Điều gì đã khiến Như Lai im lặng?
Thế Tôn đã từng nhặt một nắm lá cây Simsapa và tuyên bố rằng những gì Như Lai biết như lá trong rừng còn những gì Như Lai nói chỉ như là trong bàn tay. Tuy ít ỏi nhưng nắm lá trong bàn tay của Thế Tôn hàm chứa tất cả những điều cần thiết để thoát ly sanh tử.
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana. Rồi Tôn giả Malunkyaputta khởi lên sự tư duy như sau: “Có một số vấn đề Thế Tôn không trả lời, loại bỏ ra một bên: Thế giới là thường còn hay vô thường. Thế giới là hữu biên hay vô biên. Sinh mạng và thân này là một hay khác. Như Lai có tồn tại hay không tồn tại sau khi chết…”.
Thế Tôn không trả lời cho ta biết. Vậy ta phải đi tìm Thế Tôn để hỏi những ý nghĩa này.
Nghĩ vậy rồi Tôn giả Malunkyaputta đi đến bạch hỏi Thế Tôn về những nghi vấn ở trên, thỉnh cầu Thế Tôn trả lời dứt khoát rằng “biết hoặc không biết” đồng thời suy nghĩ nếu Thế Tôn trả lời thì ta sẽ sống Phạm hạnh theo hướng dẫn của Thế Tôn, bằng không ta sẽ hoàn tục.
Này Malunkyaputta, ví như một người bị bắn bởi mũi tên có tẩm thuốc độc. Bạn bè, bà con mời một y si đến trị thương nhưng người ấy nói: “Tôi sẽ không rút mũi tên ra nếu chưa biết rõ dòng tộc, tên họ, hình dáng, nơi ở của người bắn; Tôi sẽ không rút mũi tên ra nếu chưa biết cung tên được làm bằng chất liệu và cấu tạo thế nào? Tẩm chất độc gì?…”. Này Malunkyaputta, người ấy sẽ chết và vẫn không biết được gì.
Cũng vậy, này Malunkyaputta, nếu có ai nói như sau: “Ta sẽ sống theo Phạm hạnh nếu Thế Tôn trả lời ta: Thế giới là thường còn hay vô thường…”, thì người ấy sẽ chết mà vẫn không được Như Lai trả lời.
(ĐTKVN, Trung Bộ II, Tiểu kinh Malunkya [trích], số 63, VNCPHVN ấn hành, 1992, tr.193)
Điều đặc biệt nhất của Đức Như Lai
Lời bàn:
Thế Tôn đã từng nhặt một nắm lá cây Simsapa và tuyên bố rằng những gì Như Lai biết như lá trong rừng còn những gì Như Lai nói chỉ như là trong bàn tay. Tuy ít ỏi nhưng nắm lá trong bàn tay của Thế Tôn hàm chứa tất cả những điều cần thiết để thoát ly sanh tử.
Vì mạng người mong manh, sát na sanh diệt cho nên giải thoát sanh tử là việc lớn, cần thiết và quan trọng nhất cần phải làm ngay. Tất cả những vấn đề có tính chất hý luận, siêu hình đều không liên hệ và chẳng giúp ích gì cho việc đoạn trừ phiền não, giải thoát khổ đau. Sở dĩ, Thế Tôn không trả lời, loại bỏ ra một bên những điều ấy vì chúng không phải là căn bản của Phạm hạnh; không đưa đến ly tham, thắng trí, giải thoát, giác ngộ và Niết bàn.
Khi một người bị trúng tên độc, việc cần kíp nhất là nhổ mũi tên ra khỏi cơ thể để tránh tử vong. Sau khi chữa trị lành vết thương rồi thì tìm hiểu về nguồn gốc của mũi tên đó cũng chẳng muộn màng gì. Tương tự như thế, những vấn đề thuộc phạm trù siêu hình cũng chẳng có gì bí mật đối với một bậc đã đạt Thánh trí. Tuy nhiên, khi chưa giác ngộ, giải thoát thì phải hết sức nỗ lực để đoạn trừ phiền não, thành tựu Niết bàn. Giác ngộ rồi thì bậc Thánh tự khắc nhận ra chân tướng của mọi sự.
Trọng tâm giáo pháp của Thế Tôn là thực hành con đường đưa đến Khổ diệt. Nhổ tung tất cả khổ đau, phiền não ra khỏi thân tâm mới là điều chính yếu. Đừng lãng phí thời gian và công sức cho những chuyện vô bổ, không liên hệ đến giải thoát vì sẽ không kịp. Vì thế, giải thoát sanh tử là mục đích chính yếu, cần thiết nhất, ưu tiên số một trong nhận thức và tu tập của những đệ tử Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Giải thích các cõi trong lục đạo
Kiến thức 16:00 24/11/2024Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?
Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?
Kiến thức 15:37 24/11/2024Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.
Tứ ân là gì?
Kiến thức 14:50 24/11/2024Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.
Xem thêm