Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 25/12/2013, 09:54 AM

Độc đáo những ngôi “chùa Bà” ở Hà Thành

Ít người biết rằng ngay giữa Thủ đô lại có những ngôi chùa mang tên “Bà” đã gắn liền với nhiều sự kiện lịch sự và nét văn hóa tâm linh của người Việt.

Chùa Bà Già

 

Đây là một ngôi chùa cổ, một công trình kiến trúc Phật giáo, có niên đại hơn 1.000 năm. Được nhiều thế hệ người dân làng Phú Gia (phường Phú Thượng - quận Tây Hồ) xây dựng, giữ gìn và bồi đắp, ngôi chùa đã trở thành một địa chỉ văn hóa - du lịch của Hà Nội.

Một bộ phận người Chăm đi từ phía Nam ra đã dựng một ngôi chùa tên phiên âm là Đa - Da - Li, có thể tên Bà Già là từ Đa - Da - Li mà ra

Hiện nay, chùa con lưu giữ được bức hoành phi và tấm bia cổ, ngoài ra còn có 58 pho tượng tròn, trong đó có 46 pho tượng Chư Phật, La Hán, Đế Thích và Phạm Thiên, được tạo tác công phu theo nghệ thuật thời Lê - Nguyễn, sơn thiếp lộng lẫy. Đặc biệt là còn quả chuông đúc từ năm 1665, cao 1.46m

Chùa Bà Ngô

Theo cuốn Thăng Long cổ tích khảo thì chùa được xây dựng vào thời vua Lý Nhân Tông (khoảng năm 1127 - 1128). Còn theo sách "La thành cổ tích vịnh" thì tại đây xưa có một gò hình cái bầu đựng rượu. Năm Kiến Gia thứ 8 (1281), Lý Huệ Tông đã cho dựng trên gò ngôi chùa Ngọc Hồ (bầu bằng ngọc, đẹp và quý như ngọc).

 

Trải qua gần 900 năm tồn tại, chùa Bà Ngô lưu giữ được nhiều văn bia, câu đối và một khối lượng di vật rất lớn ở nhiều thể loại như long ngai, bài vị, các tế khí... Hiện nay, chùa tọa lạc số 128 phố Nguyễn Khuyến

Tuy nhiên người dân địa phương lại có cách giải thích khác là chùa vốn có một giếng nước rất trong không bao giờ cạn, là một thứ lễ vật tinh khiết bậc nhất dâng lên Tam Bảo. Giếng được bảo vệ như vật báu, được xây và có nắp đậy.

Chùa Bà Nành

Tương truyền rằng, có một bà lão không rõ tên, lập một quán hàng ngay trên nền chùa Bà Nành ngày nay, gần với nơi các sĩ tử qua lại để vào học trường Quốc Tử Giám.

 

Chùa Bà Nành - Tiên Phúc tự ở số 154 phố Nguyễn Khuyến, ngoài giá trị lịch sử văn hóa tự thân, còn được coi là một di tích nằm trong quần thể di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Bà thường xay đậu nành và chế ra các thứ chè bánh rất thơm ngon. Bà để dành tiền xây nên một ngôi chùa, gọi là Tiên Phúc Tự. Người đương thời cảm động trước công đức ấy nên khi bà mất đi, họ lấy tấm đá dùng làm quầy bán hàng khi trước của bà để lại đục khắc hoa văn lá cuốn, đặt làm bàn thờ, rồi đặt tên là chùa Bà Nành.

Chùa Bà Đá


Là nơi đặt trụ sở của Thành hội Phật Giáo Hà Nội (số 3 phố Nhà Thờ). Tương truyền, đời vua Lê Thánh Tông, khi dân khai móng xây chùa thấy một pho tượng bằng đá hình dáng phụ nữ, dân chúng cho là Thánh giáng tiên liền lập nơi thờ tự.

 

Cuối đời Lê - Trịnh, khi đào đất xây tường làm lại chùa, hễ bức tường xây lên lại bị đổ, đào sâu thì thấy pho tượng đá khi xưa. Chùa nằm trên một con phố nhỏ và dài chỉ vài trăm mét.

Chùa có tiền đường xây theo kiểu chữ nhất, trung đường xây theo kiểu chữ đinh, được nối liền với nhau, tạo nên một khối kiến trúc vuông vắn với một không gian khá đẹp và thoáng, nhiều bộ phận kiến trúc cũ có giá trị, thu hút đông đảo khách tham quan.

Chùa Bà Đanh

Là một ngôi chùa dành cho người Chăm. Tây Hồ chí ghi là vua Lê Thánh Tông đã cho làm một thiền viện ở gò Phượng Chủy bên bờ Nam Hồ Tây cho người Chăm hành đạo, gọi là thiền viện Châu Lâm.

 

Gò Phượng Chủy nay là khu vực trường Chu Văn An, quận Ba Đình nhưng dân thì gọi là chùa Bà Đanh. Sau khi người Chăm chuyển sang khu vực khác, thiền viện hoang phế nên có câu ngạn ngữ “Vắng như chùa Bà Đanh”. Hiện nay trong chùa còn tấm bia ghi dòng chữ “Châu Lâm tự hiệu là Bà Đanh tự”

Tới thời Pháp thuộc, thực dân bắt dời chùa đi để xây xưởng in rồi xây trường học. Đồ thờ ở chùa Châu Lâm được đưa sang thờ chung với chùa Phúc Châu ở chỗ nay là số nhà 199B phố Thuỵ Khuê, gọi gộp là chùa Phúc Lâm.

Chùa Bà Móc

Tọa lạc trên số nhà 27 phố Nguyễn Thiếp - quận Hoàn Kiếm. Nơi có con ngõ chật hẹp, ngoằn ngoèo và có những khu nhà ẩm thấp bao quanh.

Không rõ lai lịch của chùa. Chùa cũng không c̣òn cổ vật, trừ tấm bia mang niên hiệu cảnh Thịnh thứ 4 (1796) do Nguyễn Cát Định làm đốc học ở Quốc Tử Giám soạn, nói về việc tu sửa chùa.

Bối Bối

TIN, BÀI LIÊN QUAN

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Phát huy di sản chùa Thầy

Chùa Việt 11:23 13/04/2024

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội.

Xem thêm