Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 20/04/2014, 07:29 AM

Dịch tâm thế, chuyển hóa tam độc

2h30 chiều ngày 18/4/2014, Bs.Ts Trịnh Thắng đã có buổi chia sẻ về chủ đề chuyển dịch năng lượng bản thể dưới sự điều hành của tâm trí trong Phật pháp như thế nào, để đối trị với tam độc tham - sân - si tại chùa Pháp Vân (Hoàng Mai, Hà Nội)

Trong tình đạo vị, Tiến sĩ Trịnh Thắng đã mở đầu bằng lời ca tiếng hát theo làn điệu ca trù – chầu văn, để làm không khí thêm thân tình, an lạc, không những thế, qua đó, Thầy cũng gửi gắm một số sự thật: khi con người ta trở về được với trạng thái từ bi hỷ xả, hoan hỷ vô tư như trẻ thơ, những lời ca tiếng nói tự nhiên hay hơn, cả những động tác mình hướng dẫn cho người khác cũng rất hồn nhiên và đơn giản.

Bởi vì phàm những gì phức tạp đều không đúng, vậy nếu ai đó gây nên những gì làm mình cảm thấy phiền não, những điều đó đều không phải là thật, những gì có thật thường đơn giản mộc mạc.

Chính vì vậy chúng ta cùng hiện diện nơi đây trong màu áo phật tử.


Bộ môn rèn luyện tâm trí gọi là Dịch Tâm Thể mới nghe tên đã thấy phức tạp, Thầy đơn giản hóa nó bằng câu chuyện của mình: một số người hỏi vì sao hàng ngày thầy làm nhiều việc, đó là bởi trong một cảnh ngộ nào đó con người ta phải bứt phá lên, con người sinh ra để đối mặt với nhiều thứ khổ: sinh – lão – bệnh – tử - ly biệt; nhưng ai chịu khuất phục trước sự khổ thì trở thành nô lệ cho khổ đau, những ai biết tự tại giữa khổ đau bằng cách nhìn nhận đúng về cảnh duyên thuận nghịch để tìm ra cơ hội vươn lên, người đó sẽ được hạnh phúc tuyệt vời. Không ai có thể mang lại cho mình giải pháp cứu khổ toàn diện phù hợp với mình, ngoài sự nỗ lực của chính bản thân.
 
Chính thầy cũng đã có thể vượt qua cái nghèo để tự lập sống giữa thủ đô, và kiên cường chịu đựng bệnh viêm phổi – giãn phế nang, cho đên khi Thầy gặp được cụ Nguyễn Khắc Viện để được thấu hội về thiền dưỡng sinh, từ đó thầy nhớ và thở từng ngày từng giờ, đến mức thành vô thức. Cơ duyên đó châm dứt chứng ho ra máu và giãn phế nang.

Bài tập tâm trí Dịch Tâm Thể có sự kết hợp giữa y, khí công và thiền, yoga. Bộ môn ấy được phổ biên rộng rãi đên công chúng để giúp phục hồi sức khỏe, và tìm lại được sự an lạc trong tâm hồn. Đó là ý nghĩa của câu “ Có thực (sắc), cơ thể cần vững chãi khỏe mạnh, để dồn sức tập trung rèn luyện tâm thức an tịnh mà có được đạo.

Sức mạnh nội tại của con người cần sự kết hợp về tính chất sức mạnh của bốn loại động vật: trăn – gấu – tê tê – tắc kè. Nội công của loài trăn gió nhỏ trong nhu có cương, khi ôm trọn một vật thì ôm rất nhẹ nhàng mềm mại, khi siết lại vô cùng mạnh; nay dụng nhu – cương hài hòa vào việc rèn luyện nhân cách phật tử: đối xử với mọi người xung quanh một cách nhu hòa mềm mỏng, đối xử với thói hư tật xấu của bản thân thật nghiêm khắc như con trăn siết mồi để ác nghiệp tan dần.
 
Về việc con gấu ăn mật ong trên cây xong, sau đó co mình tròn vo như quả bóng cao su rồi rơi xuống đất, nằm trên đất một lúc. Nó nằm một cách thư giãn, lúc ấy không còn cảm giác về thân thể hiện hữu, tạo điều kiện cho dòng năng lượng sinh học lan tỏa mật ngọt tan ra trong cơ thể; đối với cơ thể người cũng vậy, trong lúc tập thiền buông thư, năng lượng sinh học tuôn chảy đưa các chất bổ đi nuôi cơ thể, vì vậy tỉnh dậy xả thiền, con người cảm thấy an lạc. Biết buông lỏng cơ thể và tâm trí trong lúc mệt mỏi cũng là lời dạy của Phật hoàng Trần Nhân Tông:

“Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đên thì ăn, mệt ngủ liền”

Tính chất của loài tê tê luôn co mình lại để ngụy trang và phòng thủ. Điều này cũng có thể giúp con người học tính khiêm tốn nhún nhường để có được bình yên trong cuộc sống. Nếu con tê tê cứ chường mình ra ngoài “ lạy ông tôi ở bụi này”, tính mạng nó không còn được bảo toàn trước sự săn lung của con người; cũng như vậy, nếu con người ta phô trương bản thân cho người khác soi xét vào, người đó không bao giờ được yên ổn. Chỉ khi đánh mất sự bình yên mới cảm nhận được giá trị của nó.

Sự an yên mà trong sáng của thân tâm con người sau khi buông xả sẽ dẫn lối cho họ đên với chính đạo – con đường duy nhất dẫn đến tỉnh giác, được hình thành từ luồng năng lượng sám hối tri ân dâng lên Tam Bảo và cha mẹ, và luồng năng lượng ân sủng từ nhân quả phúc đức ban xuống cho hành giả cảm nhận an lạc.

Trong sơ đồ cấu trúc con người, từ rốn trở xuống là khu vực của tính phàm phu – nghĩa là phần con của một người. một con người sinh ra với sứ mệnh chiến thắng phần con, khơi dậy phần người. Càng nhìn lên phía trên, ta càng nhìn thấy Đạo rõ hơn, vì con đường hướng tới sự cao thượng là lối cũ đưa con người trở về với đúng nghĩa “nhân chi sơ tính bản thiện”: Khi con người chưa sinh ra, họ chưa là gì, chỉ là con số 0 tròn trĩnh trong vũ trụ; vì một nhân duyên sinh khởi và hội tụ, một con người được sinh ra đời, để bắt đầu cuộc chiến giữa phần con và phần người, để quyết định người đó vinh hay nhuc, hạnh phúc hay khổ đau, có hay không có.

Nhưng mọi người dù thiên về phần con hay phần người đều đau khổ theo cách riêng của mình, chỉ có ai tự tại buông bỏ thiên chấp về phần con, phần người mới tìm được Đạo. Đó là tâm gương của đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã sáng suốt từ bỏ lối tu khổ hạnh, để tiến vào con đường Trung đạo: không ép xác, cũng không nuông chiều dễ dãi với bản thân, vậy mà Ngài thành đạo.

Để chiên thắng phần phàm dục, con người ta trước hết cần buông bỏ hết những tự hào hãnh diện về danh vọng, tiền tài, sắc đẹp, quên đi quan niệm bản Ngã ta sinh ra để trở thành mẫu người này hình tượng nọ, để vượt lên trên mọi thứ vô thường:

“Lòng người thường để chỗ ghét thương’
Tâm bị trói nhốt bởi vuông tròn
Đẹp xấu suốt ngày Tâm bận bịu
‘Được mất tháng ngày dạ héo hon”

Từ đó con người chiến thắng được cửa chướng ngại đầu tiên của tính Phàm phu – đó là Tham. Tính tham thôi thúc con người ta hưởng thụ mà quên đi lao động, cỗng hiến, khiến con người ta trì trệ và tồn đọng nhiều thứ cặn bã gây nên bệnh tật.

Vậy nên con người cần tập luyện để chuyển hóa những thứ đó, ý nghĩa của bài tập chuyển dịch năng lượng bản thế bằng tâm trí là như vậy.
 
Dịch tâm thể giúp chuyển dịch năng lượng từ phần phàm tham lam lên tới phần ý chí. Quá trình dịch chuyển cần sự điều hòa cẩn trọng, để ý chí không bị thừa thãi phóng đại thành bản ngã: tôi muốn khẳng định tôi là ai, tôi làm được cái gì chỉ thích khoe ra ngoài, chính vì thế tôi không muốn ai hơn tôi.

Sự hài hòa trong khi chuyển hóa tâm trí được nhờ vào trung khu nằm giữa yết hầu vả mỏ ác điều khiển tình thương lòng trắc ẩn, chỉ có lòng từ mới cứu rỗi được bản Ngã. Tình thương là biểu hiện của Từ bi, ý chí là đôi cánh của trí tuệ, tình thương và ý chí tồn tại song hành và mật thiết mới tạo nên sự hài hòa âm dương trong nhân cách.

Con người chỉ có thể biết thương yêu và đồng cảm thật sự khi họ nhận ra vỏ bọc bản ngã thật tồi tệ, rồi tìm cách phá bỏ vỏ bọc ấy, để trở về với bản tính hồn hậu chân thật, mà mở rộng tâm hồn thương yêu tất cả cái đẹp và cái chưa đẹp của mọi người, luôn sẵn sàng cho đi mà không mong đợi được nhận lại.

Dẫu vậy, nhân quả luôn công bằng như lời Phật dạy: “Người cho đi mà không cần nhận lại là người giàu có nhất thế gian”, người từ bi hỷ xả lại tự nhiên cuốn hút được phúc lành đến với họ.

Phúc lành vượt qua khái niệm vật chất đơn thuần : một người giàu có cũng có thể là người từ bi hỷ xả, người không giàu có không có nghĩa là họ không có từ bi hỷ xả. Tứ vô lượng tâm đó là vô giá, nên ai cũng có thể sở hữu được.

Để huân tập nên bốn đức tính vô giá ấy, con người mỗi khi gặp nhau nếu có thể thì chắp tay trước ngực mỉm cười chào nhau, sao cho năng lượng từ đôi bàn tay tác động vào trung khu lòng trắc ẩn nằm ở giữa yết hầu và móc ác, Điều đó khiến mỗi người tự nhiên muốn được cư xử khiêm nhường. Bởi khiêm tốn nhún nhường nên con người muốn hòa nhập vào cuộc sống, bởi sự hòa hợp đó, con người thấy vạn vật đều như nhau, mọi người đều bình đẳng tuyệt đối, chính nhờ đó mà người ta sống tự tin tự tại, không run sợ trước người khác, vì hiểu ai cũng giống nhau về bản thể chân thật.

Để điều hòa tứ vô lượng tâm sao cho lợi lạc cho người khác nhiều nhất và về phía bản thân, từ bi hỷ xả cần được hiểu đúng đắn. Trong trường hợp, những người ăn xin vẫn còn lành lặn khỏe mạnh, ta cho họ tiền vì lòng thương, song tình thương ấy đã vô tình dung túng cho họ chỉ biết trông cậy và dựa dẫm vào sự bố thí của người khác, khiến họ không đi lên được, sự bố thí như vậy quả là đáng tiếc.

Nhưng có một cách bố thí khác, gặp người nghèo khó còn lành lặ khỏe mạnh hay đã khuyết tật, nếu giới thiệu họ đi học nghề và động viên họ đổ mồ hôi công sức để tiếp thu kiến thức kĩ năng, họ biết quý trọng công sức học hành của mình và biết ơn sự giúp đỡ của người ân nhân, từ đó sinh ra khả năng tự quán xuyến cuộc sống của mình, họ phát triển và hoan hỷ với điều đó, một hành động giúp người đúng đắn là sự bố thí Pháp cao cả nhất.

Dịch Tâm Thể giúp chuyển hóa năng lượng tiêu cực trong thân và tâm: tham ứng với trung tâm phàm, sân ứng với trung tâm ý chí, vì ý chí tạo nên cái Tôi, nếu không biết kiểm soát cái Tôi, người khác phê bình góp ý là mình giận hờn liền; si nằm trong tình thương đặt sai chỗ làm người khác không phát triển được. Để đối trị với tam độc làm hại mình hại người, ta cần có tuệ.

Biểu hiện của trí tuệ là sự sáng tạo – một dòng chảy liên tục luôn mới mẻ và tự nhiên, vậy nên người có trí tuệ nhận biết được những gì ẩn sau sự bất thường. Dòng chảy sáng tạo tuôn như thác đổ không có gì rập khuôn nổi.

Người có tính sáng tạo là người làm việc chăm chỉ không trễ nải lười biếng, nếu lười biếng thì sự sáng tạo bị đóng băng vì lâu ngày không được sử dụng đến.

Không những thế, chỉ có làm việc chăm chỉ song song với việc tu tập, người phật tử nghiêng vai gánh đạo vào đời, cho người tỏ đạo, ta và người đồng tu, trong quá trình tu tập, cố gắng áp dụng những giá trị đạo đức của Phật Pháp vào từng việc làm, lời ăn tiếng nói của mình trong cuộc sống, khi đó trí tuệ phát sinh soi lối cho phật tử tìm thấy hạnh phúc.

Như vậy, mỗi phút chúng ta sống đã là một sự sáng tạo tuyệt vời mà nhà phát minh chính là mình, sự phát minh ấy thầm lặng, không cần được tôn vinh và phô bày.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm