Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 12/06/2019, 09:32 AM

'Độ ta không độ nàng': Nghệ thuật hay sự báng bổ?

Dạo gần đây trên mạng xã hội Việt Nam rộ lên ca khúc có cái tên rất lạ "Độ ta không độ nàng". Ca khúc này hiện làm mưa làm gió với hàng loạt bản cover (hát lại) cùng lượt truy cập lên đến hàng triệu lượt nghe - xem.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Bài liên quan

Mới nghe qua có thể cảm nhận được giai điệu bài hát khá bắt tai, thu hút và dễ gây "nghiện". Nhưng bên cạnh đó không ít ý kiến trái chiều cho rằng lời bài hát là một sự đổ lỗi thiếu căn cứ cho Đức Phật. Điều này không phải không có cơ sở, khi bản chất của việc tu hành theo giáo lý đạo Phật là đoạn trừ dục niệm còn ở đây, "Độ ta không độ nàng" đã xây dựng nên hình tượng người tu sĩ chấp niệm chữ tình "vạn dặm tương tư", "không thể quay đầu" để rồi cuối cùng "mộng này tan theo bóng Phật, trả lại người áo cà sa", như lời bài hát.

Có ý kiến lại cho rằng đây là vấn đề hoàn toàn bình thường, vì bất kỳ một con người bằng xương bằng thịt nào cũng có hỉ, nộ, ái, ố, kể cả người tu sĩ thì tại sao phải nghiêm trọng hóa vấn đề. Nhưng ta nên biết rằng đây là vấn đề tín ngưỡng và hơn nữa là giá trị, niềm tin của một tôn giáo.

Mỗi tác phẩm nghệ thuật cần phải thể hiện sự hiểu biết về đề tài nói đến, ở đây tác giả đã thiếu tinh tế khi đưa Đức Phật ra để chất vấn cho một câu chuyện tình yêu: "Vì sao độ ta không độ nàng?".

Rất nhiều bản hát lại ca khúc “Độ ta không độ nàng” của ca sĩ Việt đang gây sốt trên mạng

Rất nhiều bản hát lại ca khúc “Độ ta không độ nàng” của ca sĩ Việt đang gây sốt trên mạng

Về phương diện Phật giáo, không một ai có thể hoán chuyển được luật nhân quả. Đức Phật là người mở ra con đường giác ngộ, mang trọng trách "khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến" (Kinh Pháp Hoa), là người thầy chỉ dẫn đưa ra những phương tiện tu tập để con người đi đến được con đường giác ngộ đó. Đức Phật không thể đưa một ai về niết bàn cũng không thể cho một ai xuống địa ngục mà chính do sự chuyển hóa và do nghiệp của bản thân mỗi người. Đây là điểm khác biệt cơ bản của Phật giáo với các tôn giáo đa thần và độc thần khác. Cho nên, sự chất vấn này thể hiện sự thiếu hiểu biết của tác giả, tôn giáo biến thành cái cớ, làm nền cho một chuyện tình yêu nam nữ và rốt cục khi chuyện tình ấy không thành thì lại đi oán trách Phật: "Phật ở trên kia cao quá, mãi mãi không độ tới nàng" (lời bài hát).

Ở đây "Độ ta không độ nàng" gây sự ngộ nhận về Phật giáo, khiến Phật giáo trở thành tôn giáo yếm thế, bi quan mà những người theo tôn giáo đó sẽ khó tìm được sự bình an hạnh phúc giữa đời thường. Trong khi mục đích cuối cùng của Phật giáo chính là an lạc trong đời sống hiện tại.

Bài liên quan

Có thông tin cho rằng "Độ ta không độ nàng" (tiếng Hoa) là ca khúc trong phim "Bất phụ Như Lai, bất phụ khanh" (Không phụ Như Lai, không phụ nàng) được chuyển thể từ bộ tiểu thuyết ngôn tình nổi tiếng cùng tên của Chương Xuân Di phát hành 2 năm trước. Đây là câu chuyện nói về tình yêu xuyên không của một vị Đạt ma với cô nàng đến từ thế kỷ XXI. Nhưng không đúng.

Ngoài ra, trên mạng còn xuất hiện bộ phim hoạt hình của Trung Quốc với câu chuyện tình bi thương của một vị hòa thượng và nàng quận chúa, khi nàng mất đi, nhà sư mới oán Đức Phật "vì sao độ ta không độ nàng" rồi cởi áo cà sa, xách gươm đi chém chết tình địch đã gây ra cái chết cho nàng, có sử dụng bài hát này.

Vốn là bài hát trên ứng dụng TikTok của Trung Quốc, không hiểu sao bỗng nhiên bài hát này sống dậy mạnh mẽ ở showbiz Việt như lúc này? Khi được chuyển ngữ tiếng Việt là "Độ ta không độ nàng", lời bài hát không mấy thay đổi so với bản tiếng Trung, với những ca từ bi ai, oán trách.

Ngân Chung (Người Lao Động) 

Link bài: https://nld.com.vn/van-nghe/do-ta-khong-do-nang-nghe-thuat-hay-su-bang-bo-20190611215650894.htm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự oán hận của vong hồn thai nhi

Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024

Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.

Đi chùa sám hối?

Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024

Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.

Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao

Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024

Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.

“Đây là lời thật lòng của tôi, người từng ở trong bùn lầy và đã ra khỏi bùn lầy”

Phật giáo và người trẻ 13:45 08/11/2024

Người ta có thể phạm rất nhiều lỗi trong đời, nhưng ngàn vạn lần không nên phạm tội tà dâm! Cổ nhân nói: “Vạn ác, dâm đứng đầu!” Nhưng mãi đến hôm nay tôi mới nhận ra uy lực của câu nói này.

Xem thêm