Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 22/05/2023, 09:10 AM

Do đâu chúng ta nghèo khó kém phước?

Mọi người đều mong cầu phước tuệ tăng trưởng. Không những là phước đức, mà trí tuệ cũng là từ thiện nghiệp sanh ra. Khi phước báo hiện tiền thì trí tuệ cũng hiện tiền ngay.

Ý nghĩ đặc biệt nhạy bén, chứng tỏ sự quan hệ của phước và tuệ. Tại sao vậy? Bởi vì gốc của chúng đều là một thiện tâm, thiện niệm, thiện hạnh. Nếu như tâm, hạnh bất thiện thì loại người này đâu có phước báo.

Chúng ta nhìn thấy trên thế gian có rất nhiều người bất thiện họ đang là đại phú quí, họ đang hưởng phước. Chúng ta nhất định phải hiểu rõ phước báo này của họ là do đời trước tu, không phải đời này. Những việc mà đời này tu thì quả báo sẽ ở đời sau. Trong kinh Phật thường nói với chúng ta:

“Muốn biết nhân đời trước

Xem thọ nhận đời nay;

Muốn biết quả đời sau

Xem tạo tác đời này”.

Theo lời Phật dạy, sở dĩ hiện tại chúng ta nghèo khó vì trong những đời quá khứ chúng ta đã không biết bố thí, cúng dường, giúp đỡ, sẻ chia lại còn hay gian tham trộm cướp lường gạt của người khác.

Theo lời Phật dạy, sở dĩ hiện tại chúng ta nghèo khó vì trong những đời quá khứ chúng ta đã không biết bố thí, cúng dường, giúp đỡ, sẻ chia lại còn hay gian tham trộm cướp lường gạt của người khác.

Đây chẳng phải đã nói quá rõ ràng, quá minh bạch rồi đó sao? Chắc chắn không phải người làm đủ thứ việc ác mà có phước báo. Đó là bạn hoàn toàn thấy sai rồi, không biết quả báo của đời này là do đời trước tu. Những hành vi tạo tác đời này của chúng ta thì quả báo sẽ gặp ở đời sau. Chúng ta nhất định phải biết đạo lý này.

Ta đời nay không có phước là do đời trước không có tu, việc này không thể trách người khác. Chúng ta thật sự hiểu rõ đạo lý, hiểu rõ chân tướng sự thật thì nhất định sẽ không oán trời trách người, tâm được an định, đây gọi là “tâm an lý đắc”. Lý hiểu rõ rồi thì tâm liền an ngay.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chính tín

Kiến thức 09:59 08/11/2024

Theo tuệ giác Thế Tôn, đối với mọi quan điểm, tư tưởng nên thận trọng, chớ vội tin, cần hoài nghi và xét lại tất cả. Dù nghi ngờ là một trong những phiền não làm chướng ngại thánh đạo nhưng trong nhận thức, hoài nghi là một biểu hiện của trí tuệ vì "đại nghi tức đại ngộ".

Tứ vô lượng tâm: Bốn pháp thiền phát triển tâm từ bi hỷ xả

Kiến thức 09:15 08/11/2024

Từ bi hỷ xả là những phẩm chất quan trọng của tâm Phật vốn có sẵn trong ta, tu tập, khơi dậy, phát triển tâm tứ vô lượng tâm là sống với tâm Phật, hoàn toàn thuận hướng giác ngộ giải thoát.

Trong họa có phúc

Kiến thức 20:00 07/11/2024

Chuyện xảy ra khi Đức Thế Tôn ở tại tinh xá Trúc Lâm, liên quan đến một thầy Tỷ-kheo hoàn tục. Thầy vốn là đệ tử của Trưởng lão Ðại Ca-diếp, tuy đã đạt Tứ thiền nhưng một hôm đến chơi nhà ông chú làm thợ vàng, trông thấy nhiều đồ trang sức đẹp mắt liền sanh lòng tham luyến, bèn hoàn tục.

Người niệm Phật được 25 vị Bồ tát gia trì mọi lúc mọi nơi

Kiến thức 16:30 07/11/2024

Đức Phật dạy: Nếu có chúng sanh niệm A Di Đà Phật, nguyện vãng sanh, đức Phật ấy liền sai 25 vị Bồ tát ủng hộ hành giả.

Xem thêm