Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 08/06/2023, 09:29 AM

Đốt hình nhân thế mạng có thế được mạng sống của chúng ta?

Đốt hình nhân thế mạng từ lâu đã xuất hiện trong nhiều trong nghi lễ tín ngưỡng của người Việt, cho đến ngày nay thì tập tục này đang dần lan rộng rãi và có ảnh hưởng cuộc sống, xã hội.

Audio

Vậy tập tục này bắt nguồn từ đâu và sự thật đằng sau những hình nhân này là gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây qua lời giảng của Thầy Thích Trúc Thái Minh.

Nguồn gốc của hình nhân thế mạng

Việc đốt hình nhân thế mạng xuất phát từ một tập tục rất cổ xưa, đó là tục “tuẫn táng” - tức là người sống chôn theo người chết. Tục lệ này phát xuất từ thời vua chúa phong kiến, bởi họ quan niệm rằng khi vua chết, sẽ sinh sang thế giới bên kia, vẫn làm vua như đời sống như ở trần gian. Vì vậy khi vua chết thì hoàng hậu, cung phi mỹ nữ cùng ngọc vàng châu báu cũng được chôn theo. Đây là một phong tục cổ xưa rất dã man.

Sau này khi xã hội tiến bộ hơn, con người đã nghĩ ra cách làm người giả, gọi là hình nhân thế mạng được làm từ giấy, đất sét, các chất họ bồi lên; vàng bạc châu báu cũng được làm giả rồi dán giấy vàng. Sau đó, họ chôn cả người nộm, vàng bạc giả theo người chết. Tuy nhiên việc làm này không phù hợp, có nhiều bất cập nên họ chuyển sang đốt, hóa những hình nhân, đồ đạc. Từ đó tập tục đốt vàng mã xuất hiện.

Hình nhân thế mạng là tập tục xuất phát từ thời cổ xưa

Hình nhân thế mạng là tập tục xuất phát từ thời cổ xưa

Đốt hình nhân thế mạng có thế được mạng không?

Theo quy luật của cuộc sống, con người sinh ra rồi cũng sẽ chết đi, đó là vô thường không ai tránh khỏi. Vậy nên, nếu đốt hình nhân có thể thế được mạng sống cho chúng ta thì các chiến sĩ khi ra trận sẽ không hy sinh, bệnh nhân sẽ không phải chết hoặc khi sắp chết, chúng ta đốt hình nhân thế mạng. Tuy nhiên những điều đó hoàn toàn không thể xảy ra. Từ đó, chúng ta thấy rằng việc đốt hình nhân là phi lý, không có căn cứ và không đúng với tinh thần đạo Phật. Hình nhân không thể thế mạng cho con người chúng ta.

Việc dùng hình nhân để thế mạng là điều hoàn toàn vô lý, trái với sự thật

Việc dùng hình nhân để thế mạng là điều hoàn toàn vô lý, trái với sự thật

Thọ mạng của ta được ví như ngọn lửa của chiếc đèn dầu. Để đèn được cháy tốt thì phụ thuộc vào bấc ngắn hay dài, bình dầu đầy hay hết, bóng đèn còn hay vỡ. Cũng vậy, bấc đèn là phúc báu về thọ mệnh trong tiền kiếp của chúng ta, còn dầu đèn cũng là phúc báu. Nếu chúng ta chăm chỉ tích lũy phước báu, làm cho bình dầu của mình luôn đầy thì đèn của mình dù bấc ngắn vẫn cháy được lâu. 

Thứ nữa, chúng ta biết rằng tiền nghiệp của mình là có sẵn và khó thay đổi. Mà bấc lại được ví là tiền nghiệp cho nên bấc cũng được xem khó thay đổi. Nhưng dầu và bóng đèn thì lại có thể thay đổi được. Giống việc đổ đầy dầu, bấc ngắn thì ngọn lửa vẫn cháy. Cũng vậy, nếu kiếp này chăm chỉ tu tập, làm phước, sám hối thì thọ mạng của chúng ta có thể cũng được kéo dài.

Làm cách nào để kéo dài thọ mạng?

Thọ mạng chúng ta ngắn hay dài là do nghiệp quyết định và nghiệp có thể chuyển được ít hay nhiều là nhờ sự thực hành tu tập để tích lũy các thiện nghiệp của chính chúng ta. Bằng các việc làm hành động thiết thực như đi từ thiện giúp đỡ người bệnh, chăm sóc những người già cô đơn, những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt chúng ta nên chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau, cúng dường cho cha mẹ. Trong kinh Phật dạy đó đều là những phước báu để mình được thêm tuổi thọ.

Giúp đỡ người khó khăn sẽ sinh nhiều phúc báu về sức khỏe, trí tuệKhông những với loài người mà cả với muôn loài, chúng ta nên thực tập phóng sinh cứu mạng, khi chúng ta tu tâm từ bi, không sát sinh thì chúng ta sẽ được phúc báu; đó là sẽ có sức khỏe, ít bệnh tật, có tuổi thọ được lâu dài và thường được an ổn,...  Bên cạnh đó chúng ta nên có một lối sống điều độ, hàng ngày rèn luyện sức khỏe, không cẩu thả và  môi trường sống lành mạnh từ đó góp phần xây dựng xã hội giàu đẹp.

Trong bài kinh “Nghiệp báo sai biệt”, Đức Phật có dạy 10 điều lành để sống khỏe và được thọ mạng dài lâu:

Tự mình không sát sinh

Khuyên người không sát sinh

Khen ngợi việc không sát sinh

Thấy người khác không sát sinh thì tâm vui mừng

Thấy người bị giết hại thì tìm cách cứu thoát

Thấy người sợ chết thì an ủi tâm họ 

Thấy người sợ hãi thì bố thí cho họ sự không sợ hãi

Thấy người bị các thứ khổ khởi tâm thương xót

Thấy người đang được cấp cứu khởi tâm đại bi

Dùng các đồ ăn thức uống bố thí cho chúng sinh.

Trong kinh “Tiểu nghiệp phân biệt” thuộc Trung Bộ kinh 3, Đức Phật dạy: “...Này thanh niên, có người đàn bà hay đàn ông từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này, nếu người ấy đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy được trường thọ”.

Vậy nên chúng ta thấy rằng do nghiệp sát sinh, hại mạng nên chúng ta có mạng sống ngắn ngủi. Còn người nào có tâm từ bi, thương yêu, biết bảo vệ mạng sống cho người, cho mọi loài thì người đó sẽ có thọ mạng lâu dài. Vậy nên việc đốt hình nhân thế mạng, chắc chắn không thể cứu được mạng sống cho chúng ta mà phải do chúng ta tu tập, tích lũy thiện nghiệp thì sẽ được thọ mạng lâu dài.

Hy vọng qua lời giảng trên Thầy Thích Trúc Thái Minh quý Phật tử đã có cái nhìn đúng về việc đốt hình nhân thế mạng. Từ đó, có đủ chính tín, chính kiến, tin sâu nhân quả để không bị tới vào các tà kiến, mê tín mà rước họa vào thân, tránh được lo âu, sợ hãi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người tu quý trọng đạo đức

Kiến thức 16:00 04/05/2024

Tất cả Tăng Ni cần ý thức được việc bổn phận của mình, đó là phải cố gắng tu và xả bỏ cái ngã riêng tư cùng những hư danh hão huyền, để đạt được đạo chân thật mới là cứu cánh. Đừng mắc kẹt vào những cái nhỏ mà quên mất việc lớn, uổng một đời tu của mình.

Tinh tấn siêng năng được an lạc hạnh phúc

Kiến thức 13:45 04/05/2024

Khi nói tinh tấn là nói sự nỗ lực siêng năng cần cù cố gắng hướng thiện, hướng thượng chân chánh thành tựu định lực trí tuệ từ bi giác ngộ, rồi tận tâm giáo hóa cứu giúp chúng sanh vượt thoát khổ đau trong sáu nẻo luân hồi.

Còn hiện hữu là còn Khổ

Kiến thức 12:00 04/05/2024

Mục đích của sự tu tập theo đạo Phật là để chấm dứt luân hồi tái sinh, chấm dứt sự hiện hữu dù bất cứ ở đâu dưới mọi hình thức nào, gọi là Vô dư Niết-bàn, có nghĩa là không còn bất kỳ một lộ trình tâm nào nữa.

Đức Thế Tôn và hạnh vô úy

Kiến thức 07:56 04/05/2024

Cuộc sống vốn có những mối quan hệ chằng chịt, đan chéo lẫn nhau. Sự tương tác ấy đã tác động đến mọi lãnh vực của cuộc sống xã hội, từ lối sống cho đến văn hóa…mà kinh, sách lại là những sản phẩm, gia tài văn hóa của các bậc tiền nhân đã lưu lại.

Xem thêm