Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 13/12/2020, 09:45 AM

Câu chuyện Kinh Lăng Nghiêm

Chùa Thiếu Lâm Tự mở ra khóa ngồi thiền cho 18 vị tu thành A la Hán. Khoá tu này trong 30 ngày ngồi trong Tịnh thất suốt ngày đêm. Vị chủ trì là Hòa thượng trụ trì của Thiếu Lâm Tự.

Sự linh ứng và nhiệm màu của câu “Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát”  

Thời bấy giờ là mùa xuân, cảnh đẹp hoa nở và thời tiết ấm áp. Mọi thiền sinh miệt mài tập trung thiền định đạt được 29 ngày miên mật thì bỗng xảy ra tiếng nói vọng vào từ ngoài cửa. Giọng nói đầy êm dịu thanh thoát và trong trẻo của một cô gái. Mỗi tiếng phát âm đi sâu vào tim người nghe một cảm giác êm dịu nhẹ nhàng như vuốt ve trái tim của con người.

- Bạch Sư Trưởng lão trụ trì. Con là một vương nữ đã đến thiền tự mấy năm nay dâng hoa cúng Phật. Con có nguyện với Phật rằng chính tay con mang tặng đôi giày cho các vị thiền sinh tu tập trong Tịnh thất này vào ngày cuối cùng của khóa thiền tập. Hôm nay là ngày cuối cùng, như con nguyện với Phật, xin Sư trụ trì cho phép con mang tặng cho 18 vị tu thành A la hán đôi giày mà chính con tự tay may vá tạo thành.

- Vị Sư trụ trì bảo, này thí chủ trẻ, nơi đây là tịnh thất cho thiền định của khóa tu thiền và hôm nay là ngày cuối cùng. Thí chủ hãy về đi, tôi không chấp nhận lời yêu cầu này được. Cảm ơn lòng cúng dường của thí chủ.

- Cô gái trẻ quỳ lạy ở ngay cổng Tịnh thất, cất giọng khẩn cầu: Bạch Thầy, con đã thề nguyền với Phật với lòng thành kính là chính tay con may vá tặng 18 đôi giày cho 18 vị tu tập thành A la hán vào ngày cuối cùng của khóa tu trước khi họ đắc đạo thành A la hán. Xin Thầy cho phép con thực hiện lời thề nguyện này, nếu không còn quỳ mãi ở nơi đây không đứng dậy. Sư trụ trì Thiếu Lâm Tự từ chối hai lần liên tiếp, nhưng cô gái trẻ vẫn một mực quỳ lạy yêu cầu cho cô thực hiện lời thề nguyện với Phật. Cuối cùng sư trụ trì đành chiều lòng thành của cô gái.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cô gái bước vào trong tịnh thất, 18 cặp mắt của các vị tu thiền sinh đều ngước nhìn lên cô gái ấy. Một cô gái đẹp vô cùng xuất hiện trước 18 vị. Dáng người thanh thoát mảnh mai, nước da trắng mịn hồng hào, gương mặt trái xoan trắng mịn tươi sáng, ánh mắt long lanh dịu dàng với cặp long mài như lá liễu. Đôi môi chúm chím hồng tươi tự nhiên không son phấn. Mái tóc xõa dài đến ngang lưng đen nhánh và mượt mà. Cả người cô gái thoát ra một mùi hương êm ã dịu dàng thom tho của người con gái mới lớn. Miệng xinh xắn mỉm cười và tiếng nói thì thật là êm dịu thánh thót như chim họa mi cất tiếng hót. Cô gái bước vào mang theo bị túi chứa 18 đôi giày do chính tay cô may vá tạo thành. Với mấy cái khăn lau màu trắng sạch sẽ. Cô gái bước đến một vị thiền sinh chắp tay trước ngực rồi quỳ xuống lạy vị tu thiền, rồi lấy chiếc khăn trắng sạch lau đôi bàn chân của vị thiền sinh rồi chính bàn tay mềm mại đó cô mang đôi giày vào đôi chân của vị tu thiền này. Một bàn tay mềm mại ngón tay ngòi viết búp măn trắng mịn. Bàn tay ấy và cả người cô gái có mùi hương thơm tho ấy tỏa lên một sức quyến rũ cực kỳ mạnh mẽ. Cô gái vuốt ve đôi chân của từng vị một, lau sạch đôi chân và chính đôi tay ấy mang vào đôi giày đẹp do cô tự may vá lấy.

18 vị thiền sinh sau 29 ngày miên mật thiền định đã bị một sức quyến rũ cực mạnh làm trái tim họ đập mạnh, tâm họ bấn loạn không còn nhất tâm bất loạn được nữa. Họ cố gắng an trụ và điều phục tâm họ cho 6 căn của họ không tiếp xúc 6 trần của cả toàn thân và mùi hương của cô gái trẻ. Họ đã cố gắng điều phục chiến đấu tâm họ ngay lúc này. Thời điểm của ngày thứ 29, kết quả của một tháng nhập thất tịnh tu. Cô gái lau chân và mang đôi giày cho 18 vị thiền sinh xong. Bây giờ cô gái quỳ lạy vị Sư trụ trì thiếu Lâm Tự và cất giọng nói.

Giác ngộ là gì?

- Bạch Sư trưởng lão trụ trì. Con rất cảm tạ người đã cho phép con hôm nay làm tròn điều thề nguyện của con, mà con đã chuẩn bị cả tháng nay. Tâm nguyện của con đã thành, giờ con xin phép đi ra khỏi đây.

Vị trưởng lão Trụ trì chậm rãi cất lời, giọng đầy cứng cỏi và vang lên mạnh mẽ.

- Này cô gái trẻ. Tôi đã từ chối 3 lần việc thí chủ đến đây xin vào tịnh thất mang giày cho 18 vị tu thiền hôm nay, mà cô vẫn một mực đòi hỏi thực hiện. Nay việc đó cô đã làm xong. Cô đã vào tịnh thất vào ngày cuối cùng của khóa tu nhập tịnh thiền để quậy phá tâm tu tập của 18 thiền sinh. Họ đã an định thì nay họ mất hết an định suốt 29 ngày họ tu tập. Việc làm này như Ma Vương quậy phá Đức Phật đang thiền định dưới cội bồ đề khi xưa. Cô đã tạo nghiệp lớn trong đời cô rồi. Với nghiệp này cô sẽ phải trả quả báo của nó. Có hai cách trả nghiệp do cô tự gây ra. Một là cô sẽ làm vợ 18 vị này trong 18 kiếp sau này của Cô. Hai là cô phải tự mình treo cổ chết ngay tại đây để trả hết nghiệp. Cô hãy chọn đi.

Cô gái nghe vậy òa lên khóc nức nở, giọt nước mắt chan chứa làm động tâm từ bi của 18 vị thiền sinh. Nhưng đôi mắt của vị Sư trưởng trụ trì vẫn sáng ngời không cảm xúc. Cô gái xin sám hối nhưng vị trụ trì vẫn im lặng không chấp thuận. Cuối cùng cô gái đành chọn treo cổ tự vẫn để trả nghiệp mình làm. Và điều ấy được thực hiện ngay cổng của Tịnh thất. Khăn vải trắng được mang ra treo cô gái tại cửa của tịnh thất. Vị sư trụ trì bắt tất cả 18 vị thiền sinh ngồi thiền và ngắm nhìn cô gái ấy giãy dụa chết trước mặt họ. Cô gái xinh đẹp kia giờ đã trở thành một thân xác cứng đờ, lưỡi lè ra dài vì thắt cổ. Thân thể trắng hồng xưa kia giờ đã xanh lè tái nhợt. Đôi mắt long lanh giờ trở thành đôi mắt lòi ra mở rộng không nhắm được. Toàn thân cô gái thom tho xưa giờ bắt đầu rục rã.

Vị sư trụ trì bắt tất cả 18 vị thiền sinh quán chiếu nhìn thân cô gái trẻ ấy và dạy bảo: Này các con, các con hãy tịnh tâm nhìn thân cô gái đang treo cổ ngay trước cửa tịnh thất mà quán chiếu. Việc quán chiếu đầu tiên là vô thường. Trước đây cô gái trẻ là người con gái đẹp có sức hút mãnh liệt, giờ là thân thể chết bất động xanh mét và xấu xí. Đó là vô thường. Biết vô thường thì rất dễ dàng nhưng cảm nhận vô thường trong từng sắc na của cơ thể ta là điều rất khó làm được. Thời gian trôi qua làm ta cảm nhận vô thường vì nó thay đổi theo từng sắc na của quá khứ.

vô thường nên đi đến vô ngã của chính ta và các pháp xung quanh ta. Các pháp và chính chúng ta đều vô ngã. Tức là không có cái gì tự nhiên mà hiện hữu, chúng phải dựa vào nhau mà cùng hiện hữu và cùng tiêu diệt. Cái này có cái kia có, cái này mất cái kia mất. Duyên khởi là vô ngã tướng mà đức Phật dạy cho chúng ta. Vì có ngã có cái tôi nên chúng ta tham sân si tức là có lậu hoặc đau khổ. Đạo Phật có vị giải thoát, lời Phật dạy như biển có vị mặn. Giải thoát là diệt tận cùng các lậu hoặc tham sân si. Diệt bằng cách nó hiện ra thì chặt đứt nó. Chặt hoài nó cứ hiện ra hoài thì quán tận gốc rễ nó là tánh Không. Ngũ uẩn 6 căn 6 trần 6 thức 7 đại đều là Không, là không có tự tính không bền bĩ không tự nhiên mà sinh ra.

Vì vậy tất cả là giả lập, duyên hội tụ thì có, duyên tan rã thì chết, thì bị diệt. Bây giờ thân cô gái đang tan rã, duyên ngủ uẩn đang tan rã. Ngũ uẩn đang trả về với ngủ uẩn. Sắc uẩn thì thành cát bụi, 4 uẩn còn lại là tâm trả về tâm thức của cô gái, đợi chờ duyên hội tụ với 7 đại đất nước gió lửa không kiến thức mà thành thân thể khác của kiếp sau. Tâm thức này bị nghiệp dẫn đi đầu thai. Cô gái đã tạo nghiệp và đang trả nghiệp. Các con hãy quán chiều đến thân thể bất tịnh của chúng sinh. Như thân thể cô gái này giờ mỗi ngày một sình to lên, lớn lên gần bằng gấp đôi. Tay chân và bụng đều nỡ to lớn và bắt đầu hôi thúi sình to. Thân thể thanh cảnh lúc đầu nay đã trở thành to lớn phình ra và chảy nước. Sự tan rã của thân thể ấy là một minh chứng cho bất tịnh của thân.

Hãy ngồi thiền Tứ niệm xứ: quán Thân bất tịnh, quán Thọ khổ đau, quán Tâm vô thường, quán Pháp vô ngã. Hãy thiền quán chiếu tận sâu 4 điều trên.

- Vị sư trụ trì giảng tiếp sau mấy ngày các thiền sinh quán Tứ niệm xứ xong. Này các con, kế tiếp là các con hãy quán chiếu bát nhã tánh Không. Đó là bản tánh của sự sự vật vật chúng ta và các pháp. Đó là vô tự tánh của ngã và pháp. Đó là bản chất của hiện tượng do hình tướng bên ngoài chúng ta thấy. Kế đến là quán chiếu đến chân như là bản chất hiện thực của vạn pháp. Đó là chân như, Như Lai tạng, là Phật tánh chân tâm Niết bàn. Giờ ta nói với các con về tánh thấy tánh nghe tánh cảm xúc theo kinh lăng nghiêm. Đó là Phật tánh, chân như.

Khi cô gái bước vào tịnh thất, các con đều ngẩn đầu ngắm nhìn cô gái xinh đẹp là cái thấy vì có đối tượng là cô gái. Khi cô gái hiện ra thì là cái thấy vì cô gái là đối tượng. Khi cô gái chưa xuất hiện thì là cái thấy là thấy không có cô gái. Cái thấy là cái thấy có đối tượng hay không có đối tượng. Tương tự khi cô gái cất tiếng nói ra các con nghe vì có âm thanh đối tượng nghe. Khi cô gái không nói im lặng thì các con nghe là nghe không có âm thanh.

Vậy tánh thấy theo kinh lăng nghiêm là gì? Khi cô gái xuất hiện là duyên hội tụ lại cô gái có mặt tại tịnh thất. Duyên sinh ra thì tạo đối tượng cho cái thấy cái nghe cái xúc. Duyên này xảy ra cho trần cảnh mà có. Duyên đi đôi với nghiệp tạo thành đối tượng cái thấy cái nghe cái xúc.

- Bây giờ các con nghiệm lại nền tảng cho cái thấy, môi trường cho duyên này xảy ra, và không gian cho nó hiện hữu. Tất cả là cái cố định không bao giờ sanh diệt bất biến đó là quy luật cho thấy nghe cảm xúc...quy luật cho 6 căn tiếp xúc 6 trần tạo ra 6 thức . Luật hội tụ sáu cái này là tánh là bản chất là môi trường là không gian cho nó xảy ra. Đó là tánh thấy tánh nghe tánh xúc... Các tánh chất nầy gom lại một tánh chung là tánh giác. Tánh giác chỉ có một nhưng áp đặt lên 6 căn thì tạo thành 6 tánh của 6 căn đó. Các con nên hiểu tánh giác đó còn gọi là Phật tánh là Chân như là Tri kiến Phật là Chân tâm tùy theo kinh Phật giảng mà có tên. Gom lại các bản chất các tánh chất đó là Như Lai tạng.

Như vậy Kinh Lăng Nghiêm có gọi là vọng thấy vọng nghe là gì? Nói khoa học là sự vận chuyển từ mắt vô võng mạc ở mắt, rồi chuyển hình ảnh ở võng mạc bằng hệ thần kinh điện tử chuyển lên võ não ở bộ phận thấy của mắt. Võ não có khu vực này để thấy rồi chuyển qua bán cầu não ở khu vực phân tích và bộ nhớ. Tất cả sự hoạt động vận hành này cố định không sinh không diệt có từ muôn đời trước và sau này gọi là quy luật tự nhiên, biết được quy luật nầy là Phật tánh tánh giác. Giác này là không có phân biệt phân tích của não bộ là Tánh thấy.

Còn phân tích não bộ là còn cái tôi xen vào. Lúc phân tích là sự hoạt động của Mạc na thức số 7 còn gọi là cái ngã. Vậy vọng thấy vọng nghe vọng cảm xúc đều là có đối tượng có phân biệt phân tích có xen vào cái ngã. Còn tánh thấy thì không có vọng là không có ngã xen vào không có phân tích. Khi cô gái bước vào và hành động thì các con đã có cái thấy cái nghe cái cảm xúc. Nhưng khi các con quán chiếu trở lại thì tánh thấy tánh nghe tánh cảm xúc là cái bất biến không sanh diệt là bản chất của chúng.

Gom chúng lại 6 căn với đối tượng 6 trần đó thành một tánh giác thì tánh giác nầy áp vào căn nào thì trở thành tánh của căn đó như tánh thấy là áp vào căn mắt, tánh nghe...tánh là bản chất không sanh không diệt cố định và bất biến. Vậy cái gì bất biến trong việc thấy nghe của chúng ta? 

Về phân tâm học sự phân tách suy luận phán đoán là sự hoạt động của ý thức còn lại tiềm thức và vô thức thì không có phán đoán này. Phân tâm học đi theo đường của y khoa là khi thấy chuyển lên võ não thấy rồi tự nhiên chuyển qua khu vực bán cầu não bộ nên phân tích và đi vào bộ nhớ ngay. Chúng ta không thể ngăn được sự chuyển qua này nên có phán đoán ý thích của cái tôi cái ngã của mình. Tu đạo là kiềm chế sự vận chuyển này để nó đừng đi đến cái ngã đến tham sân si. Theo duy thức thì chủng tử nhìn thấy ghi nhận vào tàng thức và trú ở đó muôn đời nên khi ta gặp lại người xưa mấy chục năm vẫn còn nhớ vì chủng tử này ở tàng thức vận hành.

Tánh giác là cái biết lần thứ hai biết được mình đã biết những điều qui luật tự nhiên đó. Cái biết đầu là biết của ý thức, cái biết sau là cái biết của trí tuệ. Thức biến thành trí là vậy. Các con hãy cố gắng thiền định về tánh thấy.

Lục tổ Huệ Năng dạy rằng: Người đời sắc thân xem như là bức tường thành, mắt tai mũi lưỡi là các cánh cửa thành, ngoài có 5 cửa tức là căn mắt tai mũi lưỡi thân, trong có cửa ý nên gọi là ý căn, tâm là cõi đất, tánh Phật tánh là vua, vua ngự trên đất tâm là tánh giác Như Lai phóng ánh sáng lớn ra ngoài soi sáng 6 cửa thanh tịnh phá sạch cõi lục dục, tự sáng chiếu bên trong tiêu trừ 3 độc tham sân si. Trong ngoài sáng rõ thấu suốt không khác gì cõi Tây Phương. 

Giác ngộ là gì?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Lục tổ dạy tánh giác ở bên trong tâm ta rồi sáng chiếu hết 6 cửa thành của 6 căn thông suốt. Vậy tu tập là lấy ý căn làm chính mà đi vào tâm để nhận ra Phật tánh tánh giác để rồi mở tánh giác đó ra chiếu rọi hết 6 căn thành tánh thấy tánh nghe tánh biết...

Tu tập là tu ý căn như kinh Pháp cú Phật dạy ý dẫn đầu các pháp. Tu ý căn là dùng ý thức để tránh dùng ý thức. Tại sao? Vì khi thiền Định tức hơi thở vô ra nhẹ nhàng ít oxygen lên não bộ, thì cơ thể buông xã ý thức ít vận động ít phân tích, giảm dần ý thức là đi đến vô phân biệt. Khi ý thức ít vận hành thì ta dùng chánh niệm, công án hay niệm Phật hay niệm Quán Thế Âm hay quán Tứ niệm xứ. Ý thức dẹp bớt dần đi đến hết còn ý thức là trạng thái định của thiền. Bây giờ tánh giác từ tàng thức bật dậy đi ra ngoài mà không bị Mạc na thức xen vào. Ý thức của cái Tôi Ngã không xen vào thì lúc đó trực nhận trực giác bật lên và đó là Tánh giác là trí tuệ Bát nhã. Tức là cái biết lần thứ hai sau cái biết của ý thức. Cái biết của ý thức mất thì cái giác bật ra, còn gọi là cái trí, thức biến thành trí. Tương tự như quán Tánh Không để đạt trí tuệ bát nhã là tánh không.

Đến đúng 7 ngày, thân thể của cô gái trẻ đã thành tiêu huỷ, mấy con vòi bò lúc nhút nước vàng chảy lênh láng. Sư trụ trì ra lệnh các thiền sinh đã quán chiếu và nghe thuyết giảng về tánh giác của kinh Lăng nghiêm xong, mang thi thể của cô gái ra chôn bên cạnh chùa và canh giữ ngôi mộ này cho đến đúng 49 ngày. Sư trụ trì e ngại có người thương cảm mà ăn cắp thi thể cô gái. Các thiền sinh thay phiên nhau canh giữ ngôi mộ đúng 49 ngày. Sư trụ trì kêu gọi các thiền sinh đúng 18 người đến ngôi mộ ngồi chung quanh ngôi mộ và ra lệnh khai quật ngôi mộ lên xem thi thể cô gái có bị mất cắp không.

Sau khi mở nắp quan tài ra, mọi người ngạc nhiên kêu ô lên tiếng khi thấy trong quan tài là một tượng của Bồ Tát Quán Thế Âm to lớn bằng người cô gái. Ngoài tượng ra quan tài sạch sẽ không có chất gì của thân thể con người, sạch sẽ và đẹp đẻ như mới. Sư trụ trì ra lệnh mọi người quỳ lạy và tụng bài kinh Quán Thế Âm Bồ Tát và cho biết cô gái ấy là hiện thân của Quán Thế Âm thử thách ngày chót của thiền sinh đã ngộ được đạo. Sự thử thách do lấy 6 căn tiếp xúc 6 trần tạo ra 6 thức là vọng thức nếu ai đạt Tánh Giác thì sẽ đắc đạo tức là thủ hộ 6 căn thành công.

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát!!!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nguyện ước của mẹ

Góc nhìn Phật tử 17:59 31/10/2024

Mẹ tôi lúc sinh tiền thường tỏ bày với con cháu 3 nguyện ước: 1. Trước khi chết, mẹ không bị bệnh hoạn phải làm khổ con cháu. 2. Ngày giỗ của mẹ, con cháu có mặt đông đủ. 3. Khi mẹ chết thì đem chôn chứ không hỏa táng.

Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?

Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024

“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".

Truyện ngắn: “Vòng đời của chiếc lá”

Góc nhìn Phật tử 06:35 31/10/2024

Mùa xuân, những chồi non hồng hào lại nhú lên thật tươi mát và đẹp đẽ. Hạ cánh trên một cành đầy nụ biếc, tôi bỗng nghe thật dịu dàng tiếng cây mẹ thô ráp, đen đúa, xù xì đang thầm trò chuyện với những chồi lá non tơ xinh xắn.

Vật chất thế gian, bao nhiêu là đủ?

Góc nhìn Phật tử 17:00 30/10/2024

Nhu cầu là thứ nằm trong mỗi người chúng ta, nhưng lạ một điều là chúng ta lại không hiểu rõ về nó. Thường thì ta sẽ tưởng rằng "Mình không có cần nhiều thứ lắm, mình không tham lam như những kẻ ở ngoài kia". Nhưng thực ra chẳng qua cái tham trong ta đang trong chế độ ngủ...

Xem thêm