Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 08/04/2019, 07:25 AM

Ngôi chùa mang kiến trúc Angkor đẹp bậc nhất ở Bạc Liêu

Chùa Xiêm Cán là quần thể kiến trúc tôn giáo cổ và lớn bậc nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Chùa cách trung tâm thị xã Bạc Liêu khoảng 7 km về phía đông nam. Ngôi chùa mang lối kiến trúc Angkor, là công trình tôn giáo độc đáo của vùng Nam Bộ.

>>Những ngôi chùa Việt độc đáo

Trong tiếng Khmer, chùa Xiêm Cán có nghĩa là

Trong tiếng Khmer, chùa Xiêm Cán có nghĩa là "Sông sâu" (Kouphir Sakor Prekchrou).

Khuôn viên chùa rộng hơn 4 ha, bao quanh là tường rào chạm khắc Rắn thần và nhiều hoa văn rực rỡ. Đây là ngôi chùa Phật giáo tiểu thừa được xây dựng theo lối kiến trúc Angkor đặc trưng của người Campuchia. Chánh điện của chùa thường quay về hướng đông vì người Khmer tin rằng con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông.

Khuôn viên chùa rộng hơn 4 ha, bao quanh là tường rào chạm khắc Rắn thần và nhiều hoa văn rực rỡ. Đây là ngôi chùa Phật giáo tiểu thừa được xây dựng theo lối kiến trúc Angkor đặc trưng của người Campuchia. Chánh điện của chùa thường quay về hướng đông vì người Khmer tin rằng con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông.

Chùa là trung tâm tôn giáo lớn và đẹp bậc nhất của người Khmer ở Bạc Liêu và cả vùng Nam Bộ, khởi công từ năm 1887. Khuôn viên chùa rộng, có nhiều hạng mục như: chánh điện, sala, mộ tháp… Các công trình này cách nhau cả trăm mét, xen giữa là những khoảng sân, mảnh vườn, cây cối, tạo một không gian thanh bình, yên ả.

Chùa là trung tâm tôn giáo lớn và đẹp bậc nhất của người Khmer ở Bạc Liêu và cả vùng Nam Bộ, khởi công từ năm 1887. Khuôn viên chùa rộng, có nhiều hạng mục như: chánh điện, sala, mộ tháp… Các công trình này cách nhau cả trăm mét, xen giữa là những khoảng sân, mảnh vườn, cây cối, tạo một không gian thanh bình, yên ả.

Người Khmer theo Phật giáo tiểu thừa, thờ phật Thích Ca. Hiện chùa có đến 115 pho tượng các loại làm bằng xi măng, đất, một bia đá và một quả chuông có từ năm 1887.

Người Khmer theo Phật giáo tiểu thừa, thờ phật Thích Ca. Hiện chùa có đến 115 pho tượng các loại làm bằng xi măng, đất, một bia đá và một quả chuông có từ năm 1887.

Hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, chùa Xiêm Cán không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh, văn hóa nghệ thuật của người dân Khmer, mà còn là nơi chứng kiến nhiều biến cố của lịch sử. Chùa còn lưu giữ bộ sách Khmer cổ được viết trên lá cây dày đến 70 trang.

Hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, chùa Xiêm Cán không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh, văn hóa nghệ thuật của người dân Khmer, mà còn là nơi chứng kiến nhiều biến cố của lịch sử. Chùa còn lưu giữ bộ sách Khmer cổ được viết trên lá cây dày đến 70 trang.

Khắp các công trình kiến trúc trong chùa, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều tượng rắn thần Naga 5 đầu. Đây là hình ảnh tượng trưng cho lòng vị tha của Đức Phật, ngụ ý rằng giáo lý Phật pháp soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn đã được thuần hóa và phục thiện.

Khắp các công trình kiến trúc trong chùa, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều tượng rắn thần Naga 5 đầu. Đây là hình ảnh tượng trưng cho lòng vị tha của Đức Phật, ngụ ý rằng giáo lý Phật pháp soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn đã được thuần hóa và phục thiện.

Chánh điện của chùa nằm trên nền cao 1,5 m, chia làm nhiều cấp bậc và có hành lang bao xung quanh. Trên chánh điện có khắc tượng hình Xa Nặc dắt con bạch mã Kiền Trắc đưa Thái tử Tất Đạt Đa qua sông đi tìm đường giác ngộ.

Chánh điện của chùa nằm trên nền cao 1,5 m, chia làm nhiều cấp bậc và có hành lang bao xung quanh. Trên chánh điện có khắc tượng hình Xa Nặc dắt con bạch mã Kiền Trắc đưa Thái tử Tất Đạt Đa qua sông đi tìm đường giác ngộ.

Người Khmer có niềm tin mãnh liệt vào tôn giáo. Họ coi việc cúng dường xây chùa là một phần trong cuộc sống. Con trai từ 11 tuổi trở lên sẽ được vào chùa tu dường, báo hiếu cho cha mẹ, ông bà. Nhà nào có con tu càng lâu trong chùa thì càng có phước.

Người Khmer có niềm tin mãnh liệt vào tôn giáo. Họ coi việc cúng dường xây chùa là một phần trong cuộc sống. Con trai từ 11 tuổi trở lên sẽ được vào chùa tu dường, báo hiếu cho cha mẹ, ông bà. Nhà nào có con tu càng lâu trong chùa thì càng có phước.

Bên trong chánh điện là hai hàng cột cao nâng đỡ mái chùa. Mái được cấu trúc thành nhiều tầng lớp chồng lên nhau, tạo ra khoảng không gian cao vút, hòa với đỉnh nhọn như một chóp tháp. Chánh điện chỉ thờ duy nhất Đức Phật Thích Ca với các bức tượng ở nhiều tư thế khác nhau như Phật ngồi trên mình rắn Naga, Phật ngồi thiền định, Phật đi khất thực, Phật nhập Niết bàn...

Bên trong chánh điện là hai hàng cột cao nâng đỡ mái chùa. Mái được cấu trúc thành nhiều tầng lớp chồng lên nhau, tạo ra khoảng không gian cao vút, hòa với đỉnh nhọn như một chóp tháp. Chánh điện chỉ thờ duy nhất Đức Phật Thích Ca với các bức tượng ở nhiều tư thế khác nhau như Phật ngồi trên mình rắn Naga, Phật ngồi thiền định, Phật đi khất thực, Phật nhập Niết bàn...

Trên trần nhà là những bức bích họa kể về công việc và con đường tu hành của Đức Phật.

Trên trần nhà là những bức bích họa kể về công việc và con đường tu hành của Đức Phật.

Người dân Khmer mỗi tháng đến chùa bốn lần để lễ Phật, tụng kinh, tu dưỡng đạo đức để mong được hưởng quả phúc. Họ coi chùa còn quan trọng hơn nhà mình. Ngoài nhiệm vụ chính là thực hiện các hoạt động tôn giáo, chùa còn là trung tâm văn hóa giáo dục của phum, sóc (làng, xã). Trong khuôn viên chùa có trường học dạy chữ Khmer, chữ Pali, dạy kinh... Đây cũng là nơi lưu giữ các tập truyện kể dân gian xưa và nay hoặc các vốn văn hóa truyền thống.

Người dân Khmer mỗi tháng đến chùa bốn lần để lễ Phật, tụng kinh, tu dưỡng đạo đức để mong được hưởng quả phúc. Họ coi chùa còn quan trọng hơn nhà mình. Ngoài nhiệm vụ chính là thực hiện các hoạt động tôn giáo, chùa còn là trung tâm văn hóa giáo dục của phum, sóc (làng, xã). Trong khuôn viên chùa có trường học dạy chữ Khmer, chữ Pali, dạy kinh... Đây cũng là nơi lưu giữ các tập truyện kể dân gian xưa và nay hoặc các vốn văn hóa truyền thống.

Chùa Xiêm Cán trước đây thể hiện tính truyền thống cũng như tính khép kín của cộng đồng dân tộc. Những đời trụ trì trước đây quan niệm chùa là nơi tu hành, yên tĩnh nên rất hạn chế du khách ghé thăm. Nhiều năm gần đây, chùa đã mở cửa cho du khách và trở thành một trong những điểm đến thu hút du khách của Bạc Liêu.

Chùa Xiêm Cán trước đây thể hiện tính truyền thống cũng như tính khép kín của cộng đồng dân tộc. Những đời trụ trì trước đây quan niệm chùa là nơi tu hành, yên tĩnh nên rất hạn chế du khách ghé thăm. Nhiều năm gần đây, chùa đã mở cửa cho du khách và trở thành một trong những điểm đến thu hút du khách của Bạc Liêu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Media 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Tôn tượng Di Lặc lớn hàng đầu thế giới trên núi Bà Đen được tạo tác như nào?

Media 16:14 15/04/2024

Tạo tác từ 6,688 viên đá sa thạch theo một cách thức gợi liên tưởng đến bí quyết người Ai Cập cổ tạo nên Kim Tự Tháp, tôn tượng Di Lặc Bồ Tát được đánh giá là một kỳ tích trên nóc nhà Nam bộ.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Media 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Media 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xem thêm