Khi chán nản và thất vọng, muốn chấm dứt cuộc sống, tôi có thể làm gì

Một thanh niên trẻ có lần kể rằng khi thất vọng tràn đầy, anh đã nghĩ đến việc tự tử. Theo tôi, thật ra không phải anh muốn chấm dứt cuộc đời mình, mà là anh muốn chấm dứt khổ đau.  Nhưng ai mà không muốn chấm dứt khổ đau?

Bài giảng pháp dưới đây của Ni sư Thubten Chodron, nói về tự tử, cách để chấm dứt ý muốn tự tử dưới quan điểm Phật giáo. Ni sư Thubten Chodron hiện đang dạy học ở các trường tại thành phố Los Angeles.

Hãy cầu cứu. Tất cả chúng ta ai cũng từng trải qua thất vọng, chán nản lúc này hay lúc khác.  Khi các cảm giác này kéo dài mà ta chưa biết cách giải quyết, thì điều quan trọng cần làm là nhờ bạn bè, người thân, bác sĩ, nhà tâm lý, cô thầy, hay người nào mà ta tin cậy, giúp đỡ. Khi trạng thái trầm cảm trở nặng, ta cần đến thuốc để nâng đỡ tinh thần, để ta có thể tham gia vào sự thực hành tâm linh hay trị liệu.

Một thanh niên trẻ có lần kể rằng khi thất vọng tràn đầy, anh đã nghĩ đến việc tự tử. Theo tôi, thật ra không phải anh muốn chấm dứt cuộc đời mình, mà là anh muốn chấm dứt khổ đau. Nhưng ai mà không muốn chấm dứt khổ đau?Ước muốn đó hợp lý thôi. Vấn đề là: Chấm dứt cuộc đời có thực sự chấm dứt khổ đau? Theo quan điểm Phật giáo, tâm thức chúng ta vẫn luân chuyển sau khi chết. Do đó, tự tử có thể chấm dứt khổ đau trong cuộc đời này, nhưng không chấm dứt cái khổ nói chung. Chúng ta sẽ tái sinh.

Người thanh niên trẻ sau khi hiểu biết về tái sinh, đã không còn có ý nghĩ tự tử. Thay vào đó, anh đã thay đổi cách suy nghĩ để chấm dứt khổ đau. Anh bắt đầu học và hành giáo Pháp để thực hiện điều đó. Sự quan tâm, tình thương yêu dành cho người khác, hay cảm giác kết nối với người là những yếu tố quan trọng để sống an nhiên. Mặc dù ta có khổ đau hay có các cảm xúc không bình an, ta cũng nên hiểu và tin tưởng rằng bản chất con người là thiện lành, trong sáng. Con người có khả năng đặc biệt là nhờ có tâm/trí, và cuộc sống của ta không trói buộc trong sự ghét bỏ bản thân, trong cô lập, mặc cảm tội lỗi và trách hận ai.

Trong Phật giáo, ta gọi khả năng đó là “Phật tánh”- bản chất biết và thanh tịnh của tâm/trí là nền tảng, dựa trên đó ta có thể phát triển những chất lượng tuyệt vời như tình thương yêu, lòng bi mẫn không phân biệt đối với tất cả chúng sanh và trí tuệ hiểu biết thực tại tuyệt đối của mọi hiện hữu.

Hai yếu tố này – cảm giác kết nối với người và ý thức về thiện tánh hay “khả năng đạt được giác ngộ”- có ảnh hưởng đến vấn đề tự tử và việc hàn gắn sau cái chết của người tự tử. Hãy xét xem chúng liên hệ đến việc tự tử như thế nào? Tự tử thường phát khởi từ trầm cảm. Trong khi trầm cảm có thể do sự thiếu quân bình của các hóa chất trong cơ thể hay trong một số trường hợp, có những tác động khác xen vào.

Thường là do có một số ý nghĩ ám ảnh, chiếm lĩnh tâm, khiến người ta chọn hành động tự tử như là một cách để loại bỏ nỗi thống khổ của họ. Thí dụ những suy nghĩ như là, “Cuộc đời tôi thật vô dụng”, “Tôi không có hy vọng tỉm được hạnh phúc”, và “Tôi không đáng sống nữa”. Nhưng dựa vào đâu mà ý nghĩ như “Cuộc đời tôi thật vô dụng”, phát sinh? Nó dựa vào cảm giác cô lập, tách biệt với người khác hay với môi trường chung. Chúng ta có thể thấy rằng trong khi một tư tưởng như vậy có thể hiệnhữu, nội dung của tư tưởng ấy không thực tế vì sự thật là, chúng ta liên hệ mật thiết và ảnh hưởng đến tất cả mọi chúng sanh. Chúng ta nương tựa, dựa vào nhau trong suốt cuộc sống. Vậy làm sao ta có thể đối kháng lại quan điểm thiếu thực tế này? Đức Phật đã chỉ dạy ta một số cách hành thiền nhằm phát triển tình thương và lòng bi mẫn. Nếu chỉ biết tự nhủ với bản thân để cảm thấy yêu thương người, hay được người yêu thương, gắn kết, không có tác dụng, chúng ta phải huân tập tâm/trí một cách rốt ráo để quan sát cuộc đời từ một cái nhìn khác.

Khi làm được điều này, các cảm xúc tích cực sẽ tự nhiên phát khởi. Nền tảng của sự rèn luyện này là nhận ra rằng ta và người đều bình đẳng trong việc mưu cầu hạnh phúc và trốn tránh khổ đau. Chúng ta cần quán chiếu điều này một cách sâu sắc và liên tục, không chỉ nói suông, mà phải đem chúng vào trong tâm. Bằng cách đó, chúng ta có thể huân tập tâm/trí mình đến độ mỗi khi ta thấy bất cứ người nào – bất kể họ là ai, dầu ta thích họ hay không- ý thức tự động phát khởi là “Người này cũng giống như tôi. Điều quan trọng nhất đối với họ là được có hạnh phúc và tránh khổ đau. Nhận biết điều này, tôi hiểu được một điều gì đó rất quan trọng và sâu kín về họ. Chúng tôi thực sự liên quan mật thiết với nhau”. Có thể chúng ta chưa từng gặp người đó trước đây, nhưng ta biết rằng đây là ước muốn sâu xa nhất của họ. Ngay chính thú vật và côn trùng cũng coi được hạnh phúc và thoát khổ như là những mục tiêu quan trọng nhất của chúng. 

Bằng cách liên tục huân tập tâm để nhìn mọi người theo cách đó, chúng ta sẽ không còn cảm thấy bị cô lập.  Thay vào đó, ta sẽ cảm thấy và biết rằng chúng ta là một phần trong bộ phận kết nối của chúng sanh. Chúng ta tùy thuộc, chúng ta hiểu người khác và họ cũng có thể hiểu ta.  Các hành động của ta ảnh hưởng đến họ; chúng ta không cô lập, không khép mình trong các bức tường, mà là một phần của dòng chảy liên tục của chúng sanh xuyên suốt vũ trụ này. Các vấn đề của chúng ta không phải duy nhấtvà vô vọng. Chúng ta có thể vươn tay giúp đỡ người khác và đóng góp vào hạnh phúc của họ, dù chỉ bằng những hành vi đơn giản nhưng chúng trở thành có ý nghĩa sâu xa.  Ngược lại, ta cũng cho phépbản thân chấp nhận sự yêu thương, giúp đỡ của người khác.  Cuộc sống của ta có mục đích. 

Không chỉ là cuộc sống của ta có ý nghĩa, mà ta cũng rất đáng sống. Ta là những chúng sanh có giá trị. Tại sao? Vì bản chất  của ta là thuần khiết và có những khả năng vô hạn để phát triển các đức tính cao thượng. Mặc dầu các cảm xúc ô trược có phát khởi trong tâm chúng ta lúc này, lúc khác, nhưng chúng không phải là ta. Chúng là các sự kiện tâm lý, những thứ khởi lên, lướt qua, rồi rời khỏi tâm.  Chúng ta không phải là tư tưởng và cảm xúc. Mà chúng cũng không phải là ta. Khi ta ngồi thiền và chánh niệm về những suy nghĩ và cảm xúc của mình, điều này trở nên khá rõ ràng.  Bên dưới chúng là trạng thái cơ bản, trong sáng, và hiểu biết của tâm/trí, không dính dáng đến bất cứ suy nghĩ và cảm xúc nào. 

Ở mức độ sâu xa hơn, bản tâm của ta giống như bầu trời trong sáng, rạng rỡ.  Mây có thể đi ngang bầu trời, nhưng bầu trời và mây không phải là một. Ngay cả khi mây có mặt, bầu trời thênh thang, trong sáng vẫn hiện hữu; nó không bao giờ có thể bị hủy diệt. Tương tự, trạng thái của tâm không sẵn có ô nhiễm; các cảm xúc và suy nghĩ khúc mắc không chỉ là thoáng qua; mà chúng còn bị bóp méo. Chúng không phản ảnh đúng về những gì đang xảy ra mà cũng không phải là các phản ứngcó ích lợi. Thay vì tin vào tất cả những gì chúng ta suy nghĩ và cảm nhận, hãy xét xem chúng có chính xác và lợi ích không. Nếu chúng không phải thế, ta áp dụng sự đối trị bằng cách huấn luyện tâm nhìn sự vật theo cách khác, thực tế hơn và hữu ích hơn.

Khi làm được thế, ta sẽ thấy rằng quan điểm của ta về cuộc sống thay đổi, ta khám phá ra sự thiện lành nội tại. Chúng ta rất đáng giá và đã từng luôn như thế, chỉ có điều bây giờ chúng ta mới nhận ra.

Ni sư Thubten Chodron (thế danh Cherry Green), sinh năm 1950, lớn lên gần vùng Los Angeles.  Ni sư hoàn thành Cử nhânLịch sử tại Đại học UCLA năm 1971.  Sau khi du lịch qua Châu Âu, Bắc Phi và Châu Á trong khoảng một năm rưỡi, Ni sư trở về Mỹ, lấy chứng chỉ sư phạm, theo học chương trình sau đại học tại Đại học USC (University Southern California) về Giáo dục và dạy học ở các trường tại thành phố Los Angeles.

Ni sư Thubten Chodron thường chú trọng đến việc áp dụng giáo lý của Đức Phật vào đời sống hằng ngày của chúng ta và đặc biệt thiện xảo trong việc giải thích chúng bằng những phương cách dễ hiểu và dễ thực hành. 

Ni sư nổi tiếng với những bài Pháp đầy ý nhị, thực tế, chân thật và rõ ràng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tin Phật trong ta

Phật pháp và cuộc sống 08:00 22/12/2024

Khó khăn không nản chí/ Thuận lợi chẳng kiêu căng/ Tu trí tuệ giúp người/ Tâm Phật luôn soi sáng/Phúc lạc đời an yên...

Tâm tưởng

Phật pháp và cuộc sống 07:02 22/12/2024

Phải chăng Tâm sinh Tướng, tướng cũng tác hưởng đến tâm nếu tâm không làm chủ cảm xúc, hạn chế mọi cảm thọ và ý tưởng tiêu cực. Tâm là đại dương, Tưởng chỉ là gợn sóng, nếu tưởng bị ô nhiễm thì một góc nào đó của đại dương cũng bị vẩn đục.

Cứu sống người bà bệnh viện "trả về" nhờ tụng Kinh Địa Tạng

Phật pháp và cuộc sống 12:29 21/12/2024

Gia đình tôi ai cũng vui mừng khôn siết, và hết lòng cảm ân Phật Pháp đã cứu sống bà. Kinh Địa Tạng quả là vi diệu không thể nghĩ bàn.

Khẩn thiết niệm Quan Thế Âm Bồ tát, chồng liền hết bệnh

Phật pháp và cuộc sống 09:30 21/12/2024

Mong rằng qua câu chuyện này của tôi, các bạn sẽ càng có niềm tin mạnh mẽ hơn vào Phật Pháp, tin sâu nhân quả, luôn nhớ đến danh hiệu ngài Quan Âm mà tụng niệm để được thoát khổ, được giải thoát đúng như theo lời kinh Phổ Môn.

Xem thêm