Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 07/09/2022, 14:49 PM

Di mẫu Pajàpati Gotami và 500 công nương được Phật cho xuất gia

Vào đầu năm 584 trước tây lịch, tại tinh xá Mahàvana ở Vesàlì, vào sáng sớm, trong lúc đi ra hồ lấy nước, đại đức Ànanda trông thấy lệnh bà Gotamì và một số đông phụ nữ mặc áo vàng, xuống tóc, đi chân không, đang xúm xít đứng trước giảng đường Kùtàgàra.

Vô cùng ngạc nhiên, đại đức đến trước lệnh bà Gotamì hỏi:

–Thưa lệnh bà, sao lệnh bà lại đứng đây vào sáng tinh sương như thế này? Sao chân lệnh bà sưng trầy và chảy máu như vậy? Và các công nương này cũng thế nữa...

– Đại đức Ànanda, tôi và 500 công nương này muốn từ bỏ đời sống cô đơn buồn chán ở nội cung nên đã tự xuống tóc, bỏ hết đồ trang sức, từ bỏ hết mọi tiện nghi vật chất, chỉ mong được sống đời thanh nhàn cao thượng của kẻ xuất gia. Chúng tôi đã tập sống đời khất sĩ, xin ăn, ngủ dưới gốc cây, trong khi đi chân không từ Kapilavatthu đến đây. Chúng tôi muốn chứng tỏ rằng chúng tôi cũng có thể sống cuộc đời không nhà cửa của người khất sĩ. Xin đại đức hoan hỉ bạch Phật cho phép chúng tôi được xuất gia.

– Lệnh bà và các công nương hãy đứng đây chờ. Tôi sẽ vào bạch đức Thế Tôn. Tôi hứa sẽ làm hết sức tôi.Đại đức Ànanda vào đến am Phật gặp lúc Phật vừa xả thiền đứng dậy, đang mặc áo, sắp đi thiền hành với thầy thị giả Nagita. Ànanda bạch Phật:

– Bạch đức Thế Tôn, xin ngài hãy nhìn kia, lệnh bà Pajàpati Gotamì và 500 công nương đang đứng trước giảng đường, chân sưng vù vì đi chân không từ Kapilavatthu đến đây, mình mẩy lấm lem đầy cát bụi và trông có vẻ âu sầu phiền muộn. Xin đức Thế Tôn hoan hỉ chấp thuận cho hàng phụ nữ được từ bỏ đời sống gia đình, khép mình vào nếp sống không nhà cửa, trong khuôn khổ của Giáo Pháp và Giới Luật mà Thế Tôn đã công bố. Bạch đức Thế Tôn, sẽ là một đại hạnh cho nữ giới nếu hàng phụ nữ được phép từ bỏ nếp sống gia đình để thực hành đời sống cao thượng của hàng khất sĩ không nhà cửa.

– Đủ rồi, Ànanda, Như Lai không thể chấp thuận cho hàng phụ nữ xuất gia.Lần thứ nhì và lần thứ ba đại đức Ànanda cố xin, nhưng đức Phật một mực chối từ. Sau một lúc trầm ngâm suy nghĩ, đại đức Ànanda lại kính cẩn bạch:

– Bạch Thế Tôn, người phụ nữ có khả năng thành tựu đạo quả Tu-đà-hoàn (Sotàpatti), Tư-đà-hàm (Sakadàgàmi), A-na-hàm (Anàgàmi) và A-la-hán (Arahattà) không, nếu họ tu tập đúng theo Giáo Pháp và Giới Luật mà đức Thế Tôn đã công bố?

Người xuất gia báo hiếu bằng cách xây dựng đức tin cho cha mẹ

Trong kinh Phật Bản Hạnh và kinh Trung Bản Khởi có ghi lại câu chuyện của Tỳ kheo ni Đại Ái Đạo, vị Tỳ kheo ni đầu tiên trong ni giới.

Trong kinh Phật Bản Hạnh và kinh Trung Bản Khởi có ghi lại câu chuyện của Tỳ kheo ni Đại Ái Đạo, vị Tỳ kheo ni đầu tiên trong ni giới.

– Này Ànanda, Phật đáp, bất cứ ai tu tập đúng theo Giáo Pháp và Giới Luật của giáo đoàn khất sĩ đều có thể thành tựu các thánh quả như sau:

“Quả vị thứ nhất là Tu-đà-hoàn (Sotàpatti): Nhờ quán Tứ đế nên kiến đạo. Nhờ kiến đạo nên biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiễm, sự xuất ly 5 uẩn; biết cách đoạn trừ phiền não nhất là ba kiết sử (thân kiến, giới cấm thủ, hoài nghi), tâm lần hồi được thanh tịnh và bắt đầu nhập vào dòng thánh, xả bỏ ân ái, chẳng bận trần duyên, kiên trì trai giới, giữ thân miệng ý thanh tịnh, chứng quả Dự lưu. (Người chứng quả này, gọi là Sotàpanna, đã nương theo Tứ Đế thực hành Chánh Kiến, Chánh Tư Duy để đoạn trừ ba kiết sử).

“Quả vị thứ nhì là Tư-đà-hàm (Sakadàgàmi): Đã đoạn trừ ba kiết sử (samyojana) là thân kiến, giới cấm thủ và hoài nghi; tham, sân, si, chỉ còn mỏng nhẹ; thân được oai nghi, động ít tĩnh nhiều, tâm được nhẹ nhàng thanh tịnh, chẳng vướng sáu trần, chứng quả Nhất lai, chỉ còn tái sanh một lần nữa ở cõi người, sau đó sẽ sanh lên các cõi trời. (Người chứng quả này, gọi là Sakadàgàmin, đã nương theo Tứ Đế thực hành Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp để đoạn trừ ba kiết sử và làm giảm nhẹ tham sân si).

“Quả vị thứ ba là A-na-hàm (Anàgàmi): Đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử là tham, sân, thân kiến, giới cấm thủ và hoài nghi; ba nghiệp (thân, khẩu, ý) và sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) đều thanh tịnh, chứng quả Bất hoàn, không còn tái sanh vào các cõi Dục nữa mà sẽ sanh về các cõi Sắc và Vô Sắc. (Người chứng quả này, gọi là Anàgàmin, đã nương theo Tứ Đế thực hành Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn để đoạn trừ năm hạ phần kiết sử).

“Quả vị thứ tư là A-la-hán (Arahattà): Đã đoạn trừ tất cả phiền não và vọng tưởng, được lậu-tận-trí, thành bậc Vô-học, chứng quả Vô-sanh, tâm luôn luôn an lạc thanh tịnh, đầy đủ Tam Minh, đầy đủ thiện phương tiện để chỉ dạy chúng sanh, xứng đáng nhận lãnh mọi sự cúng dường của các cõi trời và người. (Người chứng quả này, gọi là Arahanthay Arahathay Arhat, đã nương theo Tứ Đế thực hành Chánh Niệm, Chánh Định, Chánh Trí và Chánh Giải Thoát để đoạn trừ năm thượng phần kiết sử là sắc ái, vô sắc ái, trạo cử, ngã mạn, vô minh).

Được khích lệ bằng câu trả lời thuận lợi ấy, đại đức Ànanda tha thiết thỉnh cầu đức Phật một lần nữa:

– Bạch đức Thế Tôn, như vậy là hàng phụ nữ nếu được phép xuất gia tu hành cũng có thể chứng quả thánh!? Bạch đức Thế Tôn, lệnh bà Mahà Pajàpati Gotamì năm nay đã 81 tuổi, bà đã có rất nhiều công nuôi dưỡng đức Thế Tôn. Bà đã trông nom, chăm sóc, bồng bế ngài trong lòng thay lệnh bà Mahà Màyà. Để chứng tỏ phái nữ cũng có thể sống đời khất sĩ không nhà cửa, bà và 500 công nương dòng Sàkya và Koliya đã tự xuống tóc, vất bỏ tất cả đồ trang sức, đi chân không, ngủ dưới gốc cây, khất thực để ăn, từ Kapilavatthu đến đây. Xin đức Thế Tôn từ bi chấp thuận cho lệnh bà và các công nương được xuất gia trong Giáo Pháp của Thế Tôn. Nữ giới từ nay cũng sẽ có nơi nương tựa, tu tập theo Chánh Pháp để được giải thoát khỏi cảnh đau khổ luân hồi. Bạch đức Thế Tôn, xin ngài từ bi rộng mở cánh cửa giải thoát cho lệnh bà và các công nương.

Đức Phật lặng thinh. Một lát sau, ngài bảo thầy thị giả Nagita đi mời các đại đức Sàriputta, Moggallàna, Anuruddha, Bhaddiya, Kimbila và Mahà Kassapa đến thảo luận. Sau khi hội ý với các đại đệ tử, đức Phật bảo:

– Này Ànanda, thầy hãy đến báo cho lệnh bà Mahà Pajàpati biết là nếu lệnh bà và các công nương chấp thuận triệt để tuân theo “Tám điều cung kính” sau đây thì Như Lai sẽ đồng ý cho thành lập Giáo Hội Tỳ Kheo Ni. Tám điều cung kính (Bát Kính Pháp, Garudhammà) của Giáo Hội Tỳ Kheo Ni là:

1- Tỳ kheo ni, dù tuổi đời lớn, tuổi hạ cao, cũng phải luôn luôn cung kính chào hỏi một Tỳ kheo.

2- Tỳ kheo ni không thể nhập hạ (vassa) nơi nào không có Tỳ kheo.

3- Cứ mỗi tháng hai kỳ, chúng Tỳ kheo ni phải cử người đi thỉnh Tỳ kheo chỉ định ngày Bố-tát (Uposatha) và giờ thăm viếng, giáo huấn và khích lệ việc tu học của ni chúng.

4- Lúc mãn hạ, Tỳ kheo ni phải thọ lễ Tự-tứ (Pavàranà) chánh thức ra hạ trước mặt những vị Tỳ kheo và Tỳ kheo ni khác (để kiểm thảo xem trong ba điều thấy, nghe và hoài nghi, mình có lầm lỗi điểm nào không).

5- Tỳ kheo ni đã phạm trọng giới phải chịu phạt Manattà trước chư tăng và chư ni.

6- Thức-xoa-ma-na (sikkhamànà, chánh học)[14]đã thọ trì 8 giới trong thời gian hai năm, có thể thọ cụ túc giới Tỳ kheo ni trước chư tăng và chư ni.

7- Bất luận trong trường hợp nào, Tỳ kheo ni không có quyền khiển trách hay nặng lời với Tỳ kheo (bhikkhu, bhiksu).

8- Tỳ kheo không được sám hối với Tỳ kheo ni (bhikkhuni, bhiksuni), nhưng Tỳ kheo ni có thể sám hối với những vị Tỳ kheo.“Những giới luật trên đây phải được tôn trọng trọn đời, phải được kính nể và không được đổi thay, xê dịch.

Khi đại đức Ànanda trở ra thì mặt trời lên đã cao. Bà Pajàpati và 500 công nương vẫn kiên nhẫn đứng chờ. Sau khi nghe kể lại lời Phật và nội dung “Bát Kính Pháp”, bà Pajàpati nói:

– Đại đức Ànanda, xin đại đức bạch với đức Thế Tôn rằng: Khi một cô gái xinh đẹp và trẻ trung mới tắm gội bằng nước thơm mà có người mang tới cho một vành hoa, kết bằng hoa sen hay hoa lài thơm ngát, thì cô gái ấy sẽ sung sướng đưa hai tay đón nhận rồi để lên đầu mình. Cũng thế, chúng tôi rất sung sướng chấp nhận "Bát Kính Pháp" và sẽ tôn trọng "Bát Kính Pháp" suốt đời, nếu chúng tôi được phép xuất gia.

Rồi bà quay sang nói với các công nương :–Các em, các cháu đừng e ngại. Điều quan trọng nhất là chúng ta được xuất gia làm nữ khất sĩ (bhikkhuni, bhiksuni). Những điều trong “Bát Kính Pháp” không phải là những trở ngại cho sự tu học của chúng ta, mà chính là cửa ngõ để chúng ta đi vào Giáo Pháp cao thượng.

Đại đức Ànanda vui mừng vào báo tin này với Phật. Chiều hôm đó 501 người nữ đầu tiên được làm lễ xuất gia thọ giới sa di ni (samaneri). Bà Mahà Pajàpati Gotamì được cử làm ni trưởng[15]. Bà Ambapàli xin Phật tạm dùng vườn xoài của bà để làm tinh xá cho ni chúng. Đại đức Sàriputta được Phật ủy thác việc chỉ dạy những phép tắc hành trì sơ đẳng trong đời sống xuất gia cho các vị sa di ni. Phật bảo:

– Này các thầy, ta cho phép các tỳ kheo được làm lễ xuất gia tỳ kheo ni cho người nữ (Tạng Luật, Tiểu Phẩm, tập 2: 519). Nhưng người nữ xin xuất gia cần được hội chúng tỳ kheo ni xác nhận trong sạch sau khi đã hỏi các pháp chướng ngại về người nữ (Tạng Luật, Tiểu Phẩm, tập 2: 574-580).

Qua hôm sau, Phật bảo:

– Này Ànanda, nếu nữ giới không được chấp thuận thoát ly thế tục để khép mình vào nếp sống không nhà cửa trong khuôn khổ của Giáo Pháp và Giới Luật mà Như Lai đã công bố thì đời sống xuất gia và Chánh Pháp sẽ tồn tại lâu đến 1000 năm. Nhưng nay nữ giới đã được phép sống đời không nhà cửa thì đời sống xuất gia và Chánh Pháp chỉ còn tồn tại 500 năm thôi.

Rồi đức Phật nói thêm:

– Này Ànanda, trong nhà nào có đông phụ nữ và ít nam giới thì trộm cướp sẽ dễ lọt vào. Cũng thế, trong bất luận Giáo Pháp và Giới luật nào, nếu hàng phụ nữ được phép từ bỏ thế gian để sống đời không nhà cửa thì đời sống thiêng liêng sẽ không tồn tại lâu dài. Cũng như người kia đấp đê bên bờ hồ nước rộng lớn để chận nước khỏi tràn qua, Như Lai lo ngăn chận trước bằng cách ban hành Bát Kính Pháp cho các Tỳ kheo ni, buộc phải giữ nguyên vẹn trọn đời không được vi phạm.

Hành trạng xuất gia tu hành của Ni trưởng Thích nữ Như Giác (1926 - 2022)

Bảy hôm sau, nữ khất sĩ Mahà Pajàpati tới xin tham vấn Phật. Bà thưa:

– Bạch Thế Tôn, tôi nay tuổi đã cao, xin Thế Tôn từ bi chỉ dạy cho tôi một cách vắn tắt pháp môn tu nào có thể giúp tôi tinh tấn tiến mau trên đường giải thoát.

– Này Gotamì, trong đời sống hằng ngày, người tu phải nhận thức rõ ràng rằng những điều nào dẫn đến tham ái, không dẫn đến ly tham ái; đến ràng buộc, không đến thoát khỏi ràng buộc; đến sự tích lũy, không đến sự không tích lũy; đến ham muốn nhiều, không đến ham muốn ít; đến sự bực bội, không đến sự hoan hỉ; đến sự ngã mạn, không đến sự tôn kính; thích cảnh phồn hoa đô thị, không ưa ẩn dật; dã dượi, không tinh tấn; khó được thoả mãn, không có đức tri túc; những điều đó chắc chắn không phải thuộc Chánh Pháp (Dhamma), không phải thuộc Giới Luật (Vinaya), không phải là giáo huấn của đức Đạo sư.

Nên biết rõ những điều nào nên tránh, những điều nào nên làm. Ngoài ra phải tinh tấn thực hành pháp quán niệm hơi thở (Ànàpàna sati), pháp quán Tứ Niệm Xứ (Cattàro sati-patthàna) để đạt được những đức tánh vừa kể.

Bà Mahà Pajàpati lạy tạ lui ra. Bà tinh tấn thực tập những điều Phật dạy. Ít lâu sau bà đắc quả A-la-hán. Năm trăm công nương dòng Sàkya và Koliya cùng xuất gia với bà, về sau cũng đều đắc quả A-la-hán.

Từ ngày có ni chúng, giáo đoàn khất sĩ của Phật bắt đầu được gọi là giáo đoàn tứ chúng, gồm có: Tỳ kheo (bhikkhu, bhiksu), Tỳ kheo ni (bhikkhuni, bhiksuni), thiện nam (upàsaka)[20], tín nữ (upàsikà).

Ni trưởng Mahà Pajàpati, sau khi nghiên cứu kỹ, đã trình Phật về y phục của ni chúng và được Phật chấp thuận. Một bộ y phục của tỳ kheo gồm có:

- Một tấm an-đà-hội (antàravasaka), tức là quần dưới.

- một tấm uất-đa-la-tăng (uttarasangha) là áo mặc bên trên.

- Một tấm tăng-già-lê (sanghàti) là áo khoác bên ngoài.

Ngoài ba tấm trên, Tỳ kheo ni được phép có thêm:

- Một samkaksika để thắt ngang hông.

- Một kusulaka dùng như một chiếc váy.

Ngoài ba bộ y như trên và một bình bát, các khất sĩ còn có quyền có một cái quạt để quạt muỗi và che đầu khi trời nắng, một cái vợt vải lọc nước uống, một cây kim, một ít chỉ, một cái tăm xỉa răng, một con dao để cạo râu tóc mỗi tháng hai lần.

(Trích từ "Sự tích Đức Phật Thích Ca" - Minh Thiện Trần Hữu Danh)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm