gia tiên được lập ra để tưởng niệm, ghi nhớ ân đức sinh dưỡng của tổ tiên, ông bà. Bàn thờ gia tiên biểu trưng cho cội nguồn huyết thống (song hành với cội nguồn tâm linh - bàn thờ Phật), cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ tông.

Bàn thờ gia tiên được lập ra để tưởng niệm, ghi nhớ ân đức sinh dưỡng của tổ tiên, ông bà. Bàn thờ gia tiên biểu trưng cho cội nguồn huyết thống (song hành với cội nguồn tâm linh - bàn thờ Phật), cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ tông.

Kinh sách Phật giáo Bắc tông nói chung đều xác định người chết sau khoảng thời gian tối đa 49 ngày thì theo nghiệp mà tái sinh vào cõi tương ứng trong lục đạo. (Phật giáo Nam tông - Theravāda Buddhism quan niệm người chết theo nghiệp lập tức tái sinh vào cõi tương ứng trong lục đạo, không trải qua thân trung ấm). Dĩ nhiên, tái sinh vào cõi nào thì theo nghiệp của cõi ấy sống hết thọ mạng, khi chết lại tùy nghiệp tái sinh vào cõi khác nữa, gọi là luân hồi trong sáu nẻo.

Thờ cúng ông bà tổ tiên là phong tục tốt đẹp của các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam. Khi đạo Phật được du nhập vào thì có sự giao thoa, tiếp biến có chọn lọc với các tín ngưỡng bản địa, và phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên vẫn được trân trọng, duy trì trong đời sống tâm linh của người Phật tử Việt từ xưa cho đến tận ngày nay. Bấy giờ, người Phật tử vẫn thờ cúng ông bà tổ tiên nhưng với cái nhìn mới, đa văn hóa, vừa phù hợp với truyền thống dân tộc và vừa thuận hợp với quan điểm Phật giáo.

Trước hết, người Phật tử không xem bàn thờ gia tiên là “nơi ở” của ông bà, tổ tiên, những người thân đã khuất nói chung (vì biết rõ chư vị đã theo nghiệp tái sinh trong lục đạo rồi). Bàn thờ gia tiên được lập ra để tưởng niệm, ghi nhớ ân đức sinh dưỡng của tổ tiên, ông bà. Bàn thờ gia tiên biểu trưng cho cội nguồn huyết thống (song hành với cội nguồn tâm linh - bàn thờ Phật), cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ tông. Kính thờ tổ tiên để bày tỏ lòng hiếu thảo, thể hiện tâm nhớ ơn và hoài nguyện đền đáp ơn sâu nghĩa nặng, chính điều này đã un đúc và hình thành nên truyền thống hiếu nghĩa quý báu của người Phật tử.

Bàn thờ gia tiên - nơi thể hiện sâu sắc niềm tin tâm linh của người Việt

Giáo lý đạo Phật đề cao tinh thần hiếu đạo, kính thờ và phụng dưỡng cha mẹ mang lại phước báo lớn… đã hòa quyện với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt để trở thành nếp sống đạo đức, hiếu thảo của người Phật tử Việt hiện nay. Ảnh: Văn Thông.

Giáo lý đạo Phật đề cao tinh thần hiếu đạo, kính thờ và phụng dưỡng cha mẹ mang lại phước báo lớn… đã hòa quyện với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt để trở thành nếp sống đạo đức, hiếu thảo của người Phật tử Việt hiện nay. Ảnh: Văn Thông.

Cúng kiếng cũng vậy, người Phật tử cũng biết rõ, nếu ông bà tổ tiên tái sinh ngoài cõi ngạ quỷ - quỷ thần (không tương ưng xứ) thì không thể ăn uống hay thọ dụng những lễ phẩm dâng cúng ấy. Đơn cử, chư thiên không ăn được vì họ thấy dơ bẩn, không xứng với họ. Các loài trong địa ngục dù đói khát đến mấy cũng không thể thoát ngục để tới uống ăn. Chỉ riêng loài ngạ quỷ - quỷ thần là có thể ăn đồ cúng của loài người. Nếu người thân của chúng ta chết rồi tái sinh làm ngạ quỷ thì cúng kiếng cho họ sẽ thọ dụng được. Nhưng hầu hết chúng ta lại không thể biết người thân của mình chết rồi tái sinh về đâu. Thành ra lễ phẩm dâng cúng ông bà tổ tiên chủ yếu nhằm thể hiện lòng thành, là bổn phận của con cháu, còn thọ dụng được hay không thì tùy nhân duyên của các vị.

Như vậy thờ cúng là để bày tỏ tâm hiếu thảo, biết ơn và đền ơn công đức sinh dưỡng sâu nặng của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Truyền thống của tổ tông, gia tộc là một sợi chỉ đỏ kết nối quá khứ với hiện tại. Chúng ta tự hào về tổ tiên nên nguyện sống tốt, xứng đáng là con hiền cháu thảo. Nếu mất gốc rễ, không thờ cúng, quên dấu vết cội nguồn huyết thống là một sự vong bản, phi đạo đức. Đó là lợi ích đầu tiên của việc thờ cúng gia tiên.

Kế đến, vì tưởng nhớ niệm ân ông bà tổ tiên nên con hiền cháu thảo phát đại nguyện làm tất cả công đức thiện lành trong khả năng để hồi hướng phước báu cho họ. Phật giáo khuyến khích làm phước để hồi hướng cho người thân đã khuất, dầu họ tái sinh vào đâu cũng nhận được phước đức do con cháu hiếu thảo hồi hướng đến. Cho nên người Phật tử không quá chú trọng đến mâm cao cỗ đầy rồi thù tạc linh đình trong những ngày tưởng niệm, giỗ chạp mà chủ yếu là tạo phước để hồi hướng, trao truyền hiếu đạo cho người sau.

Thành ra, người Phật tử không hề xem việc thờ cúng tổ tiên ông bà là “thờ quỷ” như một số người vong ơn, bội nghĩa, bất hiếu, tà kiến quan niệm. Thờ cúng tổ tiên để liên kết với quá khứ mà phát huy các giá trị sống tốt đẹp cho hiện tại. Thờ cúng ông bà cha mẹ để thực tiễn hóa ý niệm tri ân và báo đáp thâm ân sinh dưỡng. Thờ cúng đồng thời cũng là cách giáo dục lòng hiếu thảo cho con cháu về sau. Giáo lý đạo Phật đề cao tinh thần hiếu đạo, kính thờ và phụng dưỡng cha mẹ mang lại phước báo lớn… đã hòa quyện với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt để trở thành nếp sống đạo đức, hiếu thảo của người Phật tử Việt hiện nay.

Chúc bạn tinh tấn!

Phong tục thờ cúng tổ tiên và tuệ giác của đạo Bụt

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Giải phóng chính mình khỏi mọi niềm tin giới hạn

Hỏi - Đáp 09:20 27/04/2024

Hỏi: Tại sao cùng một bài giảng, cùng một câu chuyện hay cùng một vấn đề mà những người nghe lại tiếp nhận chúng theo rất nhiều hướng khác nhau?

Làm sao con chuyển hóa được niềm đau trong con thành sự an lạc và tĩnh lặng?

Hỏi - Đáp 15:00 26/04/2024

Hỏi: Thưa Thầy, khi con nhìn thấy Thầy, con cảm nhận được sự định tĩnh và niềm an lạc nơi Thầy, nhưng đồng thời con lại thấy một niềm đau trong con…Con muốn được như Thầy. Làm sao con có thể chuyển hóa niềm đau trong con thành niềm vui, sự an lạc và tĩnh lặng như Thầy?

Sinh viên ở trọ có thể tu tập như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:10 26/04/2024

Sau những khóa tu dành cho học sinh – sinh viên, bước đầu chập chững học Phật có rất nhiều bạn sinh viên băn khoăn về hoàn cảnh ở trọ, ở tập thể rất đông đúc và ồn ào…Như vậy tâm muốn hướng về Phật, muốn ăn chay, đọc kinh, tu hành nhưng làm sao để hòa hợp với hoàn cảnh sống?

Siêu độ là gì? Người đã vãng sanh có cần lập bài vị siêu độ không?

Hỏi - Đáp 09:30 26/04/2024

Hỏi: Ý nghĩa siêu độ là gì? Người có thoại tướng, cứ cho là đã vãng sanh, sau này còn phải lập bài vị siêu độ cho họ nữa không ạ?

Xem thêm