Điều kiện trở thành bậc Tăng già tôn quý
Dù dòng đời mãi ngược xuôi, con người lớn lên ai cũng thầm mong và cố gắng để có một ngày tươi đẹp nhất trong đời; một ngày hãnh diện với bà con xóm giềng, bạn bè thân thuộc. Đó là ngày hạnh phúc bước lên xe hoa.
Người xuất gia học đạo thì không có ngày ấy. Ngay từ lúc ấu niên vào chùa đã phải từ xa thân thuộc họ hàng chỉ biết đến tình thương chở che, chăm sóc giới thân huệ mạng của Thầy và sự nâng đỡ, đùm bọc yêu thương của huynh đệ đồng môn. Cạo bỏ mái tóc xanh chừa lại trên đầu một chỏm nhỏ, vai khoác mảnh áo đà chắp nối thô sơ nhiều miếng, dưới hình thức “hủy hình” lánh xa trần thế, ngày ngày chỉ biết siêng năng công phu tu tập, tháng tháng đạm bạc dưa muối tương rau, cuộc đời làm điệu cũng lắm nỗi gian lao, nhất nhất phải khép mình vào oai nghi và giới luật. Trên đôi môi điệu lúc nào cũng để sẵn một nụ cười hồn nhiên, chân thật. Trong lòng điệu bao giờ cũng trắng trong như tuyết băng.
Ngày tháng đắp đổi đi qua, điệu ao ước mau chóng trưởng thành, khao khát đến ngày được đăng đàn thọ giới cụ túc. Ngày này được coi là ngày trọng đại nhất của đời người xuất gia. Nó là dấu mốc quan trọng chuyển đổi từ vai trò làm em lên bổn phận hàng đầu bảy chúng. Chính ngày này, người xuất gia chính thức dự vào hàng Tăng bảo - hàng tôn quý trong đại chúng. Đây là một trong ba ngôi Tam Bảo. Bậc Tăng Già tu hành chân chánh, được mọi người quý trọng, cung kính, cúng dường. kế thừa gia tài Phật Tổ, tiếp tục thắp sáng ngọn đèn trí tuệ, duy trì mạng mạch chánh pháp của Như Lai.
Nếu như người thế gian phải lắm phen nổi trôi, thăng trầm vất vả mới có được ngày hạnh phúc lên xe hoa, thì người xuất gia bước lên được địa vị Tăng bảo cũng phải trải qua rất nhiều gian lao thử thách. Nhiều năm trao dồi giới hạnh tinh chuyên, mức độ thâm nhập Phật Pháp khả dĩ gọi là "thấm tương chao" thì Thầy Bổn Sư Tổ mới đồng ý cho đăng đàn thọ đại giới.
Xuất gia là tích cực đối diện với cuộc đời
Thời đức Phật còn tại thế, những vị đắc giới Tỳ kheo đều là những bậc căn tánh lanh lợi, các pháp hữu lậu ít phát sinh nên đối với vấn đề thành tựu bản thể Tỳ kheo có đến năm bậc:
1. Thấy đạo thọ giới
2. Thiện lai thọ giới
3. Tự thệ thọ giới
4. Ba lời được thọ giới
5. Bạch tứ yết ma được thọ giới.
Đời nay phải bốn lần yết ma đúng như pháp mới thành tựu được bản thể Tỳ kheo (Bạch tứ yết ma như pháp thành tựu đắc xứ sở Tỳ kheo). Còn bốn bậc trên, trong thời nay không còn thấy xuất hiện bởi căn trí con người ngày càng chậm lụt, các pháp vô lậu càng khó có điều kiện để thành tựu. Thế nên, đúng như pháp được bản thể Tỳ kheo nhất định phải đắc giới ngay trước Thập sư, thọ một cách đúng pháp thì “giới thể vô tác” mới phát sinh được. Vấn đề này đòi hỏi phải đầy đủ ba yếu tố cực kỳ quan trọng:
1. Giới sư phải cực kỳ thanh tịnh.
2. Đàn tràng phải cực kỳ tôn nghiêm.
3. Giới tử phải phát tâm cực kỳ dũng mãnh, tha thiết cầu giới pháp.
Ý nghĩa thực tiễn của người xuất gia
Nếu một trong ba yếu tố này bị khiếm khuyết thì nhất định “vô tác giới thể” không thể phát sinh được. Vô tác giới thể đã không phát sinh thì giới tử thật không có năng lượng giữ gìn được trọn vẹn đối với những giới đã thọ và đi tới định tuệ.
Vô tác giới thể là một nguồn năng lượng được sản sinh từ năng lực khao khát được thọ giới của giới tử cộng với năng lực thanh tịnh của hội đồng truyền giới: Tam sư, Thất chứng. Nguồn năng lượng này là sắc nhưng không phải là biểu sắc mà là vô biểu sắc, vì nó có công năng điều khiển các hoạt động của thân và khẩu, dừng ác sanh thiện mà không biểu hiện ra ngoài.
Nhìn dáng đi thoát tục của một giới tử vừa mới đăng đàn, nhìn ánh mắt sung sướng như có được trân bảo của giới tử khi mới thọ giới xong là ta biết ngay giới thể đang phát triển trong người của giới tử ấy. Vô tác giới thể có khả năng phòng hộ những giới đã lãnh thọ. Tính chất của nó giống như phản xạ tự nhiên của anh tài xế khi gặp tai nạn bất ngờ là chân đạp nhanh vào bàn thắng. Năng lượng giới thể giữ gìn việc làm của thân và khẩu một cách cẩn thận không cho những điều bất thiện phát sinh và hết sức tự nhiên mà không cần hỏi ý kiến hay cần sự tiếp tay của ý thức.
Tầm quan trọng của vô tác giới thể là như thế, nên Ngài Bàn Công đã nói: “Yết ma lần thứ nhất, giới pháp diệu thiện mười phương thế giới, nghiệp lực trong tâm đều chấn động. Yết ma lần thứ hai, giới pháp diệu thiện mười phương thế giới như mây, như lọng che trên đảnh môn của hành nhơn. Yết ma lần thứ ba, giới pháp diệu thiện mười phương thế giới từ trong đảnh môn của hành nhơn chảy vào trong thân tâm tràn đầy chánh báo”.
Theo Phật xuất gia truyền thừa Phật pháp
Thế cho nên, năng lực của người trao giới thể và năng lực của kẻ nhận giới vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng đến cả cuộc đời tu của bất kỳ hành giả nào muốn đạt đến tuệ giác vô thượng.
Con thuyền nhân thế còn chọn bến đục, bến trong để đỗ, nhưng đôi khi vì hoàn cảnh hay duyên nghiệp nên chuyện bến trong bến đục chỉ trông vào sự rủi may. Những giới tử đăng đàn thọ cụ túc cũng tha thiết có được một “bến trong” để thành tựu được bản thể Tỳ kheo, để làm thứ vũ khí cần thiết trên lộ trình hàng phục chúng ma phiền não. “Bến trong” ấy, tùy thuộc rất nhiều vào mười vị giới sư. Kinh Tỳ Ni Mẫu đã khẳng định:
“Thầy Hòa Thượng và hai thầy A Xà Lê phải như pháp. Bảy Thầy Tôn Chứng phải thanh tịnh và rành luật tạng”. (Yết Ma Chỉ Nam).
Mời quý Phật tử xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp
Kiến thức 19:30 04/11/2024Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.
Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết
Kiến thức 13:30 04/11/2024Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.
Thực hành thiền Phật giáo
Kiến thức 11:40 04/11/2024Mục đích tối hậu của thiền là giúp tâm ta định và sáng, có thể thấy biết đúng như thật về thật tính của vạn pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất.
“Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”
Kiến thức 10:00 04/11/2024Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình những điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày.
Xem thêm