Định luật nghiệp của con người
Phật dạy chúng ta tu là để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui hạnh phúc, biết mở rộng tấm lòng yêu thương bình đẳng với tất cả mọi người.
Muốn tiêu nghiệp chướng phải cảm ơn người hủy báng ta
Phật dạy chúng ta tu là để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui hạnh phúc, biết mở rộng tấm lòng yêu thương bình đẳng với tất cả mọi người.
Nghiệp sát sinh hại vật dẫn đến quả khổ đau trong thù hằn vay trả
Một là tự làm việc giết hại, hai là khuyên người khác giết hại, ba là khen ngợi việc giết hại, bốn là thấy giết hại sinh tâm vui theo, năm là đối với người mà mình oán ghét muốn họ bị tiêu diệt, sáu là thấy người mình oán ghét bị tiêu diệt rồi sinh tâm vui mừng, bảy là phá hoại bào thai, tám là dạy người tự huỷ hoại (hoặc tự huỷ hoại thân mình), chín là xây dựng lò sát sinh, mười là tự làm vũ khí chiến tranh và dạy người tàn hại lẫn nhau. Trong Kinh nghiệp báo sai biệt, Phật dạy do mười nghiệp này mà chúng sinh bị quả báo mạng sống ngắn ngủi.
Giết hại là cướp đoạt lấy mạng sống của chúng sinh gồm có người và vật. Đa số thế gian đều cho rằng, giết người là tội ác nhất lớn nhất trong các tội, thế nên tử hình là hình phạt cao nhất trong các hình phạt. Bởi vì con người là một loài vật cao cấp nhất trong các loài, vì có tình thương yêu bằng trái tim hiểu biết. Cho nên, đối với chúng sinh mạng sống quý hơn tất cả, ai cũng tham sống, sợ chết, dù là con người hay con vật.
Nếu chúng ta biết yêu quý, tiếc mạng sống của mình như thế nào, thì người và vật cũng yêu quý, tiếc mạng sống như thế đó. Thế nên, hành vi giết hại mạng sống của con người là tội cực ác. Khi một con trâu hay bò bị giết thì chúng rống lên trông rất thảm thương, và cho đến các loài vật khác cũng lại như thế. Nhìn đàn gà đi kiếm ăn, chúng bươi móc tung tóe để tìm con mồi, đến khi nghe tiếng diều hâu, gà con hoảng sợ chạy tán loạn, gà mẹ phải xòe cánh ra để cho gà con núp vào, rõ ràng là chúng cũng ham sống, sợ chết như các loài vật khác vậy.
Khi ta giết hại một mạng sống, chính người bị giết oán hận tăng lên chồng chất, thù hằn chất chứa mãi, đến khi có cơ hội là trả thù ngay. Phật ngày xưa thấy thế gian này là một chuỗi dài nhân duyên tương tàn, tương sát lẫn nhau, nên với lòng từ bi vô hạn, Phật chế giới không cho người xuất gia giết hại dù chỉ trong tâm tưởng, người tại gia thì hạn chế tối đa việc giết hại các loài vật cho đến khi nào giữ được trọn vẹn mới thôi.
Hết thảy chúng sinh lìa nghiệp giết
Mười phương thế giới dứt binh đao
Người người theo Phật tu nhân thiện
Cùng nhau chung hưởng cảnh thái bình.
Theo sự công bằng của xã hội, một kẻ giết người chắc chắn sẽ bị quả báo bị giết hại trở lại. Đôi khi luật pháp chỉ phạt tù từ mười năm cho đến hai mươi năm, hoặc cho đến chung thân là cùng, nhưng luật nghiệp báo không dễ dàng tha thứ, vì sao? Giết chết một mạng người tội ác rất lớn, là nhân gây thù, chuốc oán từ đời này sang kiếp khác không có ngày thôi dứt.
Trường hợp nếu chúng ta giết hại quá nhiều, quả báo sẽ dành cho ta vô số kiếp bị giết hại trở lại. Tuy nhiên, không phải giết người là tội như nhau, nếu cố tình giết người để cướp của thì tội nặng hơn giết người bình thường. Và cứ như thế mà tội có nặng hay nhẹ là do sự cố ý hay vô tình.
Thế giới loài người từ khi có mặt trên trái đất này, vì muốn bảo tồn mạng sống cho riêng mình nên nhẫn tâm, đành đoạn giết hại, ăn nuốt lẫn nhau. Do đó, chiến tranh binh đao cứ như thế mà tiếp tục không có ngày thôi dứt, bởi do nhân tương tàn, tương sát, giết hại lẫn nhau, người giết người, người giết vật, vật giết người, và cuối cùng là vật giết vật theo quy luật lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu.
Ngày nay, trên đà tiến bộ của nhân loại, con người đã đạt đến tỷ lệ quá cao là trên 7 tỷ người đang có mặt ở trái đất này. Chính vì nhu cầu và sự sống của con người nên việc giết hại xảy ra ngày càng nhiều thêm. Công nghệ giải trí hiện đại, phim hành động, đồi trụy, game bạo lực kích thích sự giết hại càng thêm gia tăng. Nhiều vụ án giết người dã man chỉ để lấy vài trăm ngàn tiêu xài, hoặc do tức tối một việc gì đó, vô số trường hợp giết người quá tàn nhẫn chỉ vì một chút lợi nhỏ. Để ngăn ngừa nạn giết hại, các nhà lãnh đạo, nhà giáo dục, nhà tâm linh, cần ngồi lại trao đổi, bàn bạc, tìm ra giải pháp để hạn chế tối đa việc sát sinh, hại vật.
Từ xa xưa, mọi quan niệm đều cho rằng, trời sinh ra vạn vật để phục vụ cho thần linh và con người. Ai theo truyền thống này sẽ cám ơn thượng đế vì đã ban ơn cho họ. Bởi quan niệm trời sinh ra vạn vật, con vật dùng để cúng tế thần linh và phục vụ cho người, nên có học thuyết “vật dưỡng nhơn”. Do đó mà việc sát sinh hại vật sinh ra tràn lan rồi trở thành một tập tục cố hữu và mê tín, bởi do con người quá tham lam và ác độc.
Khi cái ác đi đến chỗ tận cùng: Đào mộ người chết
Lịch sử nhân loại từ lúc khai thiên lập địa cho đến nay có không biết bao nhiêu cuộc tàn sát đẫm máu, giết hại lẫn nhau chỉ vì bảo vệ mạng sống cho mình và giống nòi nhà mình. Do nghiệp giết hại chiêu cảm nên thế giới này lúc nào cũng có chiến tranh, binh đao, khủng bố, bạo lực, hận thù, sóng thần, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, và các tai nạn đau thương, bất đắc kỳ tử khác.
Đối với chúng sinh, mạng sống quý hơn tất cả, nên ta không trực tiếp giết hại, xúi bảo, vui vẻ, khen ngợi, hoặc mong người ta đang oán ghét bị tiêu diệt và sinh tâm vui mừng khi thấy người đó bị tiêu diệt. Thường khi ta thù ghét ai, ta hay mong muốn cho người đó phải mất mát đau khổ, và có thể cầu cho người đó mau chết sớm càng tốt. Đó là những tâm niệm ích kỷ, hẹp hòi của kẻ không có tấm lòng từ bi rộng mở, chỉ biết vì ta mà thôi. Do chấp ngã và muốn chiếm hữu nên con người trở thành kẻ độc ác số một trong các loài vật.
Nạn phá thai ngày nay ở đất nước ta đã đến hồi báo động. Mỗi năm có trên hai triệu ca phá thai chính thức, đây cũng là nhân trực tiếp giết hại không có tính nhân bản. Rõ ràng, đạo đức con người đang bị xuống cấp trầm trọng. Rồi vấn đề kích động xúi bảo người khác khủng bố, giết hại để sinh thiên, mở lò giết mổ và mua bán vũ khí để con người tàn sát, giết hại lẫn nhau sẽ bị quả báo mạng sống ngắn ngủi vô số kiếp, do đó chết không đúng tuổi thọ,và sau khi chết bị đọa vào ba đường dữ, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.
Có chín loại chết không đúng tuổi thọ do nghiệp giết hại chiêu cảm theo lời Phật dạy trong Kinh Dược Sư.
Hoạnh tử thứ nhất: bệnh không đáng chết, nhưng lại chết ngang, do thiếu thuốc thang, không người chăm sóc. Quý phật tử nên lưu ý ở điểm này, ai có người thân bệnh cần phải chăm sóc lo lắng thuốc men đầy đủ. Kế đến, khi gặp được thầy cho uống lầm thuốc, trường hợp này cũng hay xảy ra lắm. Lại hay mê tín dị đoan, tin tưởng thầy tà, bạn ác, giết hại loài vật để cúng tế thần linh, gây thêm nghiệp sát, bệnh không đáng chết mà phải qua đời. Thường thì chúng ta không có sự hiểu biết về kiếp nhân sinh và lòng tin nhân quả sâu sắc, nên dễ bị mê hoặc bởi các học thuyết tà kiến, vừa tốn tiền, vừa lo sợ, vừa ngu si, vừa giết hại, nên đành phải cam chịu mạng sống chết yểu mà thôi.
Hoạnh tử thứ hai: do bị họa lây từ người thân thuộc, phép vua tru lục, nên phải chết oan. Trong thời đại phong kiến, vua là trên hết nên có quyền giết ai thì giết, chỉ cần một người thân trong gia đình phạm tội phản nghịch, hay bị nghi ngờ một việc gì đó, nhà vua có thể ra lệnh giết sạch ba họ hoặc chín họ, chết theo kiểu đó gọi là chết oan bởi mình không có làm tội mà cũng phải chịu chết, chết như vậy gọi là chết không đúng tuổi thọ, hay còn gọi là chết yểu, bởi quyền lực độc tôn do vua là thiên tử thay trời trị vì thiên hạ.
Hoạnh tử thứ ba: do sống sa đọa, buông lung vô độ, đam mê tửu sắc, chơi bời săn bắn, không biết giữ thân nên phải chết yểu. Hoạnh tử thứ ba này đa số các nhà vua đều bị vướng nhiều bởi quan niệm ta là thiên tử, tức con trời, ta thay trời trị vì thiên hạ nên muốn gì làm nấy; do đó mặc tình đam mê, đắm say tửu sắc, rượu chè be bét, quan hệ tình dục vô độ cùng các cung phi, mỹ nữ. Người thế gian nếu vướng vào đam mê hưởng thụ quá đáng cũng sẽ thân tàn ma dại, làm khổ người thân mà chịu quả báo mạng sống ngắn ngủi. Ngày nay, trên đà văn minh tiến bộ của nhân loại, con người càng bị tha hóa bởi sự hấp dẫn của đam mê trụy lạc, nên số người bị tha hóa càng ngày càng đông.
Hoạnh tử thứ tư và năm: bị lửa đốt thiêu, cháy rụi cả thân hoặc bị chết nước, chết chìm, chết trôi. Hai quả báo này ở thế gian thường xảy ra lắm, nạn chết đuối hay chết cháy cũng đều do nghiệp giết hại chiêu cảm, nên người phật tử hãy ý thức sự khổ đau do giết hại gây ra mà ta cố gắng giữ giới này cho được trọn vẹn để tránh quả xấu.
Hoạnh tử thứ sáu: bị thú dữ xé xác, ăn thịt. Lúc sống, ta hay sát sinh hại vật, nhất là những người làm nghề trực tiếp giết mổ sẽ chịu quả báo này, nếu ta không giết hại ai thì làm sao bị quả báo giết lại? Bởi nhân quả lúc nào cũng công bằng và bình đẳng. Cho nên, không có chuyện gì xảy ra mà ngẫu nhiên, tự nhiên khi không mà có.
Hoạnh tử thứ bảy: té núi rớt hầm, thân thể nát tan, vô cùng đau đớn. Quả báo này ai ở miền đồi núi hay bị, hay những người đào đãi vàng bị sụp hầm đè chết, hoặc như trường hợp sập cầu Cần Thơ, vô số người chết cũng đều từ nhân giết hại mà ra, nên phải chịu quả báo chết yểu là vậy.
Hoạnh tử thứ tám: uống nhầm thuốc độc, bùa ngải, thư yếm, quỉ thần hãm hại, bị bức tử, hay uống thuốc độc tự tử, bị người yếm bùa, và bị ma quỷ bắt đi đều do nghiệp giết hại từ quá khứ mà ra, trường hợp này tuy có nhưng cũng rất hiếm.
Hoạnh tử thứ chín: lâm cảnh đói khát, khốn khổ mà chết. Loại chết này hành hạ con người dữ tợn, đói mà không được ăn, khát mà không được uống, chết từ từ trông khổ sở làm sao. Nhất là nạn đói năm 1945, hơn hai triệu người Việt Nam bị chết đói do bọn phát xít Nhật đốt hết lúa gạo. Ngoài ra, còn vô số sự chết như tự bức tử chính mình hoặc bằng nhiều hình thức khác.
Bởi việc sát sinh hại vật do sự chấp ngã mà ra, nên từ đó phát sinh chiếm hữu. Vì vậy, một số người lợi dụng quyền thế, đặt ra học thuyết “vật dưỡng nhơn”, nói rằng trời sinh ra vạn vật để phục vụ cho con người và thượng đế. Ai theo truyền thống này thì sẽ cám ơn thượng đế vì đã ban cho họ lộc ăn, nên nhân giết hại, ăn thịt các loài vật dẫn đến quả báo chết yểu. Nhưng thật sự, loài vật có chấp nhận để người giết ăn thịt và cúng tế thần linh hay không? Đây là vấn đề tế nhị và sâu kín, chỉ có đạo Phật mới mở rộng tấm lòng từ bi thương xót, và một số người có ý thức tôn trọng đối với muôn loài vật mà thôi.
Đức Phật nhờ tu chứng nên mới thấy rõ sự tác hại lớn lao do nhân giết hại gây ra, nên Ngài đã hướng dẫn và khuyên nhủ mọi người không được giết hại là vì tâm từ rộng lớn, thương tưởng tất cả chúng sinh. Khi ta giết con vật như trâu bò, heo dê, gà vịt, tôm cá, chúng vẫn giẫy giụa, kêu la thảm thiết, trông thật tội nghiệp. Thật ra, đâu có con vật nào tự hiến mình nạp mạng cho con người, vì chúng không có trí khôn và sức mạnh, nên đành phải chịu giết hại như vậy. Hầu như, tất cả các loài vật đều bị giết chết khi chưa đúng tuổi thọ, bởi sự ham muốn và thèm khát của con người.
