Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 03/12/2019, 15:19 PM

Đi tìm nhục thân Thiền sư Từ Đạo Hạnh

Trong 3 pho tượng Phật, Thánh, Vua của Thiền sư Từ Đạo Hạnh ở Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội), pho tượng nào chứa nhục thân Thiền sư? Hỏi khắp nơi cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu. Gần 1.000 năm đã đi qua, chuyện về vị Thiền sư nổi tiếng này vẫn thấm đẫm huyền thoại.

>>Bí mật nhục thân của các Thiền sư 

Chùa Thầy

Chùa Thầy

Hài cốt của Thiền sư Từ Đạo Hạnh ở đâu?

Chùa Thầy là vùng đất địa linh nhân kiệt, có kiến trúc “tiền Phật, hậu Thánh”. Ban đầu chùa chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải Am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Phần chính của chùa Thầy gồm 3 tòa song song gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Tương truyền, động Phật Tích ở sau chùa là nơi Từ Đạo Hạnh thoát xác để đầu thai làm vua Lý Thần Tông, nên còn gọi là hang Thánh Hóa.

Chùa Thầy có tới 3 pho tượng Từ Đạo Hạnh. Một được đặt tại nhà tổ, một ở bàn thờ chính và một đặt trong khám thờ tại điện Thánh. Tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh kiếp vua bằng đồng, kiếp phật bằng gỗ, còn bức tượng Thiền sư kiếp thánh làm bằng gỗ bạch đàn, chân tay có khớp nối có thể cử động được. Trong đó, pho tượng Từ Đạo Hạnh ở kiếp thánh được làm theo hình thức tượng rối đặt trong khám thờ là đáng chú ý hơn cả.

Bài liên quan

Trong chùa Thượng (còn gọi là điện Thánh), chính giữa là tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh trong kiếp Phật. Tượng được tạc vào thế kỉ 19, khuôn mặt khắc khổ, nổi rõ mạch máu, ngồi xếp bằng tròn trên một bệ hoa sen còn lại từ đời Lý. Bệ hoa sen đặt trên một con sư tử cuộn tròn, dưới con sư tử là một bệ bát giác. Hiện nay tượng được đội mũ hoa sen và khoác áo vàng. Tượng Từ Đạo Hạnh đặt trên một bệ đá hai tầng, được làm vào thời nhà Trần. Bệ đá chạm những cánh hoa sen, bốn mặt chạm hình rồng và hoa lá, bốn góc có hình thần điểu.

Bên phải chùa Thượng là tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh ở kiếp vua. Tương truyền Từ Đạo Hạnh sau khi đã hóa, đầu thai làm con trai của Sùng Hiền Hầu và trở thành nhà vua Lý Thần Tông. Tượng Lý Thần Tông đầu đội mũ bình thiên, mình khoác long bào, ngồi trên ngai vàng.

Bên trái có tượng Từ Đạo Hạnh trong kiếp thánh (Thánh Láng), ngồi trong một khám gỗ chạm trổ cầu kì. Tượng này có cốt bằng tre, có thể cử động. Tương truyền xưa kia mỗi khi mở cửa khám thì tượng tự động nhỏm dậy chào. Sau một vị quan triều Nguyễn là Tuần phủ Sơn Tây Cao Xuân Dục đến thăm chùa thấy vậy nói rằng “Thánh thì không phải chào ai cả”, nên tháo hệ thống khớp nối, từ đó tượng ngồi yên.

Trước tượng Từ Đạo Hạnh ở chính giữa có một bàn thờ gỗ chạm trổ rất đẹp. Xưa kia nền đất còn thấp, người thắp hương vịn vào bàn thờ tạo thành một cái hõm rất lớn.

Tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh

Tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh

Trong 3 pho tượng 3 kiếp Phật, thánh, vua của Thiền sư Từ Đạo Hạnh ở chùa Thượng, pho nào có nhục thân của Thiền sư ở bên trong? Phóng viên đã mang câu hỏi này hỏi những nhà tu hành, những người làm việc tại chùa và những người bán hàng quanh chùa nhưng mọi người đều trả lời cả 3 pho tượng đều không có nhục thân Thiền sư. Không ai biết hài cốt của Thiền sư Từ Đạo Hạnh ở đâu. Mỗi người kể câu chuyện về chùa Thầy theo thông tin mình góp nhặt được.

Thấm đẫm huyền thoại

Theo Phật lục ghi: “Chùa Phật Tích có khám thờ tổ đệ nhất bó cốt làm tượng...”. PGS Nguyễn Lân Cường cho rằng, như vậy việc bó cốt làm tượng theo phương thức “tượng táng” (mà theo Phật giáo gọi là “nhục thân”) đã có từ thế kỷ XII ở Việt Nam. Và thi hài Thiền sư Từ Đạo Hạnh vẫn được xác định là pho thiền táng, tượng táng sớm nhất của Việt Nam vào thế kỷ XII. Vậy hài cốt nhà sư ở đâu, đến nay vẫn là câu hỏi chưa có lời giải.

Bài liên quan

Gần 1.000 năm đã đi qua, chuyện về vị thiền sư nổi tiếng này vẫn thấm đẫm huyền thoại. Ngay đến ngày Từ Đạo Hạnh viên tịch cũng mang đầy màu sắc ly kỳ.

Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” viết: “Nhâm Thìn, Hội Tường Đại Khánh năm thứ 3, 1112, bấy giờ vua Lý Nhân Tông tuổi đã nhiều mà chưa có con trai nối dõi, xuống chiếu chọn con của tông thất để lập làm con nối. Em vua là Sùng Hiền hầu (không rõ tên) chưa có con trai. Gặp lúc nhà sư núi Thạch Thất là Từ Đạo Hạnh đến chơi nhà, hầu nói với Đạo Hạnh về việc cầu tự.

Đạo Hạnh dặn rằng “Bao giờ phu nhân sắp đến ngày sinh thì phải báo tôi biết trước”. Rồi Đạo Hạnh cầu khẩn với sơn thần, 3 năm sau phu nhân có mang, sinh con trai là (Lý) Dương Hoán...”.

Phu nhân Sùng Hiền hầu là Đỗ thị có mang, đến khi trở dạ mãi không đẻ được. Hầu nhớ lại lời dặn của Đạo Hạnh, sai vội đến báo. Đạo Hạnh vội thay quần áo chạy vào hang núi trút xác mà chết. Phu nhân liền sinh con trai, tức là Dương Hoán…

Tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh

Tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh

Bài liên quan

Lý Dương Hoán được vua Lý Nhân Tông nhận làm con nuôi và truyền ngôi cho ngày 12 tháng 12 năm Đinh Mùi (1127), trở thành vua Lý Thần Tông. Ngày 26 tháng 9 năm 1138, Lý Thần Tông qua đời ở điện Vĩnh Quang, ở ngôi 10 năm, thọ 22 tuổi. Người xưa cho rằng vì Lý Nhân Tông không có con nên Từ Đạo Hạnh đầu thai làm con trai Sùng Hiền hầu để duy trì sự nghiệp của nhà Lý.

Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép như sau: “Năm 1136 vua bệnh nặng, chữa thuốc không khỏi. Nhà sư Minh Không chữa khỏi, phong làm quốc sư. Tha thuế dịch cho vài trăm hộ ban cho Minh Không. Tục truyền khi nhà sư Từ Đạo Hạnh sắp trút xác, trong khi ốm đem thuốc niệm thần chú rồi giao cho học trò là Nguyễn Chí Thành tức Minh Không, dặn rằng 20 năm sau nếu thấy quốc vương bị bệnh lạ thì đến chữa ngay, có lẽ là việc này”.

Lam Hạnh

Nguồn: http://baophapluat.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Niệm Phật chính là tích đức

Kiến thức 09:21 24/11/2024

Tích đức bằng cách nào? Niệm Phật chính là tích đức. Tích đức lớn, tích đức lớn lao viên mãn, tích đức lớn của thế xuất thế gian, không thể không biết điều này, ngày đêm không được gián đoạn.

Diệt trừ phiền giận

Kiến thức 22:19 23/11/2024

Đức Phật dạy, với tất cả các hạng người ở đời, nếu tiếp cận với thái độ tích cực, chúng ta đều có thể trải tâm từ đến tất cả, dù người ấy còn nhiều vụng về, chưa dễ thương về hành động, lời nói hay tâm ý, ta vẫn có thể thương được.

Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo

Kiến thức 19:00 23/11/2024

Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Xem thêm