“Đồng nghiệp chiêu cảm”
“Nhân quả ai làm nấy chịu, không thể do mình làm mà người khác phải gánh lấy”. Sở dĩ việc cha mẹ làm có thể gây ảnh hưởng đến tiền đồ con cái, nếu giải thích theo Phật giáo thì đây là “đồng nghiệp chiêu cảm”, nghĩa là con cháu nào có “nghiệp tạo tương tự’’ thì sẽ đầu thai vào trả báo chung.
Mỹ Đình năm nay 30 tuổi, công tác sinh hoạt gì cũng không thuận lợi. Mấy năm trước, vì ham lợi nhuận nhiều, cô từ bỏ công việc tốt đẹp sẵn có, dốc hết tiền của dành dụm, còn vay thêm mười vạn đồng, đổ cả vào một công ty kinh doanh tư nhân. Dè đâu đây là một công ty lừa đảo, mới đầu họ dùng thuật nhữ dụ (cho người đầu tư hưởng mấy vạn tiền lời trước thật ngọt), rồi sau đó cả giám đốc, nhân viên đều ôm tiền, trốn biệt tăm.
Vì vậy, Mỹ Đình không những mất hết tiền để dành mà còn thiếu nợ rất nhiều. Ngoài ra, năm năm trước, cô giao du với bạn trai, cũng bị gạt lừa đến nỗi phải phá thai, tình cảm tan rã, kết thúc trong chia tay.
Đến nay Mỹ Đình vẫn chưa tìm được tình lang thích hợp, thân quyến bạn bè có nhiệt tình giới thiệu, thảy đều không thành.
Một hôm mẹ Mỹ Đình là Mỹ Linh đột nhiên tìm tới chỗ tôi, vừa khóc vừa kể:
- Quả Hồng, tôi biết chị đang viết quyển "Báo Ứng Hiện Đời", xin hãy đem chuyện của tôi viết ra! Tội tôi rất lớn! Con gái tôi hiện nay công việc không thuận lợi, hôn nhân chẳng toại ý, gặp đủ chướng ngại, xui xẻo... tất cả đều tại tôi mà ra! Chính vì người mẹ này làm rất nhiều, quá nhiều việc xấu mà con gái mới bị liên lụy!
Hành vi tà dâm chiêu cảm ác báo đời này và kéo dài đến nhiều kiếp về sau
Tôi vội đưa khăn giấy cho bà lau nước mắt. Mỹ Linh buồn đến không thiết sống, bà bắt đầu kể lể sám hối những lỗi lầm bất thiện mình từng tạo trong quá khứ:
“Mỹ Linh xinh đẹp từ nhỏ rất được cha mẹ cưng chiều, nâng niu như trứng mỏng. Gia đình giàu có phong lưu, nên muốn gì được đó. Nếp sống sung sướng luôn được hưởng mọi ưu tiên đã tạo thành thói quen xấu cho Mỹ Linh.
Thời đi học, nàng không tôn trọng thầy cô, còn được trong lớp tôn sùng như “nữ hoàng”, ngay cả thầy cô cũng nể nàng đôi ba phần.
Sau khi ra trường đi làm, mọi việc đều thuận lợi, mặc dù nàng đi làm xa nơi xí nghiệp mỏ ở Đại Tây Bắc, nhưng nữ cán bộ ở đó không phải chịu gian khổ gì. Mỹ Linh sống hết sức tự do tự tại, hơn nữa, nàng luôn được hưởng mọi ưu tiên tính từ học vấn đến công việc: khi viện nghiên cứu hay công ty chỉ tuyển có hai người thì trong vạn người tranh nhau nộp đơn, Mỹ Linh luôn được tuyển đầu tiên.
Trước 40 tuổi, có thể nói là thời hoàng kim (may mắn mỹ mãn nhất) của Mỹ Linh. Đây chỉ là phúc báu mà nàng được hưởng do kiếp quá khứ từng tích lũy... Nhưng hưởng phúc cũng chính là tiêu phúc, vì Mỹ Linh không biết Phật pháp, không hiểu đạo, nên trong thuận cảnh nàng càng mê muội, tạo tội ác đầy trời.
Tại xí nghiệp nơi Mỹ Linh công tác có rất đông nam nhân. Do nàng có dung nhan mỹ miều xinh đẹp khiến biết bao chàng theo đuổi say đắm, nàng nổi bật trong đó như ánh trăng rực rỡ giữa ngàn sao, làm lu mờ mọi cô gái khác...
Mới đầu, nàng vốn là cô gái thanh tân thuần phác, nhưng do có sắc, có quyền, có tiền, cộng thêm tham dục trong lòng ngày càng bành trướng, Mỹ Linh không cưỡng được hấp dẫn của kim tiền và danh lợi, nên nàng đã lạc lầm, đi càng lúc càng sai.
Để đạt được mục đích, nàng sẵn sàng quan hệ, lên giường cùng các nam lãnh đạo, vừa có được công tác toại ý, vừa có thu nhập tăng cao.
Chính do sinh hoạt phóng túng này mà nàng đã phá thai 8 lần. Chính những hành vi sai trái và ý tà này đã khiến cho phúc lành của nàng nhanh chóng cạn kiệt và ác báo được dịp trổ ngay hiện tiền.
Đầu tiên là gia đình nàng không hòa thuận, kết hôn xong thì giữa phu thê không ngừng xảy ra gây cãi, ẩu đả. Chồng nàng do thường phải nén giận chịu đựng, nên đã trút hết bực bội phẫn uất vào đứa con gái (Mỹ Đình). Vì vậy mà ngay từ nhỏ, Mỹ đình hay bị cha đánh đòn, chưa từng được phụ thân quan tâm yêu thương. Lại do mẹ sống phóng túng ảnh hưởng xấu lây đến con, khiến Mỹ Đình sau khi trường thành rồi, nàng giao du bạn trai không cẩn thận, bị lời ngon tiếng ngọt dụ lừa, đến nỗi phải thất thân, phá thai.
Riêng Mỹ Linh, ác báo cũng bắt đầu trổ: nàng vướng nhiều bệnh, bị viêm ruột thừa phải mổ đến bốn lần mà trị vẫn chưa xong, còn di chứng nghiêm trọng, gây thống khổ khó kham. Chân nàng mắc bệnh gai xương, nếu đi không cẩn thận là đau kịch liệt. Bệnh phụ khoa càng nặng nề hơn, mỗi lúc có kinh nguyệt, nàng bị hành đau đến ngất xỉu.
Còn nữa, công tác bây giờ cũng không còn thuận lợi, vì thân mang đủ thứ bệnh, nên các lãnh đạo bắt đầu lánh xa Mỹ Linh. Bệnh hành hạ khiến nàng phải nghỉ làm, rồi nhân vì bệnh dây dưa, nàng phải ở nhà nghỉ ngơi, vô phương công tác.
Những quả báo này chỉ là hoa báo , tương lai nàng còn phải sa vào ba cõi ác, thọ vô lượng khổ, đúng như trong Kinh Địa Tạng tả: “Nếu có nam tử nữ nhân nào không hành thiện mà làm ác, cho đến chẳng tin nhân quả, phạm tà dâm, vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, hùy báng kinh Phật, những người tạo nghiệp như thế, tất phải đọa ác đạo...”
Mỹ Linh vừa khóc đau khổ, vừa sám hối kể lại lỗi mình...
Hiện nay sau khi học Phật rồi, nàng biết tất cả thống khổ kia là do mình tự làm tự chịu. Trồng nhân ác thì gặt quả ác. Báo ứng nhân quả như bóng theo hình...
Bây giờ hằng ngày Mỹ Linh ở trước Phật thảnh tâm sám hối những tội ngu si mê muội của mình, do ham lợi dục mà tạo lắm tội ác. Mỗi ngày Mỹ Linh đều quỳ tụng Kinh Địa Tạng, siêng bái sám, cầu Phật lực gia trì nàng sớm chuyển biến tệ trạng. Đồng thời nàng muốn dùng kinh nghiệm bản thân để cảnh báo mọi người:
“Thân người khó được, Phật pháp khó gặp, nhất định phải quý trọng, siêng năng học Phật, tích cực hành thiện, vì nếu hưởng hết phúc rồi, tai họa ắt đến...”
Tôi bảo Mỹ Linh:
- “Nhân quả ai làm nấy chịu, không thể do mình làm mà người khác phải gánh lấy”. Sở dĩ việc cha mẹ làm có thể gây ảnh hưởng đến tiền đồ con cái, hoặc người ta hay nói: “Tổ tiên tích đức, để phúc cho con cháu. Tổ tiên làm ác, di họa cho tử tôn”.
Nếu giải thích theo Phật giáo thì đây là “đồng nghiệp chiêu cảm”, nghĩa là những con cháu nào có “nghiệp tạo tương tự’’ thì sẽ đầu thai vào để trả báo chung theo đúng câu: “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu!’’
Cho nên cha mẹ phải đem thân làm gương, lo hành thiện tích phúc, trên hiếu kính tiền bối, dưới giáo dưỡng con cái, niệm niệm không quên lời dạy của chư Phật Bồ-tát và cao tăng đại đức, trong sinh hoạt phải sống chơn chánh: thành thật, tín, nguyện, hành. Được vậy gia đình mới có thể hưng thịnh, con cái mới có thể phát.
Khi đó Mỹ Linh phát nguyện: “Đời này nhất định tinh tấn tu hành, làm ích lợi chúng sinh, quyết tu cho liễu sinh thoát tử, ra khỏi tam giới, vãng sinh Cực Lạc, thành tựu Phật quả...”
Hai tháng sau, nghe nói Mỹ Đình đã tìm được công tác ổn định, bệnh tật trên thân Mỹ Linh cũng đã chuyển tốt, không cần dùng thuốc nữa. Gia đình cũng dần hòa thuận.
Tôi tin rằng dưới sự gia trì của Phật lực, cộng thêm quyết tâm sửa lỗi đổi mới bản thân, Mỹ Linh và toàn gia, tương lai nhất định sẽ càng tốt lành, hạnh phúc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thoát móng vuốt hổ nhờ cung kính pho tượng mục
Tư liệu 19:00 25/11/2024Vào đời nhà Đường, ở chùa Huệ Nhật, Hoa Châu, có một vị thầy tên là Pháp Thượng, xuất gia từ năm ba mươi bảy tuổi. Thầy kể lại chuyện trước khi xuất gia, thầy ở nhà thường vào rừng đi săn.
Bài kệ “Vô thường thị thường” của Thiền sư Minh Chính
Tư liệu 09:18 25/11/2024Bài thơ là lời nhắn nhủ của Thiền sư Thanh Đàm Minh Chính đến mọi người rằng, cuộc đời con người dù vinh hoa phú quý, giàu có hay nghèo hèn... cũng chỉ như một giấc mộng dài hư ảo, không phải là cái chân thật lúc nào cũng có.
Bịnh “trời cho”
Tư liệu 18:05 24/11/2024Đầu năm 1994 Giả tiên sinh, chồng Lý nữ sĩ bị bịnh ghẻ. Toàn thân anh nổi đầy ghẻ, vừa chảy mủ vừa nhức nhối khó chịu, đã chữa chạy khắp đông y tây y nhưng đều không thấy kết quả.
Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường
Tư liệu 09:11 24/11/2024Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...
Xem thêm