Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 29/07/2022, 10:58 AM

Hủ tục đốt vàng mã và quan điểm của Phật giáo

Trong Tam tạng kinh điển của Phật giáo không có khuyên con người đốt vàng mã. Hòa thượng Tố Liên nói : “Nếu ai tìm ra một câu nói về đốt vàng mã trong kinh Phật thì ta tình nguyện xuống địa ngục”.

Đốt vàng mã chỉ là tín ngưỡng dân gian

Chuyện xưa kể rằng, đốt vàng mã là một tục lệ dân gian, xuất phát từ thời nhà Hán (Trung Quốc). Do nhà vua muốn thực hành lời dạy của Đức Khổng Tử: “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, nghĩa là thờ người chết như thờ người sống, thờ người mất như thờ người còn. Vậy nên khi nhà vua băng hà, chúng thần và hậu cung đã phải bỏ tiền bạc thật vào trong áo quan để vua tiêu dùng.

Sau đó quan bắt chước vua, dân bắt chước quan. Ai cũng chôn tiền thật theo người chết thành một tục lệ. Bọn trộm cướp biết vậy nên đào trộm mồ những người giầu có, như mộ vua Hán Văn Đế bị trộm khai quật lấy hết vàng bạc châu báu. Về sau từ quan đến dân thấy việc chôn tiền bạc thật quá tốn kém nên mới nảy sinh ra dùng giấy cắt ra làm tiền giả, vàng giả để thay thế. Chuyện đốt tiền giấy (vàng mã) ra đời từ đó và trở thành tập tục. Tập tục này được du nhập vào Việt Nam theo những người Trung Hoa.

Trong khi đó, theo lý giáo lý trong nhà Phật không có tục lệ đốt vàng mã và cũng không cổ súy cho hành động này.

phat-giao-co-chu-truong-dot-vang-ma-hay-khong-090528

Quan điểm của Phật giáo về hủ tục đốt vàng mã

Chuyện vàng mã không phải là vấn đề mới đây, mà hơn 60 năm trước, ngài Tố Liên (1903-1977), một trong những bậc cao tăng ở miền Bắc, người có vai trò đặc biệt trong công cuộc chấn hưng Phật giáo thế kỷ XX đã từng tỏ thái độ dứt khoát.

Trong một bài nghiên cứu về vấn đề đó từ năm 1952, ngài Tố Liên đã khẳng định đốt vàng mã là hủ tục có nguồn gốc từ Trung Quốc, được xem là sự “đầu độc” tín ngưỡng, nó hoàn toàn không phải là mỹ tục trong văn hóa Việt và nhất định không phù hợp với tinh thần đạo Phật. Ngài cũng đã tha thiết kêu gọi bài trừ hủ tục đốt vàng mã, xem đó là một trong những hành động phục hưng văn hóa dân tộc.

Hòa thượng Tố Liên nói : “Nếu ai tìm ra một câu nói về đốt vàng mã trong kinh Phật thì ta tình nguyện xuống địa ngục”.

Quan điểm của ngài Tố Liên không bị lãng quên, mà vẫn thi thoảng vẫn được nhắc lại trên các phương tiện truyền thông của Phật giáo cũng như của xã hội. Tuy nhiên, hủ tục cũ vẫn cứ tiếp diễn, vàng mã vẫn cứ được làm, được đốt, được rải trên đường khi có tang sự và các hiếu sự cúng tế tổ tiên.

Cơ sở nhận thức thì như vậy, nhưng tại sao tập tục đốt, rải vàng mã vẫn còn tiếp diễn? Rõ ràng là chúng ta không có những chương trình căn cơ, quyết liệt làm trong sáng văn hóa Phật giáo, phục hưng văn hóa dân tộc.

Báo Đuốc Tuệ đã 'tuyên chiến' với hủ tục đốt vàng mã như thế nào?

images1416821_hoavang1_okbm-0903

Muốn thay đổi một tập tục tín ngưỡng là điều không dễ dàng, mà phải qua con đường giáo dục, hướng dẫn lâu dài. Chúng ta chưa có chương trình giáo dục về những quy tắc ứng xử trong đời sống tín ngưỡng, mà cứ để tự phát và nhiều khi bị lạm dụng, gán ghép là “truyền thống”, “tâm linh”, và nếu ai không làm theo thì cảm thấy lo lắng, bất an trong lòng, nên cứ vậy, theo cách “xưa bày nay làm”.

Để thay đổi được điều đó, ngoài những khuyến cáo, tuyên truyền, chắc chắn phải qua con đường giáo dục. Khi người ta có nhận thức đúng, thì hành vi sẽ được điều chỉnh một cách tự nhiên. Trong đạo Phật, Chánh kiến – sự thấy biết đúng đắn được xếp đầu trong Bát chánh đạo, có hiểu biết đúng mới có tư duy đúng, lời nói đúng, hành động đúng… Điều đó không chỉ với hiện tượng vàng mã, mà với mọi ứng xử văn hóa khác, trong nỗ lực xây dựng một xã hội văn minh thực sự.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Không kinh doanh phi pháp

Kiến thức 14:45 17/04/2024

Không phải đến tận ngày nay nhân loại mới báo động đỏ, tấn công không khoan nhượng với các loại tội phạm kinh tế, mà ngay từ thời Thế Tôn, Ngài đã lên án, tuyên chiến và khai tử đối với loại tội phạm cực kỳ nguy hiểm này.

“Cảnh duyên ở cõi đó không nơi nào sánh bằng”

Kiến thức 14:00 17/04/2024

Pháp môn "trì danh niệm Phật" đơn giản lắm. Trước hết luôn luôn phải có lòng tin. Tin ở lời giới thiệu của Đức Phật Thích Ca về Thế giới Cực lạc của Đức Phật A Mi Đà là chân thật.

Ai quy y Tam bảo và Tam bảo là ai?

Kiến thức 10:56 17/04/2024

Tính ưu việt của đạo Phật là vô ngã. Vậy thì ai quy y Tam bảo và Tam bảo là ai?

Niệm Phật với tứ hạnh

Kiến thức 10:00 17/04/2024

Sở thích và túc căn của chúng sanh vẫn thường sai biệt cho nên tuy cùng tu hạnh Niệm Phật, sự hành trì chẳng khỏi có điểm không giống nhau. Vì thế, trên đường Tịnh Độ, cổ nhân đã tạm chia thành bốn hạnh là: Thiền Tịnh, Giáo Tịnh, Mật Tịnh và Thuần Tịnh.

Xem thêm