Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

“Dính mắc” trong đạo Phật có ý nghĩa gì?

Nếu mục tiêu của Đạo Phật là nhận ra Phật tính thì bạn không thể tiến bộ cho đến khi bạn nhận ra rằng mình đang “dính mắc” (gắn bó) với những thứ khác. Trên thực tế, đây là điều đầu tiên mà Đức Phật nói sau khi Ngài giác ngộ.

>Những giáo lý Đạo Phật nên đọc để cuộc sống an lạc

Khái niệm “dính mắc” được đề cập ngay trong phần thứ hai của Tứ Diệu Đế, và cách giải thoát bản thân khỏi sự dính mắc xuất hiện trong phần thứ tư của chân lý này. Cách để tự do và không “bám” vào bất cứ thứ gì là đi theo những hướng dẫn của con đường Bát Chánh Đạo.

“Kỳ diệu, kỳ diệu! Tất cả chúng sinh đều có trí tuệ và đức hạnh của Như Lai, nhưng họ không nhận ra điều đó bởi vì họ bám vào những ý nghĩa và chấp trước mê lầm. Tỳ kheo, tất cả đang cháy. Nguồn gốc của khổ đau là chấp trước”. Phật Thích Ca Mâu Ni (Siddhārtha Gautama).

Thật tuyệt vời phải không nào. Điều này vô cùng quan trọng nếu bạn muốn thoát khỏi nhà tù có tên gọi là “Vòng luân hồi“. Giải phóng bản thân khỏi sự dính mắc - chấp trước là một phần quan trọng của hành trình đi đến hạnh phúc bền vững trong cuộc sống.

Người không dính mắc không phải là tâm người đó lạnh như sỏi đá. Khi chúng ta hiểu biết, và thực tập sự buông xả, không có nghĩa là các cảm xúc của chúng ta sẽ biến mất, không còn tồn tại. Chúng ta sẽ có các thái độ thích nghi (theo một cách khác), khi chúng ta hiểu được bản chất vô thường của mọi sự vật. Ảnh minh họa

Người không dính mắc không phải là tâm người đó lạnh như sỏi đá. Khi chúng ta hiểu biết, và thực tập sự buông xả, không có nghĩa là các cảm xúc của chúng ta sẽ biến mất, không còn tồn tại. Chúng ta sẽ có các thái độ thích nghi (theo một cách khác), khi chúng ta hiểu được bản chất vô thường của mọi sự vật. Ảnh minh họa

Dính mắc là gì?

Dính mắc có nghĩa là: Gắn bó, tham đắm, bị thu hút vào một đối tượng nào đó…dẫn đến mắc kẹt, bám víu, cố chấp, chấp trước vào một đối tượng nào đó.

“Gắn bó với quan điểm là trở ngại lớn nhất đối với con đường tâm linh”. Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Trong Phật giáo, mọi người thường nói về sự dính mắc (Upādāna – nhiên liệu để giữ cho ngọn lửa cháy) như là nguyên nhân chính khiến con người bị mắc kẹt trong vòng luân hồi sinh tử vô tận.

Đức Phật đã nói trong “Bài giảng lửa” (Āditta-pariyāya) rằng tất cả mọi thứ đều đang cháy. Điều Ngài muốn nói là những thứ như năm giác quan, tâm trí của chúng ta…tất cả đều bùng cháy với những ảo tưởng, ham muốn và hận thù được biết đến với tên gọi là Ba Chất Độc.

Để những thứ này được đốt cháy, chúng cần nhiên liệu liên tục và nhiên liệu đó chính là “dính mắc”. Như bạn có thể tưởng tượng, chu kỳ luân hồi là không có hồi kết và các đám cháy liên tục hoành hành nếu bạn vẫn còn dính mắc-chấp trước vào nhiều thứ.

Trong Phật giáo, mọi người thường nói về sự dính mắc (Upādāna – nhiên liệu để giữ cho ngọn lửa cháy) như là nguyên nhân chính khiến con người bị mắc kẹt trong vòng luân hồi sinh tử vô tận. Ảnh minh họa

Trong Phật giáo, mọi người thường nói về sự dính mắc (Upādāna – nhiên liệu để giữ cho ngọn lửa cháy) như là nguyên nhân chính khiến con người bị mắc kẹt trong vòng luân hồi sinh tử vô tận. Ảnh minh họa

Ba Chất Độc hoặc Ba Ngọn Lửa tạo nên sự thèm khát của chúng ta (Taṇhā). Sự thèm khát này khiến chúng ta tìm kiếm nhiên liệu, đó là “dính mắc”. Chúng được gọi là những thứ độc hại bởi vì chúng làm cho chúng ta bị đau khổ. Ba chất độc là: Vô minh (Moha); Tham ái (Raga); Sân hận (Dveṣa)

Những chất độc này về cơ bản là những quan điểm sai lầm khiến chúng ta có thèm muốn, sau đó khiến chúng ta có những hành động sai lầm (nghiệp chướng), và cuối cùng là khiến chúng ta bị dính mắc - gắn bó với luân hồi và do đó được tái sinh.

Bài liên quan

Điều quan trọng cần nhớ là nghiệp của chúng ta khiến chúng ta được tái sinh. Đây là chân lý thứ nhất và thứ hai theo lời giải thích của Đức Phật.

Nếu nghĩ rằng “dính mắc” là nhiên liện thì sự “thèm khát” là thứ kích thích chúng ta “dính mắc”. Thèm khát tương tự như ngọn lửa đốt cháy nhiên liệu đó. Để duy trì ngọn lửa, phải cần nhiều nhiên liệu hơn và chúng ta sẵn sàng cung cấp thông qua việc bám víu - cố chấp với nhiều thứ, để làm thỏa mãn sự thèm khát của mình.

Đừng nhầm lẫn, đây không phải là ngọn lửa mà bạn sử dụng để giữ ấm vào một đêm lạnh giá khi đi cắm trại. Ngọn lửa này là một cái gì đó thiêu rụi bạn từ bên trong. Không có gì tốt cho nó cả. Là Phật tử, chúng ta không muốn tạo ra những hành động sai trái và muốn được giải thoát khỏi vòng luân hồi.

Tại sao chúng ta lại dính mắc vào nhiều thứ?

Phật giáo mô tả tâm trí của chúng ta như một con khỉ liên tục bồn chồn, ngẫu nhiên, nắm bắt, chụp giựt…Nó nghĩ rằng đã nhận được một trái chuối rất ngon, nhưng cậu bé đã sai.

Nó tiếp tục nhảy từ cành này qua cành khác chỉ để gom hết chuối trong khu rừng mà nó không thể ăn hết trong một ngày. Nhưng khi nó đang cầm trái chuối trên tay, nó lại thấy quả táo đằng xa và tiếp tục bồn chồn, nắm bắt…và cứ thế…nó không thể tận hưởng thật sự những gì nó đang có. Tại sao nó lại như vậy? Vì Ba Chất Độc: Tham, sân hận và si mê.

Bài liên quan

Ngoài ra, “Bánh Xe Sự Sống” trong Phật giáo Tây Tạng là một mô tả sinh động về sự tương thuộc của Ba Chất Độc khiến chúng ta dính mắc vào nhiều thứ:

Con heo đại diện cho vô minh, thiếu hiểu biết, thiếu sáng suốt, ảo tưởng: Thể hiện niềm tin của chúng ta về thế giới rằng mọi thứ tồn tại một cách độc lập (bao gồm cả bản thân mình), và rằng chúng ta có thể có hạnh phúc lâu dài.

Gà trống đại diện cho tham ái, dính mắc, cố chấp…được tạo ra từ sự thiếu hiểu biết của chúng ta: Chúng ta tin rằng chúng ta có thể đạt được hạnh phúc bền vững nếu chúng ta sở hữu nhiều thứ. Đó có thể là tiền bạc, con người, gia đình, quyền lực,…Nhưng tất cả chúng ta đều biết câu chuyện này kết thúc thế nào, chúng ta không bao giờ hài lòng với những gì chúng ta có (rất nhiều người giàu có và quyền lực cho chúng ta thấy điều đó mỗi ngày).

Con rắn đại diện cho sân hận, tức giận, khó chịu, chán ghét, hận thù…được tạo ra bởi vì chúng ta không bao giờ thực sự hài lòng 100% với những thứ chúng ta đang có và trải nghiệm: Chúng ta luôn muốn nhiều hơn. Chúng ta cũng tin rằng chúng ta độc lập với những người khác, vì vậy chúng ta quan tâm đến “cái tôi”, bản thân chúng ta hơn bất kỳ ai khác.

Vấn đề là bất cứ điều gì bạn gắn bó đều không phải là vĩnh viễn, trong đạo Phật gọi đó là sự vô thường của vạn vật. Do đó, khi chúng thay đổi mà bạn vẫn “dính mắc - cố chấp” vào chúng thì bạn sẽ đau khổ. Ảnh minh họa

Vấn đề là bất cứ điều gì bạn gắn bó đều không phải là vĩnh viễn, trong đạo Phật gọi đó là sự vô thường của vạn vật. Do đó, khi chúng thay đổi mà bạn vẫn “dính mắc - cố chấp” vào chúng thì bạn sẽ đau khổ. Ảnh minh họa

Nhưng không phải những gì chúng ta muốn đều theo ý của chúng ta, và do đó nó dẫn đến “sân hận - chán ghét”. Đối với bất kỳ ai trong chúng ta, những người đã từng có những suy nghĩ, lời nói và hành động trong “sân hận” sẽ tiếp tục suy nghĩ, nói và hành động thiếu hiểu biết. Do đó, chu kỳ tiếp tục vô tận.

Nhưng không phải là ai cũng muốn bất hạnh, bất mãn hay đau khổ trong cuộc sống của họ, mà thay vào đó, họ giống như một người bị bịt mắt đang sống với những quan điểm sai lầm. Không thể nhìn thấy thế giới thực sự trông như thế nào. Giải pháp, trong đạo Phật, là biết bạn thực sự có thể loại bỏ cái bịt mắt đó (giác ngộ) để cuối cùng bạn có thể hiểu bản chất thật của hạnh phúc là gì (niết bàn).

Bài liên quan

Tất cả điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng Ba Chất Độc rất hiệu quả trong việc cản trở tiến trình của chúng ta để loại bỏ cái bịt mắt. May mắn thay, Đức Phật đã cung cấp cho chúng ta cách để gỡ bỏ chiếc bịt mắt, để chúng ta có thể ngừng đau khổ thông qua giáo lý của Ngài, đó là Bát Chánh Đạo.

Tuy nhiên, sẽ có nhiều người nói rằng họ thích sự gắn bó - dính mắc. Họ yêu thích những thứ như tiền, tình dục, quyền lực, sắc đẹp…mọi người đều gắn bó với nhiều thứ và thường không chỉ là một thứ. Vấn đề là bất cứ điều gì bạn gắn bó đều không phải là vĩnh viễn, trong đạo Phật gọi đó là sự vô thường của vạn vật. Do đó, khi chúng thay đổi mà bạn vẫn “dính mắc - cố chấp” vào chúng thì bạn sẽ đau khổ.

Làm thế nào để sống mà không dính mắc?

Khi chúng ta lần đầu tiên nghe nói về “sự tách rời, buông bỏ – không dính mắc, không gắn bó” với mọi thứ, có thể chúng ta sẽ xuất hiện một phản ứng chống đối. Bởi vì chúng ta yêu gia đình, bạn bè, vật nuôi, xe hơi, nhà cửa…do đó, thật nực cười nếu ai đó nói chúng ta nên “từ bỏ - buông bỏ” những thứ đang nuôi dưỡng hạnh phúc của chúng ta. 

Đạo Phật dạy không dính mắc và buông bỏ, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không được có tình yêu với mọi người. Tình yêu xuất phát từ sự hiểu biết chân thành, lòng từ bi và vô điều kiện mới là tình yêu đích thực. Đây cũng là lý do tại sao Bồ tát có tình yêu thương và lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh.

Không dính mắc không có nghĩa là bạn phải coi cha mẹ mình như những người xa lạ, hoặc phớt lờ mọi người…Điều đang được nói là khi bạn có sự không dính mắc thực sự, tình yêu và sự hiểu biết của bạn là chân chính, có thật và mở rộng cho tất cả chúng sinh. Ảnh minh họa

Không dính mắc không có nghĩa là bạn phải coi cha mẹ mình như những người xa lạ, hoặc phớt lờ mọi người…Điều đang được nói là khi bạn có sự không dính mắc thực sự, tình yêu và sự hiểu biết của bạn là chân chính, có thật và mở rộng cho tất cả chúng sinh. Ảnh minh họa

“Không dính mắc và buông bỏ” có nghĩa là không “bám vào” cảm xúc, niềm tin, mong muốn, ý tưởng…quan điểm của bạn về một đối tượng nào đó. Vì vậy, bạn vẫn có thể trải nghiệm hạnh phúc bên gia đình, bạn bè, tiền bạc, danh vọng…nhưng ở trạng thái không “bám vào” của tâm trí, bạn sẽ không bị khổ đau khi chúng thay đổi.

Không dính mắc không có nghĩa là bạn phải coi cha mẹ mình như những người xa lạ, hoặc phớt lờ mọi người…Điều đang được nói là khi bạn có sự không dính mắc thực sự, tình yêu và sự hiểu biết của bạn là chân chính, có thật và mở rộng cho tất cả chúng sinh. Dính mắc với mọi thứ là xấu, và đang trở thành nguồn nhiên liệu lớn cho ngọn lửa bên trong của mọi người trong thế giới hiện đại, về những điều vượt quá những gì chúng ta thực sự cần để sống và bình an.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nói rõ điều đó khi ông nói rằng “Hạnh phúc không đến từ việc sở hữu mọi thứ”. Tại sao? Bởi vì nó thực chất là rác đang lấp đầy một số lỗ hổng trong chính chúng ta, trong cuộc sống của chúng ta và do đó giúp thúc đẩy những ngọn lửa này.

 Vậy chúng ta thực sự có những gì? Một lần nữa, ông nói một cách đơn giản và rõ ràng: “Hành động của tôi là thứ duy nhất thuộc về tôi.” Và trong Phật giáo, điều đó về cơ bản là đúng. Hành động của chúng ta, Nghiệp, là những gì chúng ta thực sự có được và tiếp tục sau cái chết ở A-lại-da-thức (Alayavijnana – kho tàng thức).

Sống không có dính mắc - chấp trước là giải thoát thực sự vì khi đó những ngọn lửa sẽ tắt. Đây cũng là lý do tại sao niết bàn, có nghĩa là “dập tắt”, dập tắt những ngọn lửa, nguồn gốc tạo ra khổ đau. Giống như than hồng mát mẻ sau một ngọn lửa, bạn bước đi trong an lạc hạnh phúc.

Khi tâm bạn có thể đạt được trạng thái mà không theo đuổi và dính mắc - gắn bó, trạng thái mà tất cả các ảo tưởng được loại bỏ, bạn sẽ thấy bản chất của chính mình và trở thành một vị Phật. Hòa thượng Hsing Yung chia sẻ.

Bởi vì sự gắn bó quá phổ biến trong nhận thức của chúng ta về thế giới, nên rất khó để chúng ta hiểu được cuộc sống mà không có nó. Chúng ta biết nó gây ra khổ đau, nhưng bây giờ chúng ta đã quen với nó. Chúng ta không nhận ra là nó đang hại mình. Vì vậy với nhiều người, sống mà không gắn bó là một điều đáng sợ. Tham lam là không có bản chất. Tất cả chấp trước đều là ảo tưởng.

Để giúp sống không dính mắc, Phật giáo Đại thừa có một kinh điển phổ biến được gọi là Kinh Kim Cương. Thiền sư Thích Nhất Hạnh gọi Kinh Kim cương là kim cương cắt xuyên qua màn ảo ảnh. Bản kinh này là một cuốn sách hướng dẫn giúp chúng ta học cách vượt qua mọi ảo ảnh (tính không thật của sự vật hiện tượng mà chúng ta bám vào) và chướng ngại vật trên con đường giác ngộ, và cố chấp-dính mắc luôn là ảo ảnh lớn nhất mà chúng ta cần phải vượt qua.

Quý Phật Tử hãy lắng nghe Tăng Ni Làng Mai tụng kinh Kim Cương:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Phật giáo thường thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Phật giáo thường thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Phật giáo thường thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Phật giáo thường thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm