Thứ ba, 20/12/2022, 20:58 PM

Đón nhận hoàn cảnh bằng sự nhẫn nại và điềm đạm!

Thưa Thầy, con đã trải qua những điều đó, đã học những bài học đó, và đúng như Thầy dạy, sau tất cả chỉ còn lại lòng biết ơn dù thuận duyên hay nghịch duyên. Con kính chúc Thầy cùng tất cả muôn loài luôn thật nhiều bình an!

Câu hỏi:

Thầy kính!
Mấy hôm trước con có đọc được câu hỏi của chị đạo hữu chia sẻ về phản ứng của người chồng khi con trai 8 tuổi bị chậm, lòng con cảm thông vô cùng như thấy lại mình. Xin phép Thầy cho con được chia sẻ đôi chút.
Thưa Thầy, lúc nhỏ con rất chậm, 24 chữ cái con học hàng trên quên hàng dưới, ba con đánh, kí đầu, bạt tai, chửi rủa… nhưng bằng sự quyết tâm, nên lúc đó khu Cầu Ông Tán chiều nào cũng có cô bé đạp xe đạp bán vé số để kiếm tiền đóng tiền học phí, để cố gắng vươn lên cho đến ngày học ra cô giáo. Nhưng những dư chấn tổn thương tâm lý, sợ hãi, ám ảnh lúc nhỏ luôn theo con cho đến khi lớn lên lấy chồng đi xa nơi ấy rồi mà thỉnh thoảng con vẫn còn gặp ác mộng mỗi đêm…
Rồi khi con sinh em bé, con trai con bây giờ gần 4 tuổi nhưng thằng bé chưa thể tự múc ăn, chưa nói chuyện nhiều được, chưa bỏ tả, không thể vận động tay chân mạnh… vì ảnh hưởng của việc xạ trị ung thư quá lâu nên tất cả bộ phận đều bị hư hoại. Chăm sóc một đứa con như vậy cũng không dễ, nhưng nhờ vào việc nghe pháp Thầy nên đã giúp con càng ngày có thêm niềm tin, sức mạnh vào tự lực của bản thân. Những câu chìa khoá với con như: “pháp đã hoàn hảo với riêng mỗi người”, “trọn vẹn với cái đang là, đừng mong sẽ là, phải là, muốn là”, “hoàn cảnh có như bùn, nhưng tình thương và trí tuệ hãy nở như hoa sen”, “có chấp nhận mới có nhẫn nại, mới có cảm thông, mới có thương yêu, mới có cảm ơn”… Con đã thay đổi thay đổi suy nghĩ và cách sống theo hướng tích cực hơn, con đón nhận hoàn cảnh bằng sự nhẫn nại và điềm đạm nhẹ nhàng từ ái nhiều hơn. Mà lạ lắm, khi con chuyển hoá được mình trước rồi, con an vui tự do thật sự rồi, thì con thấy chồng và con trai con cũng an vui theo dù hoàn cảnh vẫn vậy nhưng thái độ đón nhận của chúng con khác hơn trước. Nhiều lúc chồng con ghẹo vui thằng bé là “lớp con 20 đứa, con đứng 19 ba thưởng” rồi cả nhà cùng cười, nụ cười của sự chấp nhận, chấp nhận tôn trọng bài học riêng đang là của thằng bé và luôn sẵn lòng giúp đỡ nó như một chúng sanh hữu duyên trong kiếp này của chúng con đang gặp khó khăn cần giúp đỡ mà thôi.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trả lời:

Sādhu lành thay! Thật hy hữu! Ít ai chấp nhận được như thế nên họ tự chuốc thêm sầu khổ mà thôi con nhỉ.

Theo: Trung tâm Hộ tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để kiến tánh?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 14:11 06/12/2024

Thưa Thầy, Thiền Tông có nói "kiến tánh thành Phật", nếu không thấy Tánh mà tu hành thì cũng như lấy sỏi đá mà nấu thành cơm... Vậy làm như thế nào để thấy tánh mà tu hành? Làm sao để làm các việc trong đời thường mà không rời tánh? Xin Thầy chỉ dạy.

Làm sao để cân bằng giữa đố kỵ và được công nhận?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 06:00 03/12/2024

Con rất cố gắng nhưng dường như không đạt được kết quả như mong muốn, thậm chí con tự thấy mình đang âm ỉ sự đố kỵ ganh ghét với thành tích của người khác. Con không biết phải làm sao để cân bằng được giữa ranh giới đố kỵ và được công nhận.

Tưởng là đã thấy ra rồi, thực ra vẫn chưa thấy chưa biết gì cả

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:19 02/12/2024

Bạch Thầy, Cứ khi nào con tưởng là con đã thấy ra rồi thì thực ra lại chưa thấy gì cả. Con chiêm nghiệm điều này tới lần này là 4 lần rồi ạ. 

Phần con và phần người

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:21 30/11/2024

Bạch Thầy! Làm sao biết mình gây nghiệp gì mà sinh làm con gái hay con trai ạ? 

Xem thêm