Chủ nhật, 24/10/2021, 14:48 PM

Đức Đệ tam Pháp chủ giảng gì về tu hành?

Với Phật giáo thì hòa hợp Tăng là quan trọng nhất. Các ràng buộc hành chính, mệnh lệnh ngoài giáo pháp chỉ là nhất thời mà thôi. Đặc biệt nên kiên trì giữ gìn nền nếp các trường An cư kết hạ.

Đó là nơi không chỉ học tập mà quan trọng là tu tập và thực hành nếp sống cộng đồng, dân chủ, có kỷ cương, “lục hoà” của Tăng, Ni chúng.

Trong tu hành, không ai tu hộ được ai cả. Ai tu thì người ấy chứng. Mỗi người mỗi hạnh, nhất là hạnh Bồ tát, biết sao mà lạm bàn. Trong Kinh điển Phật có răn các vị Bồ tát về lục độ Ba la mật. Đó là điều thâm hậu khó nghĩ khó bàn, có tu mới thấy. Có pháp thế gian và pháp xuất thế gian. Bàn về quan hệ của chúng không phải là việc của bậc sơ học.

Đức Đệ tam Pháp chủ giảng gì về tu hành? 1

Đức Pháp chủ giảng pháp. Ảnh: Trọng Hoàng

Tôi vẫn thường răn các Thầy rằng, người tu cần “Thận Tam Nghiệp” tức là thận trọng trong lời nói, việc làm và ý nghĩ. Sở dĩ phải nhấn mạnh về điều đó là bởi, người theo đạo Phật, nhất là người xuất gia cần phải thâm tín nghiệp báo. Không tin vào nhân quả và nghiệp báo thì dứt khoát không phải là đệ tử Phật.

Chạy theo hình thức bề ngoài, hình thức thế gian mà quên đi phương tiện đặc thù và mục đích cứu cánh, cho nên làm nhiều mà kết quả chẳng được bao nhiêu.

Phúc thì nên tích mà không nên tán. Phúc không tích thêm mà cứ lạm hưởng thì rồi cũng hết. Khi đó phúc trở thành họa

Kính mong các bậc tu hành luôn gắng tâm, dụng sức giữ gìn lấy cơ nghiệp của chư Tổ, giữ gìn lấy hạnh nguyện của chư Bồ tát, giữ gìn lấy Chính Pháp của chư Phật.

Khi đã phát tâm Bồ đề theo Phật thì đừng để cho ngoại cảnh phá hoại đời sống tâm linh của mình. Chính tín cần giữ gìn và tăng trưởng kiên cố, đừng để các trào lưu nghịch cảnh lôi cuốn. Sống thế nào, tu hành thế nào, rồi từ trần như thế nào cho khỏi hổ danh là người con của Như Lai.

Lễ truy điệu tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Hòa thượng Thích Trí Tịnh: 'Cố gắng hết sức mình, cầu đài sen thượng phẩm'

Kiến thức 08:31 27/03/2025

Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn chịu để vượt qua.

Chân thật sám hối

Kiến thức 09:00 25/03/2025

Theo cách hiểu thông thường, sám hối là xin lỗi, hay hối hận, ăn năn. Điều quan trọng là phải ăn năn, hối lỗi, nhưng cũng có người xin lỗi mà không ăn năn.

Thành kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm

Kiến thức 08:36 18/03/2025

Dưới tòa sen vàng con lạy Bồ-tát Quán Âm. Ngài đã cho con niềm tin yêu giữa cuộc đời. Quán Âm Bồ-tát hiệu viên thông, mười hai nguyện lớn rộng mênh mông, cứu vớt chúng sinh qua cơn khổ nạn từ bi độ đời…(Lạy Phật Quan Âm - Hàn Châu).

Phổ Môn giải thoát

Kiến thức 16:30 17/03/2025

Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo