Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 04/10/2024, 09:02 AM

Đoạn trừ tâm ô uế

Kinh Thủy Tịnh Phạm chí (kinh Trung A-hàm, phẩm Uế), có bài kệ tổng kết lời dạy của Đức Thế Tôn, chỉ rõ phương pháp đoạn trừ ô uế của Phạm chí Thủy Tịnh là sai lầm và vô ích, từ đó Ngài dạy phương pháp đoạn trừ tâm ô uế theo Chánh pháp.

Quan điểm của ngoại đạo Phạm chí cho rằng: Sông Đa Thủy là kết tinh của sự trong sạch, có khả năng độ thoát, là phước đức cho thế gian. Nếu đến tắm nơi sông Đa Thủy thì đoạn trừ hết nghiệp ác, rửa sạch tất cả tội lỗi. Đức Phật khẳng định phương pháp này của Phạm chí là sai lầm và vô ích.

Diệu Hảo Thủ Phạm chí,

Nếu vào sông Đa Thủy,

Là trò chơi kẻ ngu,

Không thể sạch nghiệp dữ.

Kẻ ngu là người si mê tà kiến, không phân biệt chính tà, lựa chọn những pháp môn sai lầm để hành trì. Đức Phật dạy người dùng nước sông để rửa nghiệp dữ chỉ là “trò chơi kẻ ngu”.Đức Phật sử dụng từ ngữ rất thẳng thắn, chân thành, khiến người nghe bị tác động mạnh mà phải chú ý những gì Ngài dạy tiếp theo.

Hảo Thủ, đến sông chi?

Sông ấy có nghĩa gì,

Người tạo nghiệp bất thiện,

Nước trong nào ích chi.

Thanh tịnh hay ô nhiễm đều do tâm bởi tâm làm chủ, tâm tạo tác. Người tạo nghiệp bất thiện phải đoạn trừ tâm ô uế chứ không phải gột rửa ngoài thân. Ví như người luyện sắt phải gạn lọc phần cặn bã để được sắt tinh luyện chứ không thể chỉ đem rửa quặng sắt dưới nước trong mà được.

Đức Phật dạy phương pháp đoạn trừ tâm ô uế bằng cách dùng thiện pháp để tẩy sạch.

Đức Phật dạy phương pháp đoạn trừ tâm ô uế bằng cách dùng thiện pháp để tẩy sạch.

Ngược lại với người tâm ô uế là:

Người tịnh, không cấu uế,

Người tịnh, thường thuyết giới,

Người tịnh, nghiệp trắng trong,

Thường được hạnh thanh tịnh.

Người tịnh là người không bị cấu uế làm ô nhiễm tâm, thường giữ gìn và thuyết giảng giới luật, ba nghiệp thanh tịnh, chắc chắn được an lạc hạnh phúc. Ví như cái áo trắng sạch của loại vải dệt ở xứ Ba-la-nại được người thợ giặt “dùng tro, hoặc lấy chùm kết, hay dùng bột giặt chà xát thật kỹ cho sạch” nhưng cái áo ấy vốn đã sạch lại càng trắng, sạch thêm.

Ở đây, Đức Phật rất khéo léo trong việc giáo hóa ngoại đạo, chỉ ra quan điểm xuống sông gột rửa nghiệp ác là sai lầm, vô ích chứ không phê phán hay chỉ trích Phạm chí Thủy Tịnh.

Như ông không sát sanh,

Cũng không hay trộm cắp,

 Chân thật, không nói dối,

Thường chánh niệm, chánh trí,

Phạm chí học như vậy,

Tất cả chúng sanh an.

Dùng ái ngữ, khen ngợi để nhiếp hóa đối phương là nghệ thuật trong giao tiếp ứng xử, đặc biệt quan trọng đối với người hành đạo. Vẫn bằng ngôn từ tha thiết, hòa khí, Đức Phật khuyên Thủy Tịnh Phạm chí:

Phạm chí về nhà chi,

Suối nhà đâu trong sạch,

Phạm chí, ông nên học,

Dùng thiện pháp tẩy sạch,

Cần gì nước bẩn kia?

Chỉ trừ dơ thân thể”.

Đức Phật dạy phương pháp đoạn trừ tâm ô uế bằng cách dùng thiện pháp để tẩy sạch. Thiện pháp đó chính là các thiện nghiệp của thân, miệng, ý: không sát sanh, không trộm cắp, chân thật - không nói dối, thường chánh niệm, chánh trí,… Đồng thời thiện pháp cũng là hành Tứ vô lượng tâm. Một người nếu bị các cấu uế làm ô uế tâm thì trước hết hãy chánh niệm tỉnh giác để nhận biết trong tâm đang khởi lên những cấu uế nào, sau đó tinh tấn, kiên trì hành thiện pháp để diệt trừ, phát triển Tứ vô lượng tâm, như vậy có thể gột rửa cấu uế từ trong tâm.

Đức Phật thuyết kệ bằng sự trải nghiệm của tự thân rồi từ đó giáo hóa rộng rãi để những ngoại đạo như Phạm chí Thủy Tịnh có thể thấy những sai lầm trong nhận thức cũng như phương pháp tu tập. Đức Phật lựa chọn thể loại kệ - một trong 12 thể văn Phật giáo để phương tiện giáo hóa cho phù hợp với căn cơ, trình độ người nghe. Thể kệ ghi lại lời thuyết giảng của Đức Phật dưới hình thức cô đọng, ngôn từ dễ hiểu, chân thật và rõ ràng.

Sự kết hợp hài hòa giữa hình thức nghệ thuật với nội dung thuyết giảng của bài kệ đã góp phần giúp cho Phạm chí Thủy Tịnh thấu hiểu, khởi tâm hoan hỷ và ngay đó quy y Phật, Pháp, Tăng. Phạm chí bạch rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, con đã biết, bạch Thiện Thệ, con đã hiểu. Con nay tự quy y Phật, Pháp và chúng Tỳ-kheo. Ngưỡng mong Thế Tôn cho con làm Ưu-bà-tắc, bắt đầu từ ngày nay, trọn đời tự quy y cho đến lúc mạng chung” (Kinh Thủy Tịnh Phạm chí).

Đức Phật không thuyết giảng để thâu nạp tín đồ mà là để soi sáng, thức tỉnh người nghe. Bằng từ bi và trí tuệ vô biên, Đức Phật đã soi sáng cho Phạm chí Thủy Tịnh nhận ra lẽ thật. Qua bài kệ, những hành giả đang trên con đường tu tập đạo giải thoát cần tinh tấn đoạn trừ tà kiến và các nghiệp ác, thực hành các pháp lành, có như vậy mới trở thành “Người tịnh, nghiệp trắng trong”, an lạc đời này và đời sau.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm