Ngày đầu trong chuyến viếng thăm Đan Mạch, đức Đạt Lai Lạt Ma đã có buổi chia sẻ cởi mở, thú vị cùng Báo giới tại Tp.Copenhagen. Các phóng viên, nhà báo trân trọng cung kính tiếp đón Ngài. Ai cũng chăm chú lắng nghe Ngài chia sẻ:
Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ pháp thoại: "Sức mạnh qua làm thiện và sự hợp tác" tại Trung tâm Hội nghị Bella, Tp.Copenhagen, Đan Mạch. 11/022015.
“Tôi rất hân hạnh khi đến đây, thêm một lần được chia sẻ, giao lưu cùng quý vị tại đất nước Đan Mạch. Chúng ta, cơ bản đều là những hợp thể thống nhất về thể chất, tinh thần và tình cảm. Ai cũng mong muốn một cuộc sống an lạc hạnh phúc, cơ thể được khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, tâm hồn thanh thản.
Chúng ta là những tế bào xã hội, đều cùng được các bà mẹ sinh ra, và nhận được sự chăm sóc và tình cảm của bố mẹ ban cho từ tấm bé. Những người đánh giá cao tình cảm như vậy, sớm biết cảm thông và ban trải tình cảm tới những người khác. Đức tự tin, tinh thần giao cảm và tâm bình an tất cả đều có mối liên hệ, kết nối mật thiết.
Là một Tăng sĩ Phật giáo, tôi có trách nhiệm phụng sự cho hòa giải giữa các truyền thống Tôn giáo khác nhau. Chúng ta chia sẻ cùng mục tiêu và thông lệ chung. Nhưng, khi bạo lực xảy ra trong cuộc đấu tranh vì lợi ích Quốc gia hoặc quyền lực chính trị, thì cũng không quá khó hiểu, và nhân danh Tôn giáo lại giết hại bừa bãi là không thể chấp nhận. Qua nhiều phương tiện, cùng sức mạnh truyền thông chân chính, quý vị có thể góp phần không nhỏ giáo dục mọi người về các giá trị của sự an tâm và sự cần thiết cho hòa hợp giữa các Tôn giáo”.
Hơn 4.000 người tham dự buổi Pháp thoại: “Hoàn thiện hơn nhờ sức mạnh Kết nối” tại Trung tâm Hội nghị Bella, Tp. Copenhagen, Đan Mạch. 11/02/2015.
Vấn đề liên quan đến Tây Tạng, tôi đã hoàn toàn rút lui khỏi trách nhiệm chính trị, kể từ khi chúng tôi đạt được một lãnh đạo do cộng đồng Tây Tạng bầu. Những cam kết để cố gắng bảo tồn hệ sinh thái mong manh của Tây Tạng, để bảo vệ nền văn hóa của chúng tôi, sẽ tập trung vào Từ bi và Hòa bình.
Cuối cùng, quý vị nên vận dụng phương tiện truyền thông như vòi voi dài, có khả năng đánh hơi những gì đang xảy ra, rồi cùng truyền tải những thông điệp tới công chúng. Tuy nhiên, vấn đề trung thực khi đưa tin là cần thiết, và là yếu tố cơ bản nhưng thiết yếu tôi mong muốn quý vị lưu tâm”.
Buổi chia sẻ tự lúc nào đã mau chóng sôi nổi. Có phóng viên hỏi: Thưa Ngài, có những dao động khi dường như mọi cánh cửa chính trị đang khép lại với Ngài?
Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời: “Tôi nghĩ là không, bởi vì tôi chủ yếu hiện thực việc kết nối và tương tác với công chúng.
- Các Chính trị gia đang “buộc phải” từng bước duy trì mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc vì những lợi ích tốt nhất họ có thể…?
- Trung Quốc là một Quốc gia đông dân nhất thế giới, một Quốc gia cổ đại quan trọng. Trung Quốc muốn hòa nhập cộng đồng Quốc tế, dẫn đến thế giới Tự do Dân chủ.
Hiện nay, Trung Quốc vẫn là một xã hội khép kín và kiểm soát. Nhưng 1,3 tỷ người dân có quyền được biết sự thật. Họ có khả năng phán xét đúng sai. Vì nó là sự kiểm duyệt, các nỗ lực để đánh lừa người dân là sai. Điều quan trọng về mối quan hệ với Trung Quốc là để vượt qua sự nghi ngờ và thiết lập tình hữu nghị”.
- Đã có bất kỳ cơ hội nào bị bỏ lỡ trong quan hệ Tây Tạng - Trung Quốc, thưa Ngài?
- Từ thập niên 50, sau khi quân PLA vượt qua biên giới Tây Tạng, việc ký kết Hiệp định 17 điểm vào tháng 05 năm 1951 được thực hiện, tiếp đến là chuyến thăm Bắc Kinh của tôi năm 1954-1955. Tôi đã gặp tất cả các nhà lãnh đạo Trung Quốc, và khoảng 30 cuộc họp với Chủ tịch Mao Trạch Đông, người mà tôi đã có mối quan hệ thân mật. Tuy nhiên, năm 1959 tôi phải đối mặt cùng chuyến lưu hành tỵ nạn sang nước khác khi không ai có thể thay thế…
Đức Đạt Lai Lạt Ma với một nhóm các tình nguyện viên hỗ trợ chuyến viếng thăm của Ngài, Tp. Copenhagen, Đan Mạch. 11/02/2015.
Năm 1974, người Tây Tạng lưu vong đã quyết định không đưa vấn đề của Tây Tạng ra Liên Hợp Quốc nữa. Thời Hồ Diệu Bang (胡耀邦), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (1982-1987), hy vọng về một thỏa thuận đạt được. Nhưng các phong trào Dân chủ nổi lên trong giới sinh viên, Hồ Diệu Bang đã bị sa thải và thay thế bằng đường lối cứng rắn bởi Thủ tướng Lý Bằng, sau các vụ thảm sát Thiên An Môn.
Diễn biến họp tiếp tục trong năm 1990, theo Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc - Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vẫn tiếp tục cứng rắn, theo đuổi chính sách ức chế, và dễ dàng đỗ lỗi cho tôi bởi những rắc rối nảy sinh dù là điều gì ở Tây Tạng. Kể từ đó, đã có dấu hiệu cho thấy giới trí thức Trung Quốc nhận thức các đề xuất về cách tiếp cận mang tính Trung đạo, là một giải pháp quan trọng của các chính sách chung của chính phủ họ.
Khi trả lời một câu hỏi về bạo lực nhân danh Tôn giáo, Ngài đã chia sẻ hết sức ngắn gọn: “Đây thường rơi vào trường hợp Tôn giáo cố gắng đạt những thao tác cực đoan, ngu dốt”.
Ngài gửi lời chia buồn sâu sắc đến Tổng thống Hoa Kỳ George Bush, sau “thảm họa 11/9” và bày tỏ hy vọng rằng các hậu quả sẽ xử lý theo một cách phi bạo lực.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có phiên họp thân mật với đại diện các Tôn giáo tại Đan Mạch như Kitô giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo và Ấn Độ giáo. Ngài đã nhấn mạnh rằng: trên một cấp độ con người chúng ta đều bình đẳng như nhau.
Hơn nữa, Ngài cho biết tất cả các truyền thống Tôn giáo lớn của chúng ta đều tập trung vào việc thực hành Từ bi, Bác ái, được hỗ trợ bởi sự tha thứ, khoan dung độ lượng. Ngài bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với các sinh viên Ấn Độ giáo, và tu sĩ Christian Ni, ông đã gặp những người sống một cuộc sống thực sự đơn giản được điều phối bởi luật Tự giác.
Phiên họp giữa Đức Đạt Lạt Ma và các phóng viên truyền thông tại tại Trung tâm Hội nghị Bella, Tp. Copenhagen, Đan Mạch. 11/022015.
Trong một cuộc phỏng vấn của Cô Mette Holm, Phóng viên đài Truyền hình TV2, cô hỏi về cuộc họp dự kiến của Ngài với các Chính trị gia Đan Mạch. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với Cô rằng: Tôi muốn thấy một đoàn chuyên gia đến Tây Tạng để điều tra tình hình sinh thái. Chúng tôi hy vọng họ có thể đánh giá những thiệt hại do họ gây ra và những đối trọng tích cực có thể thực hiện để ngăn chặn những thiệt hại không đáng có tiếp theo.
- Mette Holm hỏi: Phật tử Trung Quốc phản ứng thế nào khi họ đến gặp Ngài?
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Họ đến gặp tôi trong ngấn lệ. Cho dù có tự do cho Phật giáo Tây Tạng, tôi đã trải qua lần cuối cùng của mình vào năm 1959 giữa bảy, tám nghìn Tăng sĩ đang học tập tại Tu viện Drepung.
Cuộc phỏng vấn thứ hai sau khi ăn trưa với Mette Hybel, DR1 Television, Cô hỏi: cảm tưởng của Ngài khi bị hạn chế, khi các chính trị gia từ chối tiếp Ngài. – Tôi chủ yếu quan tâm đến việc tương tác với công chúng.
- Điều này ở Tây Tạng thì sao, thưa Ngài?
- Đó tùy thuộc vào những ý tưởng bất chợt của các quan chức Trung Quốc ở địa phương. Nhưng tôi vẫn lạc quan rằng: “Mọi thứ sẽ thay đổi tốt hơn”.
Trước đám đông ở Trung tâm Hội nghị Bella, Đức Đạt Lai Lạt Ma được giới thiệu bởi Lakha Lama Rinpoche, Chủ tịch của Hiệp hội bảy Tổ chức đã mời Ngài và sắp xếp chuyến thăm của Ngài. Phát biểu bằng tiếng Anh và sau đó đã được thông dịch sang tiếng Đan Mạch. Đức Đạt Lai Lạt Ma thân ái lời chào đại chúng:
“Quý Anh Chị em thân mến! Con người chúng ta đều như nhau, đều cùng có thể chất, tinh thần và tình cảm. Chúng ta ai cũng muốn hưởng cuộc sống an lạc, hạnh phúc và có quyền được trọn hưởng như thế. Không có gì đặc biệt về tôi, nhưng quý vị có thể học được điều gì từ những kinh nghiệm của tôi, và tôi cũng có thể học được điều gì từ quý vị. Mục đích sống của chúng ta là hạnh phúc. Chúng ta đang sống trong hy vọng, có nghĩa là mong muốn một điều gì đó thật tốt. Và có những phát hiện khoa học ngày càng phát triển, mà sức khỏe, thể chất, tinh thần của chúng ta phụ thuộc vào sự bình an trong tâm hồn. Rõ ràng sự căng thẳng có hại cho sức khỏe của chúng ta.
Các nhà khoa học cũng đang dần minh chứng rằng, bản chất cơ bản của con người là có được tình cảm hữu ích. Tình yêu mang đến cho chúng ta với nhau, tức giận xô đẩy chúng ta xa nhau.
Đức Đạt Lai Lạt Ma với các nhà lãnh đạo tôn giáo sau cuộc họp tại Trung tâm Hội nghị Bella, Tp. Copenhagen, Đan Mạch. 11/022015.
Nhiều trong số các vấn đề chúng ta phải đối mặt trong thế giới ngày nay là do thiếu các giá trị, các nguyên tắc Đạo đức”.
Ngài đã nói về sự cần thiết để giới thiệu các giá trị đó vào hệ thống giáo dục, tham gia một cách tiếp cận thế tục, theo gương của Ấn Độ, là tôn trọng tất cả các truyền thống Tôn giáo mà không được thiên vị cho một hay khác.
Việc chăm sóc, quan tâm đến người khác, cũng như với chính mình là cách khôn ngoan để thực hiện lợi ích lợi tha. Những người Đan Mạch vừa qua có thể tự túc, nhưng hôm nay có thể giới đều cần đến nhau. Chúng ta không thể chỉ nghĩ riêng đến bản thân mình, phải xét vì lợi ích chung cho cả 7 tỷ người sống trên hành tinh này.
Nhìn lại thế kỷ 21, chúng ta đã có nhiều bước phát triển kỳ diệu, nhưng đó cũng là một thời kỳ đổ máu chưa từng có. Ước tính khoảng 200 triệu người chết thảm trong bạo lực. Để thay đổi thế giới tốt đẹp hơn, lời kêu ca chưa đủ, cầu nguyện chưa đủ; chúng ta cần một tầm nhìn dài hạn để thực hiện một cách có hệ thống. Điều này sẽ phụ thuộc những thế hệ trẻ bây giờ (độ tuổi dưới 30), thế hệ của thế kỷ 21.
Sẽ tiêu tốn nhiều thời gian, nhưng nếu chúng ta nỗ lực thực hiện ngay từ bây giờ, có thể tạo ra một thế giới tươi đẹp hơn trong thế kỷ này. Tôi tin rằng, chúng ta có thể hiện thực điều này từ chính những chuyển biến tích cực nơi mỗi người dựa vào cảm giác thông thường, phổ biến kinh nghiệm và hiểu biết khoa học”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma kết thúc buổi chia sẻ Pháp thoại với những hy vọng mà người nghe sẽ cùng suy ngẫm, thấy được ý nghĩa sẽ cùng nhau cố gắng hiện thực hóa những giá trị chân thực, những vấn đề thuộc về chân lý.
Mặt khác, nếu cảm thấy đó là không thựcc tế, họ có thể lãng quên. Trong khi trả lời các câu hỏi của thính chúng, Ngài đã ký tên vào những cuốn sách tặng đại chúng. Trước khi rời Pháp hội, thính giả hoan hỉ tán thán công đức thí pháp, Ngài vẫy tay thân ái chào hẹn gặp lại lần sau...
Đức Đạt Lai Lạt Ma chụp ảnh lưu niệm với bà Birgitte Marck Schultzer, lãnh đạo tổ chức chuyến vếng thăm của Ngài tại Tp. Copenhagen, Đan Mạch ngày 11/02/2015.
Lược dịch Thích Vân Phong, Ảnh: Olivier Adam (Theo VP Chính phủ Tây Tạng lưu vong)