Thế giới con người càng đông thì sự giết hại càng nhiều vì nhu cầu sự sống của nhân loại. Giết hại loài vật để cung cấp thực phẩm cho con người dĩ nhiên phải có tội, còn tội nặng hay nhẹ là tùy theo sự cố ý, hay bất đắc dĩ vì sự sống mà tội phước có phần cụ thể, rõ ràng. Phước ở đây là cung cấp các nhu cầu cần thiết để nuôi sống con người. Tội là vì muốn bảo tồn mạng sống cho ta và người mà ta đành trực tiếp giết hại các loài vật. Cho nên, nhân quả rất công bằng, không biết thiên vị một ai, làm phước thì được phước, làm tội thì bị tội. Có phước thì đời sống vật chất đầy đủ, nhưng ngược lại làm tội thì bị quả báo chết yểu, bệnh tật, và đời đời kiếp kiếp gieo nhân oán giận, thù hằn, vay trả, trả vay, không có ngày thôi dứt. Do đó, chúng sinh vì mạng sống của mình mà ăn nuốt, giết hại lẫn nhau không thương tiếc.
Bây giờ, chúng ta thử chia ra làm bốn vế để luận về tội và phước:
Một là người nuôi, hai là người bán, ba là người giết, bốn là người ăn. Có người đổ thừa tại có người ăn nên mới có người nuôi, người bán và người giết. Vâng, ăn uống là để bảo tồn mạng sống cho con người và các loài vật, đó là quy luật tất yếu không ai có thể chối cãi được. Chính điều này, Phật đã thấy quá rõ ràng thế gian là một chuỗi dài nhân duyên tương tàn tương sát, lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu, ăn nuốt lẫn nhau mà bảo tồn mạng sống.
Cội gốc của luân hồi sinh tử là tình ái
Người vừa nuôi vừa giết là tội nặng vì cố tình, cố ý sát sinh, hại vật để nuôi sống bản thân mình và thuê mướn người khác cùng giết theo, ai lỡ đã gieo nghiệp nhân như thế thì khó bề sống tốt được; sau khi mạng chung bị đọa lạc vô số kiếp chịu khổ, bị hành hạ, giết hại trở lại, cho đến khi làm người bị quả báo mạng sống ngắn ngủi. Người trực tiếp lưới đánh bắt, giăng bẫy, săn bắn cũng đồng với các tội trên. Còn người ăn mà không trực tiếp giết hoặc xúi bảo người khác giết, chỉ ăn vì sự sống, tuy có tội nhưng nhẹ, không sao, có thể sám hối, làm phước thì hết tội, vì không có tâm ý giết hại. Tội và phước nặng hay nhẹ, nhiều hay ít là do có cố tâm, cố ý hay không mà thôi. Ngoài trừ các vị Bồ Tát, các vị Thánh nhân và chư Phật mới không giết hại từ ý nghĩ cho đến hành động.
Người phật tử tại gia hãy nên khôn ngoan, sáng suốt, chọn lựa nghề nghiệp chân chính để không làm tổn hại đến muôn loài vật. Trước tiên là không được giết người, rồi hạn chế tối đa việc giết hại các loài vật, cho đến khi nào giữ được hoàn toàn trọn vẹn mới thôi.
Người phật tử vì hoàn cảnh sống nên phải nuôi súc vật để bán mà lấy tiền nuôi sống gia đình, người thân; nếu chỉ nuôi để bán, không trực tiếp giết vật, tuy có tội, nhưng tội này nhẹ hơn là trực tiếp giết vật, nên có thể sám hối, và làm việc phước đức thì có thể chuyển được tội. Còn nếu nuôi bán và giết trực tiếp thì tội này rất nặng, phải chịu quả báo theo luật nhân quả. Còn vì sự sống mà mua ăn, không trực tiếp giết hại với điều kiện không thấy người giết, không nghe con vật kêu la khi bị giết, con vật đã được làm sẵn thì không sao, nếu có tội cũng nhẹ, sám hối và làm phước thì từ từ sẽ hết.
Tội ở đây được hình thành khi người đó có cố tâm, cố ý, phát khởi từ lòng tham lam, ích kỷ, muốn giết hay xúi bảo người khác giết, hoặc vui vẻ khi thấy người giết. Ai mở lò sát sinh là tội nặng vì cố ý và mua bán, chế tạo vũ khí, rồi xúi bảo nhân loại giết hại lẫn nhau, đây là tội nặng phải chịu quả khổ, chết chóc, đau thương vô số kiếp.
