Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 26/01/2020, 10:03 AM

Địa ngục chốn nào?

Trái ngược với “địa ngục” là “thiên đường”. Thiên đường có lẽ không hề giống những gì nằm trong trí tưởng tượng của con người, không hẳn chỉ là nơi hưởng thụ, thưởng ngoạn, xem ngắm những cảnh tượng lung linh và sống những tháng ngày an nhàn, thảnh thơi.

 >>Lời Phật dạy

Bài liên quan

Theo lời đức Phật dạy qua các kinh điển Bắc truyền (kinh Địa Tạng, kinh Vu Lan…) và kinh điển Nam truyền (Ngạ Quỷ Sự, Pháp Cú Kinh…) thì có một cảnh giới chiêu cảm nghiệp quả xấu ác, đó là địa ngục. Và địa ngục cũng ở trong tâm trí. Bất cứ khi nào tâm chúng ta đau khổ là chúng ta đang ở trong địa ngục. Khi mắt nhìn thấy một ai đó hoặc một cảnh tượng nào đó, chúng ta cảm thấy không hài lòng hoặc không vui, có nghĩa là chúng ta đang ở trong địa ngục.

Vì vậy, khi chúng ta nhìn thấy bất cứ điều gì, chúng ta nên nhìn vào tâm trí của mình, nhưng đừng để nó làm quấy rầy chúng ta. Bất cứ khi nào tâm chúng ta cảm thấy khó chịu và bối rối, đó là địa ngục.

Theo lời đức Phật dạy qua các kinh điển Bắc truyền (kinh Địa Tạng, kinh Vu Lan…) và kinh điển Nam truyền (Ngạ Quỷ Sự, Pháp Cú Kinh…) thì có một cảnh giới chiêu cảm nghiệp quả xấu ác, đó là địa ngục.

Theo lời đức Phật dạy qua các kinh điển Bắc truyền (kinh Địa Tạng, kinh Vu Lan…) và kinh điển Nam truyền (Ngạ Quỷ Sự, Pháp Cú Kinh…) thì có một cảnh giới chiêu cảm nghiệp quả xấu ác, đó là địa ngục.

Bài liên quan

Tâm trí và đời sống của chúng ta rất khó kiểm soát, khó chăm sóc và khó hiểu rõ được hết. Để nhìn thấy được tâm và đời sống, đức Phật đã khuyên chúng ta cần phải có sự tự nhận biết, hoặc chánh niệm bên trong mình. Nếu chúng ta không tự nhận thức được bản thân, chúng ta không thể nhìn thấy tâm trí, không thấy được chất lượng tư duy và những nghĩ suy về đời sống của mình. Do đó, đức Phật khuyên chúng ta phải tự nhận thức về mình ngay cả những lúc đi, đứng, nằm, ngồi và mọi chuyển động khác của cơ thể; sau đó, chúng ta sẽ mới có thể nhìn thấy tâm trí và đời sống của chúng ta.

Trái ngược với “địa ngục” là “thiên đường”. Thiên đường có lẽ không hề giống những gì nằm trong trí tưởng tượng của con người, không hẳn chỉ là nơi hưởng thụ, thưởng ngoạn, xem ngắm những cảnh tượng lung linh và sống những tháng ngày an nhàn, thảnh thơi.

Tâm trí và đời sống của chúng ta rất khó kiểm soát, khó chăm sóc và khó hiểu rõ được hết.

Tâm trí và đời sống của chúng ta rất khó kiểm soát, khó chăm sóc và khó hiểu rõ được hết.

Bài liên quan

Đạo Phật không có từ “thiên đường”, mà chỉ có sự hiện diện của các tầng trời Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Nhưng đó không phải là mục đích chính mà người con Phật chân chánh hướng đến. Niết-bàn mới thật sự là mục tiêu tối hậu. Với những hành giả Tịnh Độ, thì cõi Cực Lạc Tây Phương có được nhờ sự thực tập xây dựng hiện tiền Tịnh độ nhân gian. Đó là nơi con người sống hoàn toàn vô tư, vô ngã, tâm hồn thuần tịnh và trong sạch, không một chút vẩn đục. Đó là một “thế giới” mà vạn sự vạn vật đều mang trong mình tấm lòng từ bi, bao dung rộng lớn, không có đấu tranh, không có khổ đau. Chỉ khi hoàn toàn biến vị tư trở thành vô tư, bạn mới đặt chân được vào cõi Tịnh.

Kỳ thực, trong đời này, làm việc gì cho người khác cũng là làm cho chính mình. Thiên đường hay địa ngục chỉ trong một niệm là có thể phân định mà thôi. Vậy nên, đức Phật mới dạy:

“Dễ làm các điều ác

Dễ làm tự hại mình

Còn việc lành, việc tốt

Thật tối thượng khó làm”.

(Kinh Pháp Cú, phẩm Tự Ngã, kệ 163).

Đạo Phật không có từ “thiên đường”, mà chỉ có sự hiện diện của các tầng trời Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Nhưng đó không phải là mục đích chính mà người con Phật chân chánh hướng đến.

Đạo Phật không có từ “thiên đường”, mà chỉ có sự hiện diện của các tầng trời Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Nhưng đó không phải là mục đích chính mà người con Phật chân chánh hướng đến.

Bài liên quan

Ngày nay, trong vòng xoáy tranh đấu danh lợi, người ta làm mọi điều để tư lợi cho bản thân. Vì lợi cho mình mà không ngần ngại làm hại người khác. Đâu biết rằng, dù có tích được lợi lộc bao nhiêu ở thế giạn này, thì của cải, địa vị ấy khi rời dương gian, cũng chẳng thể nào mang đi được, mà nơi chờ đợi chính là địa ngục.

Ai cũng có thể chọn cho mình một chốn để về. Trong cuộc đời ngắn ngủi, ta có thể làm cho nó ý nghĩa hơn bằng những thiện tâm và thiện niệm, nghĩ cho người khác thay vì chỉ nghĩ cho mình bằng sự ích kỷ. Kỳ thực, đường đến Tịnh Độ bắt đầu từ chính những điều thiện giản dị bạn đang làm mỗi ngày, chỉ là bạn đã nhận ra nó chưa mà thôi…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật dạy về nhân duyên con người có thọ mạng ngắn dài

Lời Phật dạy 20:00 02/11/2024

Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này. Bởi xung quanh ta vô thường luôn khấy đảo, nhiều người lần lượt ra đi lúc tuổi trẻ đầu xanh.

Cầu nguyện mà không cầu xin

Lời Phật dạy 10:15 02/11/2024

Người con Phật không chỉ cầu nguyện bình an gia đạo, phát tài, đắc lộc mà phải mong cầu và hướng đến thành tựu phẩm hạnh và giải thoát như các bậc Thánh.

Phước đức từ đâu ra?

Lời Phật dạy 16:00 01/11/2024

Vô phước thì vô phần là quan niệm phổ biến trong dân gian. Những ai từng trải nghiệm trong đời hẵn thấy rõ tầm quan trọng của phước báo, bởi lẽ dù cho tài trí đến mấy mà thiếu phước thì chưa chắc đã thành công.

Niệm chết

Lời Phật dạy 10:34 31/10/2024

Chết là một sự thật. Mọi giới đều bình đẳng trước nó. Dù muốn hay không, mọi người đều phải hội ngộ với nó một cách bị động.

Xem thêm