Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 03/07/2020, 08:30 AM

Diễn biến dịch COVID-19 tới 6 giờ ngày 3/7

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 6 giờ sáng 3/7 (theo giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên thế giới đã là gần 11 triệu người, trong đó gần 523.000 người tử vong. WHO cảnh báo rằng dịch bệnh lây lan với tốc độ nhanh chóng tại nhiều nước.

Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam

Tính đến 6 giờ ngày 3/7, đã 78 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 8.859 trường hợp, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 120; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 7.040; cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 1.699 trường hợp.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong số các ca mắc COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 2 trở lên với virus SARS-CoV-2  là 3 ca.

bieu-do-sang-30720

Virus Corona - Sự bất an và trầm tĩnh

Dự kiến trong ngày hôm nay (3/7), các chuyên gia, bác sĩ sẽ hội chẩn quốc gia lần 6 về tình hình sức khỏe nam phi công người Anh trước khi bệnh nhân hồi hương dự kiến vào ngày 12/7, để đảm bảo cho chuyến kéo dài liên tục 12 tiếng trong hành trình.Hiện bệnh nhân đã hồi phục tốt, tâm lý ổn định hơn, tuy nhiên đôi khi vẫn có biểu hiện không hợp tác với nhân viên y tế. Bệnh nhân đang trong giai đoạn phục hồi chức năng toàn diện để đánh giá các tiêu chí an toàn trước khi cho phép xuất viện và hồi hương bằng đường hàng không.

Trước đó, Tiểu ban Điều trị đã nhận được công hàm của Đại sứ quán Anh đề nghị cho bệnh nhân 91 về nước trên chuyến bay ngày 12/7 tới. Đây là chuyến bay của Vietnam Airlines, xuất phát từ Hà Nội đi Vương quốc Anh đón công dân Việt Nam.

Diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới

Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Los Angeles, bang California, Mỹ ngày 30/6. Ảnh: AFP/TTXVN

Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Los Angeles, bang California, Mỹ ngày 30/6. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong 24 giờ qua (tính tới 6 giờ sáng 3/7 - giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận 195.540 ca mắc COVID-19 và 4.930 ca tử vong. 

Đa số ca mắc mới được ghi nhận tại Mỹ (50.492 ca), Brazil (43.489 ca) và Ấn Độ (21.948 ca). Đây là ba nước có số ca mắc thuộc hàng cao nhất thế giới.

Về số ca tử vong, Brazil đứng đầu thế giới với 1.171 ca tử vong trong 24 giờ qua, tiếp đó là Mexico với 741 ca, Mỹ với 615 ca và Ấn Độ với 377 ca. Xét về tổng số người chết vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu thế giới.

Thế giới có trên 6,1 triệu người khỏi bệnh, nhưng vẫn còn trên 58.000 người trong tình trạng nguy kịch.

Có thể thấy rõ đại dịch COVID-19 đang lây lan nhanh trên toàn cầu với số ca nhiễm hằng ngày liên tục ở mức trên 160.000 trong một tuần qua. Đáng lưu ý là số ca nhiễm trong một tháng qua chiếm hơn một nửa tổng số ca nhiễm kể từ khi dịch bệnh bùng phát.

Trong bối cảnh Mỹ ngày 1/7 ghi nhận số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ cao chưa từng có: trên 52.000 ca, nhiều địa phương của nước này đã tăng cường các biện pháp ứng phó với dịch bệnh.

Tính đến 6 giờ sáng 3/7 (theo giờ Việt Nam), Mỹ ghi nhận trên 2,8 triệu ca COVID-19 và trên 131.000 ca tử vong.

Cuộc sống trong Chùa mùa virus corona

Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Surabaya, Indonesia ngày 29/6. Ảnh: AFP/TTXVN

Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Surabaya, Indonesia ngày 29/6. Ảnh: AFP/TTXVN

Bangladesh ngày 2/7 cho biết đã ghi nhận 4.019 người mắc COVID-19, mức cao nhất kể từ ngày 8/3. Như vậy, số ca mắc tại Bangladesh đã lên tới 153.277 ca, trong đó có 1.926 ca tử vong. 

Cùng ngày, số ca mắc COVID-19 tại Ấn Độ đã lên tới 627.168 ca, trong khi số ca tử vong cũng lên tới 18.225 ca. Trong 24 giờ qua tính tới 6 giờ sáng 3/7 (giờ Việt Nam), nước này ghi nhận 21.948 ca nhiễm và 377 ca tử vong. 

Ngày 2/7, Bộ Y tế Indonesia thông báo nước này ghi nhận thêm 1.624 ca mắc bệnh COVID-19. Đây là ngày có số ca nhiễm cao nhất tại nước này kể từ khi dịch bệnh bùng phát đầu tháng 3. Tính đến nay, số ca nhiễm ở Indonesia là 59.394 ca, trong đó có 2.987 ca tử vong. 

Trong 24 giờ qua, Nam Phi cũng ghi nhận 8.728 ca nhiễm - mức cao nhất từ trước tới nay. Hiện tổng số ca lên tới 168.061 ca, trong đó có 2.844 ca tử vong. Nam Phi vẫn là nước có nhiều ca mắc COVID-19 nhất ở châu Phi, chiếm tới gần 50% số ca nhiễm của cả châu lục. Theo giới chuyên gia, số ca nhiễm tăng nhanh một phần do Nam Phi thực hiện nhiều hơn các xét nghiệm trong cộng đồng. Hiện mỗi ngày nước này tiến hành hơn 30.000 xét nghiệm. 

Ngăn chặn corona virus: Social distancing là gì?

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại thành phố Miami, bang Florida, Mỹ ngày 16/4. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại thành phố Miami, bang Florida, Mỹ ngày 16/4. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 2/7, Nga thông báo ghi nhận 6.760 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca tại quốc gia này lên 661.165 ca. Theo Trung tâm ứng phó dịch bệnh COVID-19 Nga, số ca tử vong cũng tăng lên 9.683 ca, cao hơn 147 ca so với một ngày trước. Trong vòng 24 giờ qua, 6.047 bệnh nhân COVID-19 tại Nga đã được điều trị khỏi và hồi phục. Thủ đô Moskva, địa phương chịu tác động mạnh nhất, ghi nhận thêm 622 ca mới, nâng tổng số ca bệnh tại vùng này lên 222.871 ca.

Kyrgyzstan cũng ghi nhận 526 ca mới, nâng tổng số lên 6.261 ca. Trong số này có 7 ca nhập khẩu và các ca còn lại đều có tiếp xúc với các bệnh nhân COVID-19. Tổng số ca phục hồi tại quốc gia này hiện là 2.530 ca trong khi số ca tử vong là 66, tăng 4 ca trong 24 giờ qua. Hiện còn 735 người đang được điều trị tại bệnh viện, trong đó có 110 ca nghiêm trọng và 24 ca đang được chăm sóc đặc biệt. 

Thủ đô Tokyo của Nhật Bản ngày 2/7 đã ghi nhận trên 100 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm tại thành phố này lên 6.392 trường hợp. 

Tại Thụy Điển, số liệu thống kê của cơ quan y tế nước này cho thấy số ca mắc COVID-19 tại Thụy Điển tăng 947 ca, nâng tổng số ca mắc bệnh tại quốc gia Bắc Âu này lên 70.639.

>Xem thêm video: "Hoa sen và thuyết luân hồi của đạo Phật":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phật giáo Thanh Hóa phóng sanh hơn 2 tấn cá

Môi trường 11:06 29/03/2024

Tại nghè Yên Vực, phố Yên Vực, phường Tào Xuyên (TP.Thanh Hóa), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND TP.Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức tổ chức thả cá giống - tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2024.

Mộc Lan thắp lên sự sống

Môi trường 09:01 26/03/2024

Nắng ấm, sương tan, vài giọt đọng lại còn vương trên những đóa mộc lan. Nụ hoa cứng cáp ngày nào giờ đây đã bung ra chiếc vỏ lụa nâu sẫm cho từng cánh hoa bắt đầu hé nở, vươn mình múa ca trong không gian thênh thang, xanh tươi cỏ cây.

Nắng nóng năm nay sẽ gay gắt hơn

Môi trường 08:50 23/03/2024

Số đợt nắng nóng năm nay có thể nhiều hơn và mức độ gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm. Mỗi năm trung bình cả nước có 15 đợt nắng nóng, nhiệt độ cao nhất ngày từ 35 độ C trở lên.

Rất nhiều sinh vật trên trái đất đã yêu thương ta một cách vô điều kiện

Môi trường 12:38 17/03/2024

Ta nên học cách thương yêu không điều kiện đối với mọi loài chúng sanh trên trái đất để chúng có cơ hội vui hưởng trọn vẹn đời sống của chúng.

Xem thêm