Đốt vàng mã không phải là một nghi lễ Phật giáo
Trong nghi lễ Phật giáo chính thống thì không hề và không bao giờ có tục lệ đốt giấy tiền vàng mã.
Tục lệ đốt giấy tiền vàng mã có nguồn gốc từ thời cổ đại trong xã hội Trung Hoa. Nhà tư tưởng Vương Dư đời Đường cho rằng: “Từ thời nhà Hán, đã có tục chôn tiền và đời sau lấy giấy thay tiền”.
Tục lệ đốt vàng mã là tập tục của người Trung Hoa có nguồn gốc từ thời cổ đại. Tục lệ này đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người dân Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, trong đó có Việt Nam. Căn nguyên của tục lệ này là niềm tin có một đời sống khác sau khi chết, cộng với lòng hiếu thảo, bổn phận và trách nhiệm, ước mong được đầy đủ, sung túc của người sống đối với người chết. Khi Phật giáo truyền sang Trung Hoa và Việt Nam, với truyền thống hiếu đạo, uống nước nhớ nguồn, tri ân và báo ân của người con Phật cùng với sự tôn trọng tập tục của người dân bản địa cho nên trong nghi lễ hiếu sự của người bình dân và thậm chí với một số Phật tử tại gia thiếu chánh tín còn có tục lệ đốt vàng mã.
Phật giáo không có truyền thống và tập tục đốt giấy tiền vàng mã cho người chết. Vì, theo Phật giáo, người chết chậm nhất là sau bốn mươi chín ngày thì nhất định sẽ được thác sanh vào một cảnh giới tương ứng với nghiệp đã gây tạo. Ở mỗi cảnh giới khác nhau, sự thọ dụng của chúng sanh trong các cảnh giới ấy hoàn toàn sai biệt. Do đó, dùng những vật dụng, tiền bạc của cõi người để cung cấp cho các chúng sanh ở các cõi khác là điều không thể. Xác định động cơ của việc đốt vàng mã xuất phát từ tâm thành kính, lo lắng, thương tưởng của người sống đối với người đã quá vãng; mong muốn cho người chết được đầy đủ và an vui. Nhưng Phật giáo xem sự thể hiện “ hiếu đạo” bằng việc đốt vàng mã là một hũ tục, vì việc làm ấy hoàn toàn vô ích đối với người chết chỉ lãng phí tiền của, công sức và gây ô nhiễm, hoả hoạn mà thôi. Đối với các Phật tử chưa thông suốt giáo lý, quen với tập tục vẫn dùng vàng mã trong tang lễ và hiếu sự, Phật giáo không cấm đoán triệt để chỉ động viên, khuyến khích từ bỏ hoặc thay thế bằng các việc làm cụ thể và có lợi ích thiết thực hơn như phóng sanh, bố thí… rồi hồi hướng phước đức cho người chết. Đây mới là việc làm “ âm dương lưỡng lợi” theo quan điểm Từ bi và Trí tuệ của Đạo Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm