Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Đời bi kịch của nữ diễn viên Trần Hiểu Húc 'Lâm Đại Ngọc'

Cuối đời, nữ diễn viên Trần Hiểu Húc - đóng vai Lâm Đại Ngọc - xuất gia. Những ngày tháng cuối cùng, cô sống trong đau đớn vì bệnh tật. Cô mất vì ung thư vú vào tháng 5 năm 2007.

Đời buồn từ tấm bé

Sinh thời, ánh mắt nữ diễn viên luôn u uẩn, đượm buồn, được cho là bắt nguồn từ chuỗi ngày cô đơn, sợ hãi giao tiếp của cô. Từ nhỏ, Hiểu Húc đã chịu đựng sự ghẻ lạnh của người xung quanh, hình thành nên tính cách của cô sau này.

Trần Hiểu Húc sinh năm 1965, trong gia đình nghệ thuật ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Bố cô là đạo diễn Kinh kịch Trần Cường, mẹ là giáo viên múa. Vì con gái chào đời vào buổi bình minh, ông Trần Cường đặt tên con là Hiểu Húc (nghĩa là ánh nắng buổi sớm mai). Lúc mới sinh, con gái không mấy khỏe mạnh, vị đạo diễn nói với vợ: "Con gái yếu ớt thế này, anh mong sau này con sẽ đầy sức sống như ánh mặt trời lúc sáng sớm, rạng rỡ và vui vẻ".

Cách mạng Văn hóa diễn ra, ông Trần Cường bị bắt vì bị liệt vào tầng lớp tư sản tự do. Hàng xóm lẩn tránh khi trông thấy mẹ con Trần Hiểu Húc. Một lần, cô bé hỏi mẹ: "Sao mọi người lại lẩn tránh chúng ta?". Mẹ cô đáp: "Đó không phải lỗi của chúng ta. Bố con là người tốt". Cô không hiểu lời mẹ.

Một hôm, đám trẻ con chơi nhảy dây trong sân, cô bé Hiểu Húc muốn được chơi cùng nên lại gần, không ngờ đám trẻ dừng lại. Một cậu bé nhặt đá ném về phía cô: "Biến đi chỗ khác".

Cách mạng Văn hóa chấm dứt, ông Trần Cường được tự do. Về nhà, ông nhận ra con gái vô cùng hướng nội và rất nhút nhát, luôn trốn vào một góc, ngại giao tiếp với mọi người. Bạn bè của bố đến nhà thăm hỏi, Trần Hiểu Húc luôn bày tỏ "con sợ lắm". Sự nhút nhát của Hiểu Húc khiến bố cô buồn khổ. Ông từng khóc trước mặt con và nói: "Bố biết con tổn thương, sợ hãi vì chuyện của bố. Bố cũng rất đau lòng và tự dằn vặt bản thân, chẳng thể bảo vệ được con...". 

Cô bé nhạy cảm hiểu được lòng bố, cố gắng trò chuyện với mọi người song đó chỉ là sự miễn cưỡng: "Con thấy làm vậy thật gượng gạo, con thà ngồi một mình còn hơn bị người khác chú ý". Khi bố phân tích sau này lớn lên cần đi làm, cần hòa nhập với mọi người, Trần Hiểu Húc nói: "Con không biết, nếu bố muốn con nói chuyện với người ta thì con sẽ làm vậy". Lời của con gái lại khiến ông Trần Cường xót xa. Ông bảo với vợ: "Người ta thì đau đầu vì con cái không nghe lời, anh thì đau lòng vì con gái quá nghe lời".

Hàng ngày ngoài giờ học, Trần Hiểu Húc học ballet, say mê đọc tác phẩm văn học nổi tiếng, cô cũng thường thả hồn làm thơ. Năm 14 tuổi, Hiểu Húc sáng tác bài Tôi là một bông tơ liễu, qua đó phần nào cho thấy tâm hồn, tình cảm của cô gái.

Tôi là một bông tơ liễu

Lớn lên trong mùa xuân xinh đẹp

Bị cha mẹ bỏ rơi quá sớm

Nên kết thành tri kỷ với gió xuân.

Tôi là một bông tơ liễu

Đừng hỏi tôi chốn nao là nhà

Mong được gió thổi đến chân trời góc bể

Để báo tin xuân đến từng góc nhỏ của thế gian.

Tôi là một bông tơ liễu

Sinh ra chẳng biết âu lo

Bố tôi là bầu trời rộng lớn

Mẹ tôi là đại địa vô ngần. 

Lạc lõng trên phim trường

Đầu hè năm 1984, Trần Hiểu Húc biết thông tin đoàn phim tuyển diễn viên Hồng lâu mộng trên toàn quốc. Trước khi lên đường tới Bắc Kinh phỏng vấn, cô hỏi bố mình nên mặc gì. Với kinh nghiệm của một đạo diễn sân khấu, ông Trần Cường nói: "Con mặc đồ hàng ngày, không cần phải trang điểm quá nhiều. Trang điểm kỹ sẽ che mất vẻ đẹp mà con vốn có".

Đạo diễn Vương Phù Lâm bị chinh phục bởi vẻ mộc mạc của Hiểu Húc cùng sự hiểu biết của cô đối với tiểu thuyết Hồng lâu mộng. Sau đó, cô gái cùng các diễn viên khác tham gia khóa đào tạo ba tháng. Danh sách diễn viên sẽ được xác định sau khóa học.

Tạo hình Lâm Đại Ngọc của Trần Hiểu Húc trong 'Hồng Lâu mộng'.

Tạo hình Lâm Đại Ngọc của Trần Hiểu Húc trong 'Hồng Lâu mộng'.

Con gái đến Bắc Kinh, ông bố vừa mừng vừa lo. Đúng như những gì ông nghĩ, Trần Hiểu Húc lạc lõng giữa đoàn làm phim. Cô viết thư về nhà kể: "Tết Trung Thu, các cô gái ăn vận đẹp đẽ, ca hát nhảy múa chúc mừng lẫn nhau. Còn con trốn ở một góc, cảm thấy sự đơn độc lạnh lẽo... Con nhớ bố mẹ...". Đọc thư, ông Trần Cường ân hận vì đã khích lệ con gái tham gia Hồng lâu mộng.

Gần hết ba tháng đào tạo, đạo diễn yêu cầu các diễn viên tự đăng ký vai diễn mình mong muốn. Trần Hiểu Húc viết thư cho bố, tỏ ra hoang mang vì có người nói rằng, cô gầy như que củi, không thể đóng tiểu thư mà chỉ nên đóng a hoàn. Trần Cường gọi điện thoại cho con gái: "Con tới Bắc Kinh là để có được vai Lâm Đại Ngọc. Nếu không được đóng vai đó thì con từ bỏ cũng được, để tránh phải diễn với tâm lý không thoải mái, sau này lên phim khán giả cũng thấy gượng gạo".

Lúc đó có rất nhiều người mong muốn được đóng Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm nói với Hiểu Húc: "Nếu không đóng Đại Ngọc, cháu chọn một vai khác thì thế nào?". Trần Hiểu Húc kiên quyết nói: "Cháu chính là Lâm Đại Ngọc, nếu cháu đóng vai khác, khán giả sẽ nói Lâm Đại Ngọc sao lại đi diễn nhân vật khác". Đạo diễn bất ngờ khi cô gái nhỏ kiên quyết như vậy. Cuối cùng, vai diễn nặng ký thuộc về cô.

Trả lời phỏng vấn đài CCTV bấy giờ, Trần Hiểu Húc nói: "Tôi thích Lâm Đại Ngọc có lẽ vì tôi và cô ấy có những nét tính cách tương đồng. Tôi thích sự trong sáng, không màng thế tục của cô ấy".

Hồng lâu mộng gặt hái thành công vang dội sau khi phát sóng, sau đó được phát lại hàng trăm lần. Trần Hiểu Húc trở thành "Lâm muội muội" nhà nhà biết đến.

Đời 'hồng nhan bạc mệnh'

Cuối đời, Trần Hiểu Húc quy y cửa Phật. Trong lần phỏng vấn trên truyền hình cuối cùng, Trần Hiểu Húc nói: "Tôi không thích mọi người gọi tôi theo chức vụ trong công ty mà muốn được gọi là Lâm Đại Ngọc. Vì dấu ấn đẹp nhất, hồi ức đẹp nhất đối với tôi là Lâm Đại Ngọc trong 'Hồng lâu mộng' và quãng thời gian đóng phim đó".

Trần Hiểu Húc trải qua hai cuộc hôn nhân. Chồng đầu tiên của cô là diễn viên Tất Ngạn Quân, hai người đăng ký kết hôn khi Hồng lâu mộng vừa hoàn thành. Song Hiểu Húc không cảm thấy hạnh phúc, vợ chồng đường ai nấy đi chỉ sau thời gian ngắn ngủi chung sống.

Nữ diễn viên tìm được sự đồng điệu tâm hồn với Hách Đồng, hai người chung sức kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo, thành lập công ty. Việc kinh doanh thuận lợi, công ty ngày càng lớn mạnh, đưa Trần Hiểu Húc trở thành nữ doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực quảng cáo. Nữ diễn viên từng mang bầu nhưng bị sảy thai.

Tới năm 2006, đạo diễn Trần Cường nhận ra sắc mặt con gái không tốt, dáng vẻ ngày một tiều tụy, thường đưa tay ôm ngực một cách vô thức. Nhưng Hiểu Húc nói cô mệt mỏi, chỉ cần nghỉ ngơi là ổn. Cô cũng từ chối đến bệnh viện khám sức khỏe. Lúc này, Trần Hiểu Húc đã theo Đạo Phật.

Mãi đến lúc bệnh đã nghiêm trọng, Trần Hiểu Húc mới chịu nghe lời khuyên tới bệnh viện. Cả nhà sững sờ khi biết cô mắc ung thư vú giai đoạn cuối. Ông Trần Cường khóc trước mặt nhiều người vì cú sốc này.

Xuất gia tu hành rồi qua đời vì ung thư

Trần Hiểu Húc thời trẻ (trái) và khi xuất gia tu hành (phải).

Trần Hiểu Húc thời trẻ (trái) và khi xuất gia tu hành (phải).

Trần Hiểu Húc không muốn phẫu thuật. Sau đó, được sự ủng hộ của bố mẹ, cô tới chùa Bạch Quốc Hưng Long ở Trường Xuân (tỉnh Cát Lâm) xuất gia tu hành. Những ngày tháng cuối cùng, cô sống trong đau đớn vì bệnh tật. Nữ diễn viên qua đời vào tháng 5/2007.

Sau khi Trần Hiểu Húc xuất gia, Hách Đồng cũng xuất gia theo vợ. Một số nguồn tin nói rằng sau này Hách Đồng hoàn tục, trở lại điều hành công ty quảng cáo.

Về cái chết của Trần Hiểu Húc, một video pháp thoại của Hoà thượng Tịnh Không nói rõ ràng những nhân duyên xấu khiến người đẹp chết vì ung thư. Chúng tôi sẽ trở lại chủ đề này trong bài viết tiếp theo.

> Diễn viên Việt Trinh ký hiến tạng 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Phật pháp và cuộc sống 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Phật pháp và cuộc sống 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Ra đi để biết nẻo về

Phật pháp và cuộc sống 13:50 01/11/2024

Có một cô bé vì làm quấy nên bị mẹ quở mắng, cô cãi lại mẹ rồi tức giận bỏ nhà ra đi. Cô đi lang thang từ sáng đến tối mà chẳng biết về đâu, bụng đói meo vì không có gì bỏ vào cả, trong túi của cô cũng chẳng có tiền.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Phật pháp và cuộc sống 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Xem thêm