Trường hợp bất đắc dĩ vì sinh ra nơi vùng sông biển nên phải làm nghề đánh lưới bắt các loài thủy sản. Ta chỉ đánh bắt các loài đủ tiêu chuẩn do luật pháp ban hành, không nên đánh bắt các loài còn quá nhỏ. Phật chế giới cho người tại gia là không được giết người, và hạn chế tối đa việc giết hại các loài vật, cho đến khi nào giữ được trọn vẹn thì ta không bị quả báo bệnh hoạn hay chết yểu.
Trong cuộc sống khó tránh khỏi việc vô tình giết hại, như làm ruộng, trồng hoa màu để cung cấp và phục vụ cho con người, ta phải dùng thuốc trừ sâu, làm vệ sinh phải hại đến loài trùng kiến, vậy người phât tử phải làm sao để tránh khỏi tội giết hại. Từ con người cho đến muôn loài vật trên thế gian này vốn tồn tại trong nhịp cầu nhân quả mang tính cách tương đối, ai khôn ngoan sáng suốt sẽ hạn chế tối đa sự giết hại nên sống đời an vui, hạnh phúc.
Giết hại là một thói quen xấu có tính cách hại người, hại vật, làm cho nhân loại khổ đau, chúng sinh hoảng sợ, là nhân dẫn đến quả u mê, tối tăm, mù mịt. Người phật tử chân chính phải nên dứt khoát xa lìa nghiệp giết hại, nếu không sẽ bị đọa lạc vào chỗ khốn cùng, chịu quả báo cực kỳ đau khổ vô số kiếp.
Cho nên, ý thức được khổ đau do sự giết hại gây ra, chúng ta hãy nên học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống cho mọi người và muôn loài, để cùng nhau không bị quả báo chết yểu. Bậc làm cha mẹ hãy nên khuyên dạy con cái không nên cố ý giết hại, và khi lớn khôn trưởng thành phải biết chọn lựa nghề nghiệp chân chính để không làm tổn hại cho người và vật.
Ngược lại, ta không giết hại mà còn hay phóng sinh giúp người cứu vật, mở rộng tấm lòng nhân ái, khuyến khích, khuyên nhủ nhau hạn chế sự sát sinh hại vật, kêu gọi mọi người ăn chay ít nhất mỗi tháng một vài ngày. Nhờ vậy, thế giới dứt bớt nghiệp binh đao, chiến tranh và khủng bố mà sống an vui, hạnh phúc.
Luật nhân quả đối với người ác khẩu
Đánh đập hành hạ chúng sinh tội báo lớn
Một là vui thích đánh đập tất cả chúng sinh, hai là khuyên người khác, hoặc bảo họ đánh đập, ba là khen ngợi việc đánh đập, bốn là thấy người đánh đập tâm sinh vui mừng, năm là não loạn cha mẹ khiến tâm sinh lo buồn, sáu là não loạn Hiền Thánh, bảy là thấy người bệnh hoạn tâm đau khổ thì mình rất vui mừng, tám là thấy người bệnh hoạn tâm vui vẻ thì mình không vui, chín là dùng thuốc cho bệnh nhân uống không hết bệnh (cho thuốc giả, không nhiệt tình), mười là do ăn đêm chưa tiêu hết mà lại ăn thêm. Do mười nghiệp trên nên bị quả báo nhiều bệnh tật.
Đánh đập hành hạ chúng sinh dẫn đến bị quả báo thân thể nhiều bệnh tật, có nhiều người khi mới sinh ra đã mang theo bệnh do nghiệp báo chiêu cảm, sáu căn không được đầy đủ, bệnh tật cho đến khi chết mới thôi. Vấn nạn bạo hành gia đình do các đấng mày râu thường hay đánh đập, hành hạ vợ con là vì ghiền rượu, ghiền cờ bạc, những lúc thua bạc hoặc không có tiền uống rượu thì tìm cách mắng chửi, đánh đập vợ con.
Như có ông già kia ở Quảng Bình, không chịu làm ăn gì hết, tối ngày chỉ uống rượu, hết la cà đầu trên lại xuống xóm dưới. Mỗi khi uống rượu say về, ông mắng chửi, nói nặng đủ điều, mỗi khi lên cơn ghiền xin tiền vợ không được thì ông đánh đập bà tàn nhẫn. Thời gian gần đây, ông đã nhẫn tâm đến nỗi xẻo vú vợ, cắt nhượng chân, phải chở bệnh viện cấp cứu. Nhiều người động lòng thương xót đến thăm hỏi bà, bà khóc lóc kể lễ. Có người hỏi tại sao bà không chịu ly dị hoặc ở với con cháu. Bà nói, tui bỏ ổng thì không ai nuôi tội nghiệp, thà chịu ổng hành hạ khổ sở.
Rồi nạn bạo hành giữa người chủ và kẻ làm mướn. Hoặc họ bóc lột sức lao động quá mức, hoặc có kẻ tàn nhẫn hơn đi xin con nuôi về, đánh đập gây thương tích rồi bắt đi ăn xin đem tiền về đưa chúng tiêu xài ăn nhậu. Cho đến con cái hành hạ cha mẹ như kẻ ở người ăn trong nhà, nhất là những đứa con bất hiếu dính vào tệ nạn xã hội hay làm khổ cha mẹ.
Rồi người ta hành hạ súc vật một cách quá đáng, nuôi trâu bò dùng để chuyên chở, cày bừa làm phương tiện để mình sinh sống. Vào những năm 80 đến 90, nhiều người kéo gỗ bằng xe trâu, xe bò, đường rừng lầy lội, nặng nhọc, khó đi, chủ kéo xe dùng cây chọt sắt nhọn đâm vào mông lia lịa mỗi khi chúng đi chậm. Ta nuôi trâu bò để giúp mình có sự sống, nhờ chúng mà ta mới có cơm no áo ấm, vậy mà con người không biết suy nghĩ lại chỉ một bề phục vụ cho riêng mình.
Vậy tất cả quả tốt hay xấu mà ta đang thọ nhận trong hiện tại là do gốc từ cái nhân chúng ta đã gây tạo ra thuở trước, chứ không phải bỗng dưng khi không mà có. Khi đã biết như thế, chúng ta muốn ngày mai mọi việc đều được tốt đẹp an vui hay bị đau khổ, thì ngay bây giờ ta phải biết chuẩn bị và cố gắng gìn giữ không làm điều gì xấu ác, có hại cho người và vật. Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ, luôn yêu thương nhân loại bình đẳng, nên không bao giờ có tâm và hành động làm tổn hại cho ai.
Tóm lại, nhân dữ cho quả sa đọa khổ đau, nhân lành cho quả an vui, hạnh phúc, giết hại thì quả báo chết yểu, không sát sinh thì thọ mạng lâu dài, hành hạ đánh đập làm khổ người vật thì nhiều bệnh tật, hay an ủi nâng đỡ người thì sống khỏe mạnh. Nóng giận nhiều thì thân thể xấu xí, mặt mày khó coi, hay mở rộng tấm lòng từ bi rộng lớn thương xót chúng sinh thì thân hình đoan chính, khuôn mặt đẹp đẽ dễ thương… Nếu ta biết chuẩn bị bằng nghiệp lành thì sẽ được đến cõi lành và sống an vui hạnh phúc, nếu ta chuẩn bị bằng nghiệp ác thì sẽ đi vào ba đường dữ mà chịu nhiều khổ đau.
Tin sâu nghiệp báo để sống tốt hơn
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói lời hằn học, cộc cằn, thô lỗ, ý có khi nghĩ điều thánh thiện, có lúc nghĩ điều xấu xa, đê tiện. Từ những suy nghĩ của ta sẽ phát sinh ra lời nói, từ lời nói của chúng ta sẽ trở thành hành động, và từ hành động đó sẽ trở thành thói quen nếu ta lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi đã trở thành thói quen, dù xấu hay tốt, dù đúng hay sai, nó sẽ trở thành nhân cách của một con người. Nếu thói quen đó tốt thì luôn giúp ích cho nhiều người, và ngược lại thói quen đó xấu thì làm tổn hại cho nhân loại.
Khi biết tu thì ta tránh xa những việc làm xấu ác, mà hay làm các việc thiện lành, tốt đẹp. Khi ta biết tu thì nói lời chân thật, vui vẻ, êm dịu, nhẹ nhàng, nói lời cảm thông, và không bao giờ nói lời gian dối hại người. Cái gì tốt thì suy nghĩ, cái gì xấu thì dừng lại, không cho nó phát sinh. Người biết tu thì thân không làm ác, miệng không nói lời ác, ý không suy nghĩ ác, ai làm được như vậy thì gọi là người có nhân cách và đạo đức.
Trong gia đình, nếu ta không biết kính trên nhường dưới, ta không biết tu miệng, thì tối ngày hễ gặp mặt là cãi vả, chửi bới, gây phiền não, khổ đau cho nhau. Thậm chí gây cãi không nguôi cơn giận thì đánh đập, đánh đập không thỏa mãn cơn giận thì tình nghĩa không còn, mà tình nghĩa đã hết thì vợ chồng ly dị chia tay, gia đình đổ nát. Nếu ai cũng biết tu thì ý vừa khởi nghĩ ác, liền biết đó là nhân xấu làm khổ đau cho nhau, thì ta không bao giờ nói lớn tiếng, đã không nói nặng thì đâu có cãi vả, không cãi thì làm gì có bực tức, đánh đập, không đánh đập thì vợ chồng làm sao ly dị, nhờ vậy gia đình thường sống với nhau an vui, hạnh phúc, vì biết cảm thông và tha thứ cho nhau.
Như vậy, nếu người biết tu thì ý không bao giờ nghĩ xấu cho ai, đã không nghĩ xấu thì tâm không bao giờ bực bội, phiền não, nên lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc. Nếu ý không nghĩ xấu thì miệng không nói lời nặng nề, và thân không hành động thô ác thì đâu có làm cho người đau khổ. Ta không làm khổ người thì được người thương mến, yêu thích, người thương mến thì sẽ giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn hay hoạn nạn.
Khi đã biết tu thì ý nghĩ tốt, miệng nói lời lành, thân làm việc thiện ích, ba nghiệp mà thiện thì ta được an vui, hạnh phúc, trong gia đình trên thuận dưới hòa, ngoài xã hội không tranh chấp hơn thua thì sẽ được trật tự, an bình. Như vậy, người biết tu không làm ai buồn phiền, đau khổ nên được lợi ích, do đó gia đình sống hạnh phúc, xã hội cũng được bình yên. Đó là người biết tu đúng theo lời Phật dạy.
Về ý nghiệp cũng có phần vi tế hơn, với người biết tu sẽ chuyển được nghiệp xấu ác thành nghiệp thiện lành tốt đẹp. Nếu ta biết áp dụng sự tu hành trong mọi hoàn cảnh, khi đang làm việc khởi nghĩ ganh ghét, buồn giận người, biết đó là ý nghĩ xấu có thể làm tổn hại cho người ta, nên tìm cách không cho nó phát sinh. Ngược lại, ta khởi nghĩ thương người bất hạnh nghèo khó, tôn trọng, quý kính bậc hiền Thánh, tìm cách giúp đỡ người khốn khổ. Đó là ta biết chuyển ý nghiệp xấu ác thành ý nghiệp thiện lành, tốt đẹp.
Còn nếu ta cho rằng, nếu đến chùa mới tu được thì mỗi tháng được mấy ngày, tu như vậy thì quá ít rồi chứng nào tật đó, khi đến chùa thì tu, khi không đến chùa thì tham lam, sân giận, si mê, ích kỷ vẫn còn nguyên như vậy. Cho nên, Phật dạy ta phải tu trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi thì mới có khả năng chuyển được ba nghiệp xấu ác thành ba nghiệp thiện lành, tốt đẹp. Ba nghiệp đã thuần thục rồi thì ta thong dong đi vào đời tùy duyên giáo hóa chúng sinh mà không sợ khó khăn hay bị chướng ngại. Tu như thế mới thật sự có lợi lạc cho mình và người. Đủ duyên thì ta đi chùa tụng kinh, sám hối, niệm Phật, ngồi thiền, hay làm công quả và các việc phước đức khác mà phế bỏ việc nhà, không lo lắng cho gia đình, làm cho người thân mất niềm tin đối với Tam bảo. Khi ta chưa biết tu thì gia đình sống an vui, hạnh phúc. Ta không nên vì ham tu cho riêng mình để được đến chùa nhiều, vì ham phước cho riêng mình nhiều quá nên ta lén lút lấy tiền chung mà không thông qua gia đình, vô tình ta dính vào tội trộm cướp mà làm cho người thân mất hết tín tâm đối với Phật pháp.
Có một bà cụ Nhật Bản đã tu niệm Phật gần hơn ba chục năm, nhưng vì không gặp thầy lành, bạn tốt hướng dẫn chỉ dạy, bà ta siêng năng tụng niệm mỗi ngày sáu thời, nhưng càng niệm Phật nhiều chừng nào thì bản ngã lại phình to chừng nấy. Tuy bà tụng kinh, niệm Phật nhiều mà lại không chịu buông xả tâm tham lam, sân giận, si mê, mỗi khi bà dừng niệm Phật thì nạt nộ, rầy la con cháu đủ thứ. Con trai bà thấy mẹ mình tu như thế nên rất buồn mà nói, ”mẹ à, mẹ tu gì mà càng ngày càng sân si dữ vậy”. Bà nói, “tao tu với Phật chớ đâu có tu với tụi bây? Tụi bây là quỷ ma, tao phải trừng trị chứ”. Tu như vậy vô tình phỉ báng lời Phật dạy.
Duyên âm là gì? Quan điểm của đạo Phật về 'duyên âm' như thế nào?
Phật dạy chúng ta tu là để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui hạnh phúc, biết mở rộng tấm lòng yêu thương bình đẳng với tất cả mọi người. Tu như thế mới đúng lời Phật dạy, còn bà già trên vì không tìm hiểu kỹ lời Phật dạy, nên tu để ghi công tính sổ thật nhiều để được Phật khen, do vậy càng niệm Phật càng tham lam, sân giận, si mê càng nhiều.
Chúng ta hãy nên chính chắn suy nghĩ kỹ lại chỗ này kẻo hiểu lầm lời Phật dạy. Ta thờ Phật, tôn kính Phật, lễ lạy Phật vì cái ơn cao cả khó đáp đền trong muôn một. Nhờ Phật ra đời ta mới biết được đạo lý làm người mà sống có nhân cách đạo đức, tin sâu nhân quả biết dấn thân phục vụ vì lợi ích tha nhân. Phật đâu có kêu ta tu với Phật, mà Phật chỉ khuyên ta tu với gia đình, người thân và tất cả mọi người trong xã hội. Vì ta quá tham lam, cứ nghĩ rằng niệm Phật nhiều là Phật mau rước về cõi Cực lạc, nên ráng niệm cho thật nhiều để ghi sổ tính công, có ai tới thì lại đem ra khoe, “tôi một ngày niệm đến ba ngàn câu”. Ta niệm Phật để buông xả tâm tham lam, sân giận, si mê mà sống lại với tính biết thanh tịnh sáng suốt của mình, do đó càng tu càng thấy bình yên, hạnh phúc thật sự. Tu như vậy thì họa may Phật mới rước về cõi Tây phương cực lạc, vì cõi Phật A Di Đà làm gì có tham lam, sân giận, và si mê.
Cũng vậy, chúng ta sinh ra đời mỗi người mang theo nghiệp riêng của mình mà cùng sống chung với nhiều người khác, mỗi người chấp giữ và làm theo nghiệp riêng của mình mà không thừa nhận nghiệp riêng của người khác, nên mới có sự cãi vả, tranh chấp, bất đồng quan điểm với nhau. Trong một gia đình, ông chồng thì huân tập cái nghiệp của người nam, bà vợ thì huân tập cái nghiệp của người nữ. Hai nghiệp nam nữ tuy có vài điểm tương đồng, nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt nhau.
Nên có nhiều gia đình vợ chồng gây cãi, chửi mắng, đánh đập, làm đau khổ cho nhau, vì ai cũng chấp cái lý của mình là đúng, vợ chấp cái lý của vợ, chồng chấp cái lý của chồng mà không biết dung hòa, cảm thông cho nhau để cùng vui sống. Cái đúng của người chồng là do thói quen huân tập cái nghiệp của người nam. Cái đúng của người vợ là do theo thói quen huân tập cái nghiệp của người nữ. Thế nên, ta phải biết cảm thông và tha thứ cho nhau để đem lại sự an vui, hòa thuận trong gia đình.
Khi chúng ta biết mỗi người đều có nghiệp riêng thì ta không chủ quan, không chấp trước mà biết khoan dung, độ lượng để gia đình được sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau với tấm lòng vô ngã, vị tha.
Nói tóm lại, ai dẫn ta đi lang thang trong sáu đường luân hồi không có ngày thôi dứt? Chính là hành động của mình được lặp đi lặp lại nhiều lần qua thân, miệng, ý, hay còn gọi là nghiệp báo, tuy là nghiệp nhưng có nghiệp lành, nghiệp dữ. Vậy ta phải khôn ngoan, sáng suốt chọn lựa nghiệp lành để có điều kiện sống tốt hơn mà không bị đọa vào chỗ u mê, tăm tối.
Sắc thân, tiền bạc, của cải và gia đình, người thân tuy rất cần thiết trong đời sống hằng ngày, nhưng không vì họ mà ta tán tận lương tâm làm những việc xấu ác, để rồi cuối cùng khi gần nhắm mắt lìa đời, ta phải một mình gánh chịu lấy hậu quả đau thương, vì khi sống không biết san sẻ và giúp đỡ một ai.
Bản thân mỗi con người là nhân tố quan trọng trong nền tảng xã hội, một con người tốt, một gia đình tốt, một xã hội nhiều người tốt biết sử dụng tiền bạc của cải đúng theo nhu cầu cần thiết, để phục vụ lợi ích nhân loại. Con người cần sống có tình thương với nhau nhưng trước nhất là nền tảng gia đình, họ hàng quyến thuộc rồi san sẻ rộng rãi đến các tầng lớp xã hội bằng tình người trong cuộc sống. Ba thứ thân thương nhất mà ta hằng ngày lo lắng, cưu mang, không có thứ nào đi theo ta được, mà chỉ có nghiệp tốt hay xấu sẽ theo ta đến đời này, kiếp kia như bóng với hình.
Kính mong rằng, người Phật tử chân chính hãy nên thận trọng và ý thức từng hành động, lời nói, suy nghĩ của mình, đừng để làm tổn hại cho ai, thì khả dĩ ta còn có thể đi đến chỗ thiện lành, tốt đẹp để tiếp tục đời sống mới được nhiều an vui, hạnh phúc hơn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm