Định nghĩa về vọng ngữ trong Phật giáo

Vọng ngữ là một trong Năm Giới. Người học Phật Pháp, nhất định nên nghiêm giữ Năm Giới. Vọng ngữ là gì? Là nói lời giả dối, gọi là: Thấy - nói không thấy. Không thấy - nói thấy. Nghe -nói không nghe, không nghe -nói nghe. Không hiểu - nói hiểu, hiểu - nói không hiểu. Biết nói không biết, không biết nói biết.

Vọng ngữ là một trong Năm Giới. Người học Phật Pháp, nhất định nên nghiêm giữ Năm Giới. Vọng ngữ là gì? Là nói lời giả dối, gọi là: Thấy – nói không thấy. Không thấy – nói thấy. Nghe – nói không nghe, không nghe – nói nghe. Không hiểu – nói hiểu, hiểu – nói không hiểu. Biết – nói không biết, không biết – nói biết. Đó tức là vọng ngữ.

Tại sao người trên thế gian lại phát điên, phát cuồng như thế? Bởi vì họ có tâm tranh, tâm tham, tâm cầu, tâm ích kỷ, tâm tự lợi và tâm vọng ngữ. Cho nên suốt ngày họ cứ điên điên đảo đảo chẳng được tự tại. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng, chúng ta không nên xem đó như những lời hý luận mà hãy mau cải thiện tập quán xã hội, nếu không thì sẽ nhận lãnh hậu quả không thể tưởng tượng được.”

Như đã nói, vọng ngữ là nói lời hư giả, không chân thật, không đúng với bản chất sự việc. Theo Phật Học Tinh Yếu: “Vọng ngữ gồm có một tướng chánh và bốn tướng phụ, nếu không phạm năm tướng đó, là không vọng ngữ. Năm tướng ấy là: 1- Như tướng vọng ngữ. 2- Nghi tâm. 3- Vô nghĩa. 4- Phi thời. 5- Tương ưng với ác pháp.

Về Như tướng vọng ngữ:

“Như tướng vọng ngữ” là chỉ cho bốn điều ác của miệng: 1. Nói dối. 2.Nói thêu dệt. 3. Nói đôi chiều. 4. Nói thô ác. Ðây là bốn điều chánh của vọng ngữ.

Về nghi tâm:

“Nghi Tâm” nghĩa là trong lòng còn nghi ngờ chưa biết việc ấy có thật hay không, liền vội nói ra với tánh cách quả quyết rằng có, tất phạm tội vọng ngữ.

Về vô nghĩa:

“Vô Nghĩa” tức là nói những lời bông lông không chủ đích, trái với thật nghĩa, đã vô ích còn làm mất thời giờ của mình và người, đều là nói vọng.

Về phi thời:

“Phi Thời” nghĩa là lời nói tuy có nghĩa lý, nhưng không phải thời phải lúc, rốt cuộc duy thành hư thuyết, chỉ làm người chán, không đem lại lợi ích cho ai, cũng là lỗi vọng ngữ.

Về tương ưng ác pháp:

“Tương Ưng Ác Pháp” nghĩa là nói những lời châm biếm xa gần làm cho người khó chịu, hoặc lời bỡn cợt khiến cho người sanh buồn giận, sợ hãi, tán tâm, hay hát ca điều phi pháp, khích động dục niệm cho đến tâm háo sát căm thù của kẻ khác, đều là những lời tương ưng với ác pháp cũng mang tội nói vọng.”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tin Phật trong ta

Phật pháp và cuộc sống 08:00 22/12/2024

Khó khăn không nản chí/ Thuận lợi chẳng kiêu căng/ Tu trí tuệ giúp người/ Tâm Phật luôn soi sáng/Phúc lạc đời an yên...

Tâm tưởng

Phật pháp và cuộc sống 07:02 22/12/2024

Phải chăng Tâm sinh Tướng, tướng cũng tác hưởng đến tâm nếu tâm không làm chủ cảm xúc, hạn chế mọi cảm thọ và ý tưởng tiêu cực. Tâm là đại dương, Tưởng chỉ là gợn sóng, nếu tưởng bị ô nhiễm thì một góc nào đó của đại dương cũng bị vẩn đục.

Cứu sống người bà bệnh viện "trả về" nhờ tụng Kinh Địa Tạng

Phật pháp và cuộc sống 12:29 21/12/2024

Gia đình tôi ai cũng vui mừng khôn siết, và hết lòng cảm ân Phật Pháp đã cứu sống bà. Kinh Địa Tạng quả là vi diệu không thể nghĩ bàn.

Khẩn thiết niệm Quan Thế Âm Bồ tát, chồng liền hết bệnh

Phật pháp và cuộc sống 09:30 21/12/2024

Mong rằng qua câu chuyện này của tôi, các bạn sẽ càng có niềm tin mạnh mẽ hơn vào Phật Pháp, tin sâu nhân quả, luôn nhớ đến danh hiệu ngài Quan Âm mà tụng niệm để được thoát khổ, được giải thoát đúng như theo lời kinh Phổ Môn.

Xem thêm