Dòng sông tâm thức: Lăng Nghiêm (I)
Kinh Lăng Nghiêm có nghĩa là cứu cánh kiên cố, là nghiên cứu và tu tập về Tâm, và thân ta gồm 6 căn 6 trần 6 thức.
Chủ yếu với các nan đề như làm sao hiểu được tánh giác rồi từ đó tánh giác nầy áp dụng cho 6 căn là tánh thấy tánh nghe … rồi áp dụng 6 trần và 6 thức, sau đó gom các thức lại là tâm thì tại sao Phật dạy vạn pháp không tự nhiên mà có và cũng không do duyên mà thành tất cả do tâm biến hiện?
Như vậy thuyết duyên khởi có sai không? Tại sao thực tại tương đối không thật? Như thế ta cần học hiểu rõ: 1. Phật tánh là tánh giác có trong muôn loài là gì? 2. Giác ngô là gì? 3. Giác ngộ áp vào 6 căn là gì? 4. Tâm là gì? 5. Tại sao vạn pháp do tâm biến hiện mà không tự nhiên mà có và không do duyên mà thành?
Phật dạy rõ ràng và quá chi tiết về Tâm. Nên phân biệt kỹ lưỡng thế nào là vọng tâm, và chơn tâm, động và tịnh. Bản chất lục căn, lục trần, tướng không của chúng thật sự có sẳn, và hiện hữu đồng thời với nhau trong hư không và chẳng có nhân duyên nào là chủ yếu, cũng chẳng phải tự nhiên chúng được thu nhận bởi lục thức hay tâm thức; do khi lục căn và lục trần hòa hợp với nhau mà thành lập, cũng như chẳng phải tự nhiên chúng ta nắm bắt được bản giác mà phải tri nhận tâm thức vừa hòa hợp bởi căn trần.
Trong kinh Lăng Nghiêm chủ đích của Phật muốn chỉ cho hội chúng biết mọi người đều có tánh giác trong sáng, gọi là Tánh Giác Diệu Minh (Diệu Tánh Chơn Như) hay Như Lai Tạng hay Chơn Tâm... Sáu căn là gốc luân hồi, sáu căn cũng là gốc giải thoát. Trong cái thấy biết của sáu căn, chạy theo phân biệt là gốc vô minh, trong cái thấy vô phân biệt là Niết Bàn. Ðó là con đường trở về Tánh Giác. HT. Thích Huệ Hưng phỏng dịch: "Cảnh là pháp trần, tâm sanh phân biệt, cảnh và tâm không thể rời nhau, mà tự cho là thanh tịnh, kỳ thật toàn là hư vọng loạn động và hư chuyển. Nếu định có xuất có nhập, đều thuộc vi tế phân biệt, chỉ nương vào vi tế phân biệt đó để duy trì cảnh tịch tịnh kia, một khi không phân biệt nữa, cảnh tịch định liền mất, gọi là xuất định. Ðó là nguyên nhân cố gắng cưởng ép tâm thức sanh diệt để cho yên định, sự thật chưa tỏ ngộ được chơn tâm bất động sẵn có, đã nhận lầm giả tưởng là chơn thật. Tu Lăng Nghiêm đại định không thể như vậy."
Cho nên, tu Lăng Nghiêm hành giả, phải giữ giới luật nghiêm minh, đặc biệt là tâm chẳng dâm dục, hoặc chỉ có tâm chú, nghĩa là khi niệm thầm thần chú, ta biết có niệm thức, hoặc giả, trong tứ oai nghi lúc nào cũng tĩnh giác. Phật dạy đầu tiên pháp thiền Tam Ma Ðề, gọi là Ðại Phật Ðảnh Thủ Lăng Nghiêm Vương, là đường lối vi diệu trang nghiêm, cũng là pháp môn đưa đến giải thoát cuối cùng của mười phương Như Lai. Chúng sanh từ vô thủy đến nay, sanh tử liên tục, chỉ vì chẳng biết chơn tâm thường trụ, thể tánh trong sạch sáng tỏ, lại nương theo vọng tưởng, vọng tưởng chẳng chơn nên có luân hồi. Mười phương chư Phật cùng một đạo lìa khỏi sanh tử đều do trực tâm, vì tâm hạnh và lời nói ngay thẳng, như thế từ đầu đến cuối, cho đến các ngôi bậc, ở khoảng giữa chẳng có các tướng quanh co. Cho nên:
- Tri thức đúng cái tri thức sai lầm của chủ khách (nhị nguyên) là giải thoát mọi phiền não, nhân duyên chằng chịt, cũng là tự giác và giác tha.
- Hành trình đi đến chân nguyên là sự miên mật "Thắp sáng hiện hữu" trong từng khoảnh khắc sống tĩnh giác với "Tâm bình thường", an nhiên tự tại.
Phật tánh là tánh giác có trong muôn loài là gì?
Kiếp người như một dòng sông tâm thức trôi lăn mãi mãi trong luân hồi. Phật đã đi qua và tìm ra đường giác ngộ thoát khỏi dòng sinh diệt đó. Là con Phật thì nguyện đi theo vết chân ngài với lòng tín nguyện và hạnh. Từ bi và tuệ giác, từ bi là bồ tát hạnh, tuệ giác là chủng tử chứng phần.
Duy thức luận cho rằng ý thức gồm có 4 phần: kiến phần, tướng phần, tự chứng phần (awareness), chứng tự chứng phần (awareness of awareness). Chứng tự chứng phần là tánh giác ngộ của chúng ta và chư thiên, loài vật khác không bao giờ có được vì nó không có uẩn thức. Ý thức của chúng ta khi sinh ra có được gọi là tâm. Tức là 4 uẩn còn lại sau uẩn sắc là thân thể của chúng ta. Thức thọ tưởng hành uẩn là tâm của chúng ta. Ý thức là một phần trong tâm ta là sự hoạt động của não bộ khi nói về hình tướng. Nó là một năng lượng khi nói về bản chất. Kiến phần là phần của chủ thể là 6 căn của chúng ta kết hợp với trần cảnh tạo ra thức.
Trần cảnh chính là đối tượng của căn gọi là tướng phần. Khi có ý thức thì ta có sự giác đơn giản của não bộ gọi là tự chứng phần tức là biết rõ đối tượng bởi thức. Tự chứng ta chứng nhận biết rõ đối tượng là gì gọi cho nó một cái tên với hình dáng và tánh chất của nó. Cái biết thứ nhất gọi là ý thức phân biệt là giác đầu tiên awareness or concious.
Phật nhìn ra được tất cả vạn vật hữu tình hay vô tình đều có cái giác đầu tiên này gọi là Phật tánh. Có nghĩa là vạn vật đều hình như có cái biết để tự nó nó sinh tồn. Trái đất tự nó biết cách để tự nó sinh tồn bằng cách quay xung quanh mặt trời và quay chính nó, rồi có một lớp khí quyển bao bọc để tiêu diệt bất cứ vật lạ thiên hà nào bay vào trái đất sẽ bị cháy rụi vì lớp khí quyển này. Mọi vạn vật đều có bản năng sinh tồn nhất là các con vật loại hữu tình. Bản năng sinh tồn đó là cái biết đầu tiên của vạn vật gọi là tự chứng phần của ý thức. Ngay nguyên tử nhỏ bé nhất cũng có electron mang điện tích negative bay chung quanh nhân có điện tích positive là đối nghịch.
Như vậy nó sẽ bị hút nhập vào nhưng nếu nó nhập vào nhân thì sẽ tiêu diệt chết nên nó phải bay chung quanh với một quỷ đạo cố định để tự nó sinh tồn không bị tiêu diệt. Bản năng sinh tồn là cái biết thứ nhất của chúng ta. Kế đến là ý thức còn có một cái biết thứ hai là chính ta biết rằng, trực giác rằng ta đang biết cái bản năng sinh tồn đó gọi là chứng tự chứng phần (awareness of awareness) Đó là tánh giác ngộ của chúng ta, chỉ có con người và chư thiên có tánh chất này mà thôi. Phật dạy giác ngộ không phải là điểm dừng lại cuối cùng. Qua bên kia sông thì bỏ lại chiếc bè rồi tiếp tục đi tiếp đó là thực hành giác ngộ.
Giác ngộ là gì?
Đức Phật ngồi thiền dưới cội bồ đề và đã đắc đạo giác ngộ chánh đẳng chánh giác. Giác ngộ là tìm ra được chân lý và đã khai mở pháp luân Tứ Diệu đế là giải thoát kiếp người của chúng sinh.
Như vậy giác ngộ không có nghĩa là ta học bài rồi trả bài, mà là ta tự tìm ra chân lý giải thoát cho chính chúng ta. Đó là tự thấp đuốc mà đi giải thoát. Chúng ta theo gót chân Phạt mà đi giải thoát chính mình. Và sau đó tu Bồ tát hạnh đi độ tha cho người. Là con Phật chúng ta ai ai cũng mong sao mình tu tập tinh tấn theo Phật mà đạt giác ngộ, nhưng sự mong cầu này là điều không chỉ dừng lại ở điểm mong cầu. Cuối cùng là sự hủy diệt luôn lòng mong cầu này để đi xuyên qua tánh rỗng lặng Không của dòng tâm thức. Chính đó là sự tuyệt đối của giải thoát không còn bị trói buộc vào bất cứ điều gì nên tự do hoàn toàn. Tự do, trống rỗng không, vô ngã, nhận chân được tánh như thị của vạn pháp thật tướng của vạn pháp. Sự sáng suốt sau thiền định và khám phá chân lý của vạn pháp theo Phật là con đường giác ngộ.
Tương tự như hình ảnh của mặt biển đang sóng bởi gió nổi lên. Tu tập làm cho sóng gió đó bị diệt, mặt biển phẳng lặng yên ấm và từ đó nước biển trong suốt bởi sự lặng yên, ta có thể tìm thấy đáy biển bởi sự quán chiếu trong thiền quán. Quán là đưa tâm đến đối tượng, chiếu là thấy biết rỏ. Tuệ giác sẽ lóe lên từ sự quán chiếu ấy mà ngộ đạo.
Dòng sông tâm thức: Tịnh độ (I)
Đứng về mặt khoa học, khi quán chiếu mà nhìn tận đáy biển thấy rõ chân lý thì ít ra chúng ta cũng đã từng học Phật pháp để cấy các chủng tử Phật vào trong tận đáy của biển đó thì mới thấy được chân lý Phật dạy. Tư duy một cách logic là học Phật pháp rồi tu tập thiền định, thiền quán mà ngộ ra chân lý bằng các phép buông xã không trói buộc và tĩnh thức bằng chánh niệm như lý tác ý mà hành động từng ngày. Muốn bậc lên tánh giác thì phải tự do tuyệt đối, không bị trói buộc bởi ý thức suy luận của cái tôi cái ngã chính mình. Từ đó mới nhìn ra sự chân thật của vạn pháp, không do cái ý thức gán ghép của chính mình vào đó.
Vì vạn pháp do thức mà có, và thức này là của chính chúng ta tạo ra. Duy thức đã cho rằng chứng tự chứng phần của ý thức là điều hợp lý với tánh giác này. Có rất nhiều hành giả nghiên cứu của tánh giác từ thủy giác đến chân giác của dòng tâm thức con người. Nhưng quy tụ lại chính là chứng tự chứng phần của ý thức mà thôi. Thiền tông cho rằng tánh giác đã có sẵn trong chúng ta từ khi sinh ra nằm trong tàng thức gọi là Phật tánh. Chỉ cần vén mây tan thì trăng sẽ hiện rõ ra mà thôi. Vấn đề đặt ra là làm sao vén mây tan, và trăng hiện ra thì phải có trăng thì nó mới hiện ra được. Vậy làm sao vén mây tan? Làm sao chắc chắn có trăng để hiện ra là điều hành giã tu tập cần phải hiểu.Thiền tông giải đáp trăng đã có sẵn trong chúng ta là Phật tánh và vén mây tan bằng thiền công án. Các môn phái khác thì không cho là như vậy. Trăng có bằng tu tập học tập tư duy Phật pháp, và vén mây tan bằng thiền chỉ thiền quán tùy theo từng pháp môn tu tập. Trên góc độ khoa học ngày nay, viện đại học Cambridge University đã nghiên cứu và kết luận là muôn loài vật hữu tình đều có khả năng nhận biết để tự bảo tồn gọi là cái biết (conscious), riêng chỉ con người thì có thêm cái biết nữa gọi là self-aware. Họ giải thích là cái biết là biết chính mình và biết chung quanh mình, còn cái biết self-aware là biết thứ hai biết mình đã biết cái biết thứ nhất.
Nguyên văn đại học Cambridge 2012 hội nghị các nhà Thần kinh học như sau: On July 7 this year, a group of neuroscientists convening at Cambridge University signed a document officially declaring that non-human animals, "including all mammals and birds, and many other creatures, including octopuses" are conscious. Humans are more than just conscious—they are also self-aware. Scientists differ on the difference between consciousness and self-awareness, but here is one common explanation: Consciousness is awareness of one's body and one's environment; self-awareness is recognition of that consciousness—not only understanding that one exists, but further understanding that one is aware of one's existence. Another way of thinking about it: To be conscious is to think; to be self-aware is to realize that you are a thinking being and to think about your thoughts. Presumably, human infants are conscious—they perceive and respond to people and things around them—but they are not yet self-aware. In their first years of life, infants develop a sense of self, learn to recognize themselves in the mirror and to distinguish their own point of view from other people's perspectives.
Thật là ấn tượng khi cách nay cả ngàn năm Duy thức luận ra đời đã cho rằng ý thức có 4 phần kiến phần tướng phần tự chứng phần và chứng tự chứng phần. Tự chứng phần rất trùng hợp chữ conscious và chứng tự chứng phần trùng hợp với chữ self-aware. Hiểu rõ là tự chứng phần là ý thức suy nghĩ (to think) còn chứng tự chứng phần là nhận biết mình đã biết cái biết thứ nhất. Khi còn trẻ mới sinh ra thì biết cái biết thứ nhất và khi lớn lên nhận biết cảm nhận được (recognize) cái biết thứ hai này. Chính nhờ cái biết thứ hai nầy gọi là trực nhận trực giác nên hành giã mới tu tập ngộ đạo giác được đạo gọi là giác ngộ. Theo nhà thần kinh học thì sel-awareness là phát hiện biết rằng bạn đang suy tư về bạn đang là và nghĩ biết rằng bạn đang tư duy đó, tương tự như bạn nhìn bạn trên mặt kính.
Dòng sông tâm thức: Tịnh độ (II)
(Còn tiếp)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Xem thêm