Người có duyên với nghiệp vá đường
Trong cuộc sống hôm nay, đã có rất nhiều con người khuyết tật không đầu hàng với số phận, họ đã tự lực vươn lên để không trở thành gánh nặng của xã hội, gia đình. Không những thế đã có nhiều người còn làm rất nhiều việc có ích cho cộng đồng bằng tấm lòng và trái tim nhân ái thật đáng trân trọng.
Ông Giàu - người giàu tấm lòng thương yêu người nghèo
Vượt qua số phận
Xuất thân trong một gia đình lao động nghèo tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, chú Nguyễn Hồng Dân (3 Dân), 53 tuổi không may bị cơn sốt bại liệt làm cho đôi chân bị dị tật nặng đi lại rất khó khăn. Tuy nhiên, bằng nghị lực của bản thân, không cam chịu số phận nghiệt ngã, chú đã lao động rất cần cù, siêng năng bằng đôi tay trên đồng ruộng của gia đình. Thương người thanh niên chăm chỉ, vượt khó nhiều người xung quanh thường đến gọi chú tiếp giúp công việc đồng áng, chăm sóc vườn, chăn nuôi thủy sản. Chú còn luôn dạy các con phải biết tự lực vươn lên, không than vãn, trông chờ sự hỗ trợ của người khác, phải biết tiết kiệm các khoản chi tiêu và sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh trong khả năng của mình.
Bà Trần Thị Huệ, 50 tuổi, ngụ ấp 4 xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ cho biết: “Tuy ảnh tật nguyền đi lại khó khăn nhưng lao động rất giỏi giang, chăm chỉ, chất lượng cao. Nhiều người sức khỏe bình thường nhưng năng suất lao động còn thua xa nữa đó. Đã vậy, mấy người già neo đơn quanh xóm còn được anh thường xuyên tới thăm hỏi, giúp đỡ chuyện nhà “ miễn phí” nữa đó”.
Duyên nợ với nghiệp vá đường
Năm 2010, chú 3 Dân cùng người bạn đời đến phường Trà Nóc (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) thuê nhà trọ mưu sinh. Mỗi ngày trên chiếc xe đạp “cà tàng”, chú 3 Dân đi bán vé số dạo hàng chục cây số, vợ chú ở nhà mua bán tạp hóa nhỏ để cải thiện thêm cuộc sống.
Trong một lần đi bán, chú Dân chứng kiến một nữ công nhân chạy xe máy bị sụp “ổ gà” trên con đường ngập nước hư hỏng nặng. Tai nạn khiến chị nầy bị thương rất nặng phải chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Từ đó chú đã hình thành trong lòng mô hình nhân ái thiện nguyện mang tên “Vá đường miễn phí”. Mỗi ngày rong ruỗi trên các nẻo đường để bán vé số, chú 3 Dân đều ghi nhớ cụ thể những đoạn đường hư hỏng, những “ổ gà”, “ổ voi” dễ xảy ra tại nạn để lên kế hoạch xin cát đá, nhựa đường lắp vá.
Chú Nguyễn Hồng Dân kể lại: “Hồi mới “ra nghề” người ta đâu có biết mình là ai, làm gì nên xin vật tư khó lắm. Có người ác ý nói tui đầu óc “không bình thường” nên mới đi làm cái chuyện "tào lao”. Mặc kệ. Ai nói cứ nói còn mình làm thì cứ làm. Những lúc hết tiền mua vật tư, tui xuống nước nhỏ xin tạm ứng tiền lời bán quán của bà xã. May là vợ tui ủng hộ nhiệt tình cái chuyện làm “tào lao” của tui. Bây giờ thì “êm” rồi, người ta tới tìm tui cho vật tư nhiều lắm, tha hồ mà vá đường”. Chú cười rất tươi.
Chúng tôi theo chân chú 3 Dân để chứng kiến tận mắt công việc khá vất vã, khó khăn giữa buổi trưa hè tháng 5 oi ả. Công việc lại càng gian nan hơn với một người khuyết tật đôi chân như chú nhưng lúc nào chú cũng tươi cười, hào hứng và thao tác rất thuần thục. Chỉ sau một giờ đồng hồ là những ổ gà khá lớn trên đường Cách Mạng Tháng Tám (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy) đã được vá xong.
Thiện nguyện bằng cả tấm lòng của nhóm sinh viên Sài Gòn
Vừa thu xếp đồ nghề để chuẩn bị “làm ăn” ở một địa điểm hư hỏng khác, chú 3 Dân phấn khởi nói: “Chiếc xe hon đa này cùng với cái “rờ mọc” phía sau trị giá hơn 20 triệu đồng đó, hồi trước tui chở vật tư vá đường bằng phương tiện xe đạp rồi chuyển qua xe lôi đạp, tháng rồi có mấy người trên Sài Gòn coi “vô tiến” thấy tui vá đường miễn phí, họ xuống thăm cho quà và mua cho tui chiếc xe “đặc chủng” nầy đó. Giờ thì đỡ vất vã và mình vá đường nhanh hơn rồi. Hổm rày bị dịch bệnh Covid – 19 nên tui đâu có đi bán vé số, càng buồn hơn là không ra đường hành nghề vá đường được, bức rức dữ lắm. Hôm nay tui khai trương trở lại đó nghe”. Chú lại cười hà hà.
Khi chúng tôi hỏi về thời gian và số lượng các điểm hư hỏng được chú vá lại hoàn chỉnh hàng chục năm qua, chú 3 Dân đáp gọn lõn: “Tui đâu có nhớ. Mà nhớ làm chi cho lu xu bu. Thấy chỗ nào hư thì mình vá để người ta đừng té, đừng bị tai nạn là mình vui rồi”.
Chúng tôi càng bất ngờ và ngưỡng mộ khi được biết năm 2018 vừa qua, chú Nguyễn Hồng Dân là một trong những điển hình tiêu biểu của khu vực ĐBSCL nhận giải thưởng cao quý mang tên KOVA (Giải thưởng được sáng lập từ năm 2002 bởi PGS.TS Nguyễn Thị Hòe, Chủ tịch Tập đoàn Sơn KOVA, nhằm vinh danh nhiều tấm gương tiêu biểu ở nhiều lĩnh vực trên cả nước).
Kể về giải thưởng này, chú 3 Dân nói thật lòng: “Tui học hành có tới đâu mà biết giải thưởng nầy, giải thưởng nọ. Họ mời tui đi Hà Nội lãnh giải làm chi, chuyện mình làm nhỏ xíu có đáng gì. Cái quan trọng là mình biết sống vì người khác. Thế thôi”.
Một lời giải thích, tâm tình rất đơn giản, nhân văn nhưng đã để lại trong lòng chúng tôi những tình cảm và sự trân trọng quá lớn lao. Nhìn dáng đi khập khiểng khó khăn nhưng nụ cười luôn nở mãi trên môi; nhìn khuôn mặt đen đúa, khắc khổ già trước tuổi vì sương gió bụi đường của chú 3 Dân, chúng tôi quá chạnh lòng ngưỡng mộ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người
Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.
Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang
Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.
Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật
Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.
Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa
Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia.
Xem thêm