Thứ, 17/12/2018, 11:22 AM

Đưa thiền vào lớp học mang lại môi trường nuôi dưỡng tài năng của trẻ

Cho trẻ tập thiền không giống với giờ học tập đọc hay văn học. Tập đọc là một hoạt động mang tính thụ động. Trẻ có thể hiểu được câu chuyện đang đọc qua ngôn ngữ, nhưng khi tập thiền theo hướng dẫn, trẻ được tham gia một cách chủ động.

Nghiên cứu của Giáo sư Makoto Shichida về thiền và trẻ em.

Tập đọc và đọc một bài thiền có công dụng khác nhau. Học tập đọc là điều cần thiết bởi qua đó các em có thể học hỏi và biết cách đánh vần, nhưng tập thiền lại cho phép tâm trí được tự do khám phá.

Vì sao nên dạy thiền trong lớp học?

Sau đây là một số nhận xét của các chuyên gia tâm lý học được trích trong cuốn Moonbeam – cuốn sách hướng dẫn thiền dành cho trẻ em của tác giả Maureen Garth:

“Từ khi bắt đầu dạy thiền, chúng tôi nhận thấy rằng một số em đã nhanh chóng trở nên thư giãn và tĩnh lặng trong suốt thời gian thực hiện bài thiền. Một số em khác lại hay cựa quậy. Các em không thể ngồi yên và khó mà nhắm mắt lâu được”.

“Những em đạt tới trạng thái thiền sâu và giữ được trạng thái đó thường chính là những học sinh khá giỏi. Những em hay cựa quậy thường là những em không có khả năng tập trung lâu và thường khó chú tâm trong lúc học”.

“Những em gặp khó khăn trong học tập nhất đã tiến bộ dần. Các em trước đó chưa thể suy tính trọn vẹn các quá trình giờ đã làm được. Những câu chuyện của các em trở nên chất lượng hơn và tận dụng trí tưởng tượng phong phú hơn đáng kể”.

“Cần vận dụng bất cứ phương pháp nào để giải phóng tâm trí của trẻ. Chúng ta thường phải chấp nhận bị ràng buộc bởi những giới hạn trong cuộc sống, nhưng tâm trí ta cần được tự do và chủ động. Việc giải quyết vấn đề sẽ trở nên dễ dàng hơn khi tâm trí ta có thể nhìn xa trông rộng thay vì bị bó hẹp trong một không gian mà đôi khi chúng ta thường giới hạn bản thân”.

Những đứa trẻ hiếu động đã cải thiện được khả năng tập trung

Giáo sư Makoto Shichida từng là một giáo viên dạy lớp 2. Bà thường dành 5 đến 10 phút mỗi sáng để dẫn dắt các em học sinh bước vào bài tập thiền và yêu cầu các em kể lại những gì các em đã nhìn thấy hoặc cảm thấy. Khoảng 3 tuần sau, 90% các em nhìn thấy hình ảnh rõ nét chuyển động. Khi đã đạt được những kết quả rõ rệt, bà bắt đầu sử dụng những hình ảnh đó trong giờ học ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện. Bà đã giúp các em thỏa sức sáng tạo những câu chuyện riêng của chúng. Mặc dù những bức tranh trong sách giáo khoa là cơ sở để cho các em tưởng tượng nên những hình ảnh và nội dung câu chuyện, các em còn có khả năng sáng tạo những hình ảnh chuyển động và thay đổi những cảnh vật xung quanh mà sách không hề mô tả.

Từ các hình ảnh có được, các em bắt đầu viết thành những câu chuyện. Câu chuyện các em viết rất tươi sáng, đầy hi vọng, thể hiện tình cảm yêu thương các em dành cho thiên nhiên và con người. Các giáo viên khi đến dự giờ của bà đều cảm nhận rằng chỉ với 5-10 phút thiền định trong giờ học, lớp học không còn bị phân tán thành các nhóm riêng rẽ vì các em luôn biết thấu hiểu người khác bằng cả trái tim.

Bà cũng chia sẻ đã gặp nhiều em bé rất hiếu động, các em không có khả năng tập trung, thường ra khỏi chỗ vào giữa giờ học để đi vệ sinh hoặc ra khỏi lớp vì lý do khát nước. Tuy nhiên, các em bé này thường có khả năng ghi nhớ rất tốt. Nhiều em có thể nhớ được các bài thơ rất dài hoặc các thứ mà các em yêu thích. Với bài tập quán tưởng em là một cây gậy, cầu vồng, đèn bơ, hay hoa sen…., các em đã học được cách thư giãn và điềm tĩnh hơn. Các em tham gia các hoạt động hào hứng, không hề tỏ ra chán nản hay hiếu động quá mức. Các kết quả đánh giá năng lực trí tuệ sau đó đã cho thấy tất cả các em học sinh hiếu động sau quá trình thực hành quán tưởng đều nằm trong số 7% học sinh thuộc top đầu. Điều đó cho thấy hoạt động thiền trong lớp học mang lại hiệu quả tốt đẹp như thế nào.

Nguồn: “Bí ẩn của não phải – Mỗi đứa trẻ là một thiên tài”

Ngồi thiền có tác dụng gì ?

Giữ tâm trí bình tĩnh

Giúp tập trung hơn

Sáng suốt hơn

Cải thiện khả năng giao tiếp

Thư giản và trẻ hoá tâm trí và cơ thể

6 tác dụng về sức khoẻ khi ngồi thiền

Khi ngồi thiền, các tế bào trong cơ thể của bạn được nạp đầy lại năng lượng. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ, yên bình, đam mê cuộc sống hơn:

Giảm tình trạng cao huyết áp

Giảm lactate trong máu, giúp giảm sự lo lắng

Giảm các cơn đau liên quan đến sự căng thẳng như đau đầu, mất ngủ, mỏi mệt cơ thể

Tăng sự sản xuất chất serotonin giúp cải thiện tâm trạng và hành vi

Cải thiện hệ miễn dịch

Tăng sự năng động, giúp nhận nguồn năng lượng từ bên trong

11 tác dụng về trí óc khi ngồi thiền

Ngồi thiền giúp đưa sóng não và trạng thái alpha, thúc đẩy quá trình lành bệnh. Tâm trí trở nên tươi tắn, tinh tế và đẹp đẽ hơn. Thiến giúp làm sạch và nuôi dưỡng bạn từ bên trong – bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản, không cân bằng hoặc tâm trạng bất ổn. Khi bạn ngồi thiền thường xuyên, nó sẽ giúp:

Giảm lo lắng

Cải thiện sự cân bằng cảm xúc

Tăng sáng tạo

Tăng hạnh phúc

Phát triển trực giác

Đạt được sự minh mẫn và sự bình an trong tâm hồn

Những vấn đề trở nên nhỏ nhặt hơn

Thiền giúp tâm trí bạn trở nên mạnh mẽ hơn

Mở rộng sự mạnh mẽ của tâm hồn, giảm sự căng thẳng, tức giận và thất vọng

Cải thiện ý thức

Giúp cân bằng giữa tâm trí sắc bén và mở rộng ý thức

Thiền giúp bạn nhận ra rằng thái độ bên trong sẽ quyết định hạnh phúc của bạn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm