Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 24/07/2021, 09:24 AM

Mặc áo Như Lai

Áo Như Lai là gì? Phật dạy áo Như Lai là lòng nhu hòa nhẫn nhục. Chữ nhẫn nhục này có nhiều người hiểu theo nghĩa tiêu cực, cho rằng nhẫn là nhục. Vì nhẫn nên chịu thua, vì thua nên nhục. Nghĩ như vậy là sai lầm.

Đức Phật dạy “chỉ một đốm lửa sân làm cháy cả rừng công đức”.

Đức Phật dạy “chỉ một đốm lửa sân làm cháy cả rừng công đức”.

Chữ nhẫn trong đạo Phật nghĩa là có sức chịu đựng, có sức an nhẫn. An nhẫn những điều trái tai, gai mắt, chúng ta không tức giận, không bực bội. An nhẫn được những sự đòi hỏi, những nhu cầu thèm khát của thân, chúng ta đều an nhẫn được. An nhẫn được hoàn cảnh khó khăn, thời tiết nóng lạnh bất thường. Nên chữ nhẫn nhục trong nhà Phật nói lên một sức chịu đựng mạnh mẽ phi thường. Như có người chọc giận mình, làm trái ý mình thì chúng ta mạnh mẽ làm chủ, đừng để cơn sân dấy lên, hiện ra ở miệng, ở tay. Do đó phải có sức chịu đựng cứng cỏi, gan dạ, không thể yếu đuối được.

Kinh Pháp Cú có câu: “Thắng một vạn quân không bằng thắng mình. Thắng mình mới là chiến công oanh liệt.” Cơn tức giận dấy lên mà chúng ta thắng được tức là công phu tu hành mạnh mẽ, sức chịu đựng cứng cỏi chớ không phải tầm thường. Như vậy sao gọi là nhục nhã được! Thắng được mình còn hơn một ông tướng thắng cả một vạn quân. Người nhẫn nhục thắng được mình thì đâu phải yếu đuối.

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta gặp rất nhiều điều bất như ý. Nếu chúng ta không có sức chịu đựng, không có sức kham nhẫn thì chúng ta sẽ đau khổ liên miên. Ngược lại chúng ta đủ sức kham nhẫn chịu đựng thì chúng ta sẽ được an vui tự tại. Vì vậy Phật dạy người tu phải tập đức nhẫn nhục. Đức nhẫn nhục đã được đầy đủ gọi là mặc áo Như Lai.

Cho nên người tu không nên có thái độ nóng giận, lúc nào cũng e dè sợ sệt một cơn giận nổi lên. Nó là cái họa lớn, thiêu đốt công đức bao nhiêu năm tu hành khổ cực của mình. Đức Phật dạy “chỉ một đốm lửa sân làm cháy cả rừng công đức”. Nếu chúng ta luôn nghĩ tới đạo đức, nghĩ tới công phu của mình thì phải khéo dè dặt, đừng cho những cơn nóng giận khởi lên.

Trích "Ba điều căn bản của người tu Phật"

Hòa thượng Thiền sư Thích Thanh Từ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Là con của đức Phật

Kiến thức 15:20 25/04/2024

Đã xưng là Phật tử phải học theo hạnh của Phật. Phải luôn quán đến sự vô thường. Mới đó mà đã trôi qua một năm, thời gian mau chóng, thân người cũng theo đó mà biến đổi. Phải lo tu ngay từ bây giờ, thời gian không hẹn, không chờ đến già.

Biết bản thân tội chướng sâu dày, quyết chí niệm Phật cầu vãng sanh

Kiến thức 15:00 25/04/2024

Bạn hãy quan sát thật kỹ những người vãng sanh, chắc chắn họ phải là người phúc hậu, thật thà, trung hậu. Họ tự biết mình khổ, khổ là do nghiệp chướng của mình sâu dày, đời trước không có tu phước.

Cam lộ chữa lành cơn khổ bệnh

Kiến thức 10:15 25/04/2024

Chúng ta biết rằng, mỗi chúng ta đều có khả năng lắng nghe, lắng nghe để có thể hiểu được những đau khổ, những khó khăn của người khác. Trong chúng ta, có những người có khả năng lắng nghe rất sâu, trong khi lắng nghe có năng lượng của hiểu và thương.

Thuyết luân hồi

Kiến thức 09:14 25/04/2024

Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế.

Xem thêm