Điều kỳ diệu của danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm
Điều gì đã biến đổi ông điệu khù khờ thành ra một người trưởng thành như vậy, phải chăng do sức chí thành niệm danh hiệu Quan Thế Âm Bồ tát. Sự chí thành đó sửa đổi dần và phát ra tính sáng suốt, khiến một người khù khờ trở thành một người lanh lợi khác hơn bình thường.
...Thầy Nhất Niệm trong thời gian coi sóc chùa Giác Ngộ, có một đệ tử là Thiện Huệ tâm tính rất khù khờ vì chậm phát triển. Mỗi lần thầy Nhất Niệm qua Ấn Quang đều dẫn chú đệ tử đi theo. Chú Thiện Huệ rất thích làm quen với các tăng trẻ. Thấy mấy huynh đệ đương ngồi sửa soạn học, chú rà rà đến gần nhưng không làm chi, chỉ niệm từng tiếng một: Na...m mô... Quan... Thế... Âm... Bồ tạt. Tới một bàn khác, chú cũng niệm như vậy rồi từ giã trở về.
Thấy chú chậm phát triển như vậy, huynh đệ chúng tôi chỉ cười cười chứ không nói gì. Chú thường niệm như vậy ngày này qua ngày khác. Chúng tôi mãn khóa học với thầy Nhất Hạnh và thầy Đính lại kiếm trường học tiếp rồi lo việc thi cử, quên đi chú điệu chậm phát triển niệm danh hiệu bồ tát không giống ai đó.
Bồ Tát Quan Thế Âm bao giờ cũng ở sẵn trong tâm ta
Bẵng đi mấy năm, thầy Nhất Niệm qua đời, được đưa về an táng ở núi Sam. Người kế tiếp coi sóc Giác Ngộ không ai khác hơn là thầy Thiện Huệ. Chúng tôi tới thăm thì trước mặt không phải là chú điệu lù khù như thuở trước mà là một vị thầy ăn mặc tề chỉnh, nói năng đĩnh đạc chớ không bị lập cập như ngày xưa nữa.
Điều gì đã biến đổi ông điệu khù khờ thành ra một người trưởng thành như vậy, phải chăng do sức chí thành niệm danh hiệu Quan Thế Âm Bồ tát. Sự chí thành đó sửa đổi dần và phát ra tính sáng suốt, khiến một người khù khờ trở thành một người lanh lợi khác hơn bình thường. Trước kia còn làm chú điệu khù khờ, thầy Thiện Huệ không học chữ được lại nói cũng lắp bắp không tròn câu..., nhưng sau này không ai ngờ rằng cũng chính thầy ấy đã trở thành một vị giảng sư của những bộ kinh lớn.
Hòa thượng Thích Thiện Huệ chính là Bổn sư của Thượng tọa Thích Nhật Từ, một vị Tăng có nhiều nhiệt tâm đóng góp cho giáo dục, hoằng pháp, từ thiện, văn hóa...
Tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Huệ (1927 – 1992)
Trích từ Hồi ký của Hòa thượng Thích Minh Cảnh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp
Kiến thức 19:30 04/11/2024Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.
Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết
Kiến thức 13:30 04/11/2024Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.
Thực hành thiền Phật giáo
Kiến thức 11:40 04/11/2024Mục đích tối hậu của thiền là giúp tâm ta định và sáng, có thể thấy biết đúng như thật về thật tính của vạn pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất.
“Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”
Kiến thức 10:00 04/11/2024Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình những điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày.
Xem thêm