Độc đáo tượng Phật A Di Đà được khắc trực tiếp vào vách đá
Bức tượng Phật A Di Đà tại chùa Vồm - bên chân núi Bàn A thuộc xã Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa) cao 6m, rộng 3,2m được khắc trực tiếp vào vách đá xuất hiện từ thế kỉ 17 có giá trị cao về văn hóa, lịch sử.
Nằm ngay ở vùng hạ lưu sông Chu, sông Mã, xung quanh là đồng ruộng trù phú, làng mạc đông vui, ngã ba sông rộng mở, bãi bồi bát ngát hoa màu, rừng cây, thuyền đi ngược, về xuôi…, chùa Vồm đặt bên chân núi Bàn A thuộc xã Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa) hiện lên như một nét điểm xuyết cho bức tranh phong cảnh sinh động, muôn màu, muôn vẻ mà rất mực nên thơ.

Gian chính của chùa Vồm được đặt ngay dưới chân núi Bàn A, trong khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng.
Núi Bàn A là ngọn núi danh thắng nổi tiếng xứ Thanh có hình thù và màu sắc rất đẹp, được hợp thành từ hai ngọn núi là núi Vồm và núi Bằng Trình. Nơi đây gắn với truyền thuyết về cuộc tranh đấu giữa ông Vồm - nhân vật trong thần thoại xa xưa ở xứ Thanh, có sức khỏe phi thường, có công đào sông, đắp núi, lập ấp với ông Bưng, tức Lê Phụng Hiểu, một danh sĩ thời Lý được nhân dân huyền thoại hóa.

Cổng chùa đã phủ màu rêu phong gồm có 1 cổng chính và 2 cổng phụ hai bên, mang đậm phong cách đặc trưng của kiến trúc thế kỉ 15.
Cảnh đúc tượng Phật khổng lồ ở Hà Nội 70 năm trước
Chùa Vồm (hay còn gọi là chùa Đại Hùng) được xây dựng ở chân núi Bàn A vào năm Quang Thuận (1460) dưới triều vua Lê Thánh Tông. Ngôi chùa có thế dựa vào núi đá, được dãy núi và tầng tầng lớp lớp cây xanh mướt che chở tạo nên một không gian bình yên, tĩnh lặng pha chút nét kì bí, hoang sơ.

Tượng Phật A Di Đà cao 6m, rộng 3,2m được khắc trực tiếp vào vách đá xuất hiện từ thế kỉ 17.
Trong khuôn viên chùa lưu giữ nhiều di vật, dấu tích có giá trị cao về văn hóa, lịch sử, như: Tượng Phật A Di Đà khắc bằng đá, những bài thơ của các nhân vật lịch sử được khắc trên sườn núi… Chùa Vồm cùng với núi Bàn A là loại hình di tích thắng cảnh và kiến trúc nghệ thuật, thể hiện trí tuệ, sự tài hoa, khéo léo của người xưa và được xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh vào năm 2011.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Kim Quang Minh Tự: Ngôi chùa còn non trẻ trên vùng rừng rú núi đồi
Chùa Việt
Khởi đầu từ một khoảnh đất rẫy đồi rừng nơi hoang vắng thuộc thôn Bắc Sông Giang, (xã Khánh Trung, huyện miền núi Khánh Vĩnh) còn chằng chịt um tùm cây lá do một Phật tử tín tâm hiến cúng để đón những bóng dáng nâu sồng lặng lẽ về đây dựng xây nơi an trú với tâm nguyện phụng sự chúng sinh qua chương trình “Hiểu và Thương” còn rất mới lạ với bà con nghèo vùng sâu vùng xa…

Ở Sài Gòn, hỏi về chùa Nam tông Khmer, mọi người nghĩ ngay đến nơi này
Chùa Việt
Giữa lòng TP.HCM nhộn nhịp, chùa Chantarangsay là nơi mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo Nam tông Khmer.

Hoa Lâm Ngự tự - ngôi chùa cổ gần 800 năm
Chùa Việt
Chùa Hoa Lâm, thường gọi chùa Ngự ở xã Hoa Lâm, sau là thôn Tiền Hậu, xã Văn Lâm, tổng Văn Lâm, nay là làng Văn Lâm, xã Lâm Trung Thuỷ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa được xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh năm 2008 (theo Quyết định số 1796/QĐ-UBND ngày 27/6/2008 của UBND tỉnh Hà Tĩnh).

Ngôi chùa có 'báu vật' lớn bậc nhất Việt Nam
Chùa Việt
Nằm cách TP Hà Nội hơn 100km, chùa Cổ Lễ (thuộc địa phận huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) là công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo ở Việt Nam.
Xem thêm