Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 04/06/2019, 09:46 AM

Độc đáo ý tưởng của một trường học ở Ấn Độ nhận rác thải nhựa thay học phí

Với mục đích khuyến khích phụ huynh nghèo cho con em đi học mà không phải mang nỗi lo tài chính, một trường học nhỏ ở Ấn Độ đã nhận rác thải nhựa thay học phí.

>>Phật giáo và môi trường 

Trường Akshar Forum nằm tại một ngôi làng nhỏ có tên Pamohi ở Guwahati, Ấn Độ. Mới đây trường đã áp dụng chính sách mới là chính sách mở rộng của chương trình tái chế khởi động từ 6 tháng trước.

Phat giao va moi truong 1

Ngôi trường được Parmita Sharma và Mazin Mukhtar đồng sáng lập năm 2016 với mục đích dạy trẻ em "kiếm sống một cách có trách nhiệm với đất nước".

Phat giao va moi truong 2

Kể từ khi thành lập, trường đã có nhiều chương trình giáo dục độc đáo để giúp học sinh phát huy khả năng sáng tạo của bản thân.

Không giới hạn học sinh trong chương trình học cố định, Akshar Forum cho phép học sinh trau dồi kỹ năng cá nhân, phát triển thế mạnh của riêng mình.

Phat giao va moi truong 3

Theo Phó hiệu trưởng Priyongsu Borthakur, nhà trường bắt đầu nhận rác nhựa khô của các hộ gia đình vùng lân cận từ 6 tháng trước để khởi động chương trình tái chế, trong đó học sinh tham gia thu gom và phân loại rác thải.

Phat giao va moi truong 4

"Ý tưởng này nhằm giúp các học sinh biết cách sống thân thiện với môi trường", Phó hiệu trưởng cho biết. "Toàn bộ chương trình tái chế được các em học sinh thực hiện từ đầu tới cuối."

Phat giao va moi truong 5

Các em học sinh trường Akshar được yêu cầu đi nhặt rác thải nhựa gần nhà, phân loại và tái chế rác thải nhựa theo nhiều cách khác nhau.

Phat giao va moi truong 6

Để áp dụng chiến lược thu gom rác thải nhựa cho các hộ gia đình, nhà trường lên ý tưởng nhận "học phí" là rác thải nhựa khô.

Phat giao va moi truong 7

"Tôi vẫn nhớ các lớp học đầy khí độc mỗi khi có người ở khu vực lân cận đốt rác nhựa" - Parmita Sarma, nhà đồng sáng lập của trường cho biết. "Ở đây người dân thường đốt rác thải nhựa để sưởi ấm. Chúng tôi muốn thay đổi điều đó, ban đầu là bằng cách khuyến khích học sinh mang rác nhựa đến nộp thay cho học phí."

Phat giao va moi truong  8

Chính sách này không chỉ giúp giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường cho rác thải nhựa ở ngôi làng nhỏ mà còn khuyến khích nhiều học sinh đi học hơn.

Phat giao va moi truong  9

Việc tái chế rác thải nhựa trong gia đình cũng giúp nâng cao nhận thức của các học sinh về vấn đề môi trường.

Mazin và Parmita. hai nhà đồng sáng lập trường học này. Cả hai hy vọng trong tương lai có thể xây 100 trường học như vậy khắp Ấn Độ

Mazin và Parmita. hai nhà đồng sáng lập trường học này. Cả hai hy vọng trong tương lai có thể xây 100 trường học như vậy khắp Ấn Độ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thương mại điện tử tác động tới môi trường ra sao?

Môi trường 15:18 16/04/2024

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một cách phổ biến để người tiêu dùng mua hàng hóa mà không cần phải rời khỏi ngôi nhà thoải mái của mình. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại phải trả giá đắt cho môi trường, đặc biệt là ở dạng rác thải bao bì.

Có bao nhiêu rác thải nhựa trôi ra đại dương?

Môi trường 16:43 14/04/2024

Khoảng 0,5% rác thải nhựa trôi ra đại dương. Phần lớn chúng nằm sát bờ biển. Đây là báo cáo của Our World in Data mới nhất.

Thiên nhiên và tuệ giác tương tức

Môi trường 09:09 13/04/2024

Khi chúng ta gieo một hạt bắp xuống lòng đất ẩm, khoảng một tuần sau hạt bắp sẽ nảy mầm và dần dần trở thành một cây bắp con. Ta có thể hỏi cây bắp con: “bắp ơi, em có nhớ lúc em còn là một hạt bắp không?”

'Việc thiếu nước là một vấn đề lớn của vùng Tây Nam Bộ'

Môi trường 20:52 12/04/2024

Phỏng vấn nhanh Đại đức Thích Chiếu Pháp, uỷ viên Ban TT-TT Phật giáo Tiền Giang, người đang cùng các nhà hảo tâm và cộng đồng thực hiện các 'chuyến xe không màu' đưa nước ngọt cung ứng cho đại chúng ở Thị xã Gò Công, Tiền Giang.

Xem thêm