Đức Phật không đi tìm câu trả lời có hay không một đấng tối cao
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận, một nhà vật lý thiên văn bậc thầy, đã tạo được nhiều uy tín trong giới khoa học. Nếu không tự mình nói ra, ít ai hiểu được chính Phật giáo là nguồn lực cảm hứng cho công việc nghiên cứu của ông.
GS Trịnh Xuân Thuận: "Cái nhìn của Phật giáo giúp khoa học đến gần hơn với chân lý"
“…Không chỉ nghiên cứu vật lý thiên văn, ông còn nghiên cứu về Phật giáo. Tinh thần, triết lý Phật giáo đã hỗ trợ ông thế nào trong nghiên cứu khoa học?
Phật giáo có nói đến sự vô thường, cái gì cũng thay đổi. Đó cũng là đề tài của khoa học thế kỷ 20. Trước kia, người ta tưởng vũ trụ là bất biến, theo quan điểm của Aristotle. Nhưng sau này, khoa học đã chứng minh, vũ trụ thay đổi. Và trong vũ trụ, mọi vật đều thay đổi. Mỗi một thứ đều được sinh ra, sống cuộc đời của nó rồi chết đi. Thứ hai, Đức Phật cũng nói rằng, mọi sự vật trên thế gian đều hiện hữu dưới hình thức các mối quan hệ. Đó là hai ví dụ cho thấy điểm tương đồng trong cách nhìn của Đức Phật và khoa học. Trong nhiều trường hợp, cái nhìn của Phật giáo giúp khoa học đến gần hơn với chân lý.
Trong khoa học, trí tuệ và lý trí đóng vai trò chính. Bằng cách phân chia, phân loại, phân tích, so sánh và đo đạc, nhà khoa học biểu diễn các quy luật của tự nhiên bằng thứ ngôn ngữ hoàn thiện là toán học. Trực giác chắc chắn không vắng bóng trong khoa học, nhưng nó chỉ có ích nếu nó có thể hòa chảy vào một phát biểu toán học chặt chẽ…”
Ngày nay, nói đến Phật giáo là nói đến một tôn giáo, một hoạt động tâm linh khắp cùng hành tinh. Một đám tang, chuông mỏ tụng niệm nhiều ngày liền. Một đôi trai gái yêu nhau, muốn tiến đến hôn nhân Phật giáo (coi ngày cưới gả), xây nhà (Phật giáo), trục hồn, gọi vong (Phật giáo)…còn nhiều, rất nhiều. Ngay đến một người cho tiền góp, ngọng nghịu vì tật hở hàm ếch, tụng niệm cả đêm rất khó nghe, nhưng sáng sớm gõ cửa con nợ chửi rất ác mà tôi chứng kiến khi còn niên thiếu. Chưa hết, ngoài những một mảng Phật giáo của hoạt động giác ngộ lẩn khuất trong thế giới nghiên cứu vũ trụ, thuật toán, chiêm tinh, thiên văn…, Phật giáo còn một mảng lớn không kém đó là chữa bệnh. Rất nhiều pháp môn chữa bệnh trên khắp đất nước, cả nước ngoài nữa. Và kể cả chữa bệnh cũng có những sợi dây gắn kết với tâm linh, với huyền bí, huyễn hoặc, xem bói, tử vi…và Đức Phật.
Rất nhiều những nỗ lực của hậu thế đã tạo thêm hào quang, choàng lên biểu tượng Thế Tôn nhiều vòng hoa rực rỡ. Phật giáo đã trở nên một tôn giáo chắc có đến hàng tỉ tín đồ trên thế giới. Có lẽ thế, từ đây mọi sự phản tỉnh, nói lại những điều sai quấy trong đó lại vô cùng khó khăn, trắc trở. Dù đó là việc cần thiết, dù đó là gánh nặng thiện pháp. Kêu gọi một cách tuyệt vọng “của Sezar hãy trả lại Sezar” - đó là cuộc phiêu lưu giữa ác đạo, giữa ma vương giữa những tín đồ sẵn sàng “tử vì đạo”.
Trong trước tác của mình, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã dành toàn bộ sự kính ngưỡng cho Phật giáo. Và thú thực, khi viết những dòng này tôi cũng hết sức cân nhắc như một người nhón chân tháo những vòng hoa sặc sỡ trên biểu tượng Thích Ca Mâu Ni, chỉ e không khéo lại phá vỡ nguồn cảm hứng sáng tạo của ông. Tìm đến chân lý là hành trình đến với tận cùng sự thật. Chính từ đây, Đức Phật tìm ra 4 chân lý của kiếp người: KHỔ-TẬP-DIỆT-ĐẠO. Người bắt đầu thực hiện lộ trình ấy bằng tuyên ngôn, bằng thuyết giảng, bằng chiêu tập đệ tử. Trong số 1.250 Tỳ kheo tập hợp về, Ngài cũng chỉ chọn được 500 Tỳ kheo vào Tăng đoàn. Và chỉ có Đức Phật mới có thể sách tấn toàn bộ 500 Tỳ kheo chứng đắc. Dù mức độ có khác nhau, nhưng tất cả đều đi đúng lộ trình mà Đức Phật chỉ dẫn, hướng đạo. (Về con số Tỳ kheo thì vẫn còn dữ liệu khác. Ở đây không nhằm viết lại lịch sử Phật giáo mà chỉ nêu sự kiện).
Nói những điều này, tôi chỉ muốn nêu lên mục đích tối thượng của Đức Thế Tôn. Đức Phật không đi tìm câu trả lời có hay không một đấng tối cao. 500 Tỳ kheo thoát vòng sinh tử, luân hồi, thoát khỏi cuộc đời sống để chết và chết để sống. Đó là mục đích tối hậu, thiết thực, cụ thể. Đức Phật không lập thuyết, mà bắt đầu con đường của thực chứng giải thoát chúng sinh khỏi bể khổ, khỏi luân hồi sinh tử. Và thật thú vị, trong quá trình đi từ tục đế đến chân đế, từ cái CÓ đến cái KHÔNG, xuyên không thời gian, khám phá vũ trụ, chứng đắc tam minh, lời tuyên ngôn của Ngài lại bị cắt xén, xây dựng hình tượng cao siêu, huyền bí như một đấng toàn năng, như một người sáng thế. Đó là bốn câu:
Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Nhất thiết thế gian
Sinh lão bệnh tử
Lời tuyên ngôn khi thành đạo lại bị cắt xén, gán ghép thành hình tượng Thế Tôn lúc được sinh ra, tay chỉ trời, tay chỉ đất: Thiên thượng thiên hạ/ Duy ngã độc tôn. Đó là vầng hào quang đầu tiên tạo nên sự siêu phàm, huyễn hoặc. Tương tự cách người ta dựng lên hình tương Chúa Jesu. Sự kính ngưỡng đối với Giáo chủ của mình không phải là trọng tội. Nhưng vọng ngữ lại là trọng tội. Sau khi trà tì Đức Phật, tăng chúng bắt đầu nghĩ đến việc kết tập kinh điển để ghi lại tất cả lời Phật dạy. Và lại bắt đầu sự trộn lẫn tư tưởng trong kinh sách. Đức Phật không hẳn là nhà tư tưởng. Đức Phật chỉ có pháp hành. Và đặc biệt, Ngài nhìn thấu suốt rằng hậu thế sẽ biến pháp của Ngài thành tam sao thất bổn, vì vậy, không viết sách mà chỉ triển khai các pháp hành mà thôi. Chúng ta có thể nhất quán một cách nhìn về Đức Phật bằng những lời căn dặn ngắn gọn, xúc tích, nôm na, dễ hiểu, chứ không là những luận đề, kinh viện câu chữ phức tạp.
- Sau khi ta nhập diệt, hãy lấy giới luật và giáo pháp ta làm thầy.
- Giới luật còn, đạo phật còn, giới luật mất, đạo Pật mất.
- Hãy thắp đuốc lên mà đi, ta chỉ là người hướng đạo.
- Đứng lại thì chìm, bước tới thì trôi dạt, chỉ có vượt qua.
Kết tập kinh điển ngay lần đầu tiên là khởi sự xây dựng một Triết học Phật giáo, tư tưởng Phật giáo. Những luận sư, những học giả phải mất nhiều công sức để hoá giải sự mâu thuẫn trong khối lượng đồ sộ kinh điển. Sau vài thế kỷ, có ngài Long Thọ đề xuất Tứ cú phân biệt (sa. catuṣkoṭi) để hoá giải những mâu thuẫn qua đối chiếu dữ liệu. Tóm lại Triết học Phật giáo, tư tưởng Phật giáo là sản phẩm của hậu thế. Einstein nhà bác học - bậc thầy của những nhà bác học tiếp cận Phật giáo - chắc chắn không từ những triết học, luận lý giáo điều mà chính là cách sống cho hết một đời hữu ích vì vậy ông không tự biến thành một tín đồ thuần thành để nối tiếp những vầng hào quang mà chỉ sống để sống và chết để giải thoát. Nhận định nổi tiếng của Einstein đó là phát biểu: “Có hai sự vô hạn: Vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người. Nhưng tôi không chắc lăm về điều đầu tiên”. Có nghĩa rằng trí tuệ của bậc chân sư đã vượt qua cái không gian vô tận, phá vỡ mọi giới hạn. Còn ở con người thì sự ngu xuẩn lại không giới hạn.
“…Trong quyển Phật học Nam truyền của hai tác giả Joseph Goldsein và Jack Kornfield ( 1987)- Người dịch: Tì kheo Giác Nguyên – Tr: 297 "Seeking the Heart of Wisdom- The Path of Insight Meditation" Shambhala Publications, Boston, (Tìm kiếm trái tim của trí huệ- Con đường tu tập thiền định Shambala Publications, Boston) một quyển sách công phu về Thiền, một quyển sách công phu về Thiền có kể lại câu chuyện có người đến hỏi lạt ma Govinda rằng phải có thái độ thế nào trước quá nhiều truyền thống sai biệt nhau của Phật giáo. Ngài Govinda trả lời rằng giáo pháp của đức Phật chẳng khác gì một hạt giống được gieo trên đất và từ đó đâm chồi nẩy lộc thành một cội cây đầy đủ gốc, cành, thân lá. Đứng trước cội cây đó, mỗi người một cách chọn lựa: kẻ thích gốc, người thích cành...Và dĩ nhiên cứ vậy mỗi chọn lựa, và sự khiếm khuyết, ngộ nhận, là lẻ tự nhiên bởi vì mỗi phần cội cây đều có những giá trị riêng. Ta không thể phủ nhận bất cứ cái nào...” (trích từ Giải độc (2)).
Cảm hứng về tư tưởng Đức Phật trong các giáo pháp đã khiến cho Giáo sư Trịnh Xuân Thuận viết rất chân thành
“…Bao giờ khi viết sách, tôi cũng đặt ra hai tiêu chí: một là kiến thức khoa học, hai là giá trị thưởng thức …” ( GS Trịnh Xuân Thuận: "Cái nhìn của Phật giáo giúp khoa học đến gần hơn với chân lý")
Đức Phật có tầm nhìn của một nhà tiên tri, nhưng người không làm...thầy bói. Đức Phật có tầm nhìn của một nhà thiên văn, khoa học vũ trụ, khoa học không gian, vật lý lượng tử…nhưng không làm nghiên cứu. Đức Phật có tầm nhìn nhân văn, nhân bản, sự thấu suốt vô thường, nhân quả, lý duyên khởi, sự tái sinh…tất cả chỉ tập trung vào những pháp hành hầu đem lại lợi ích cụ thể cho con người. Nhưng sau thời Đức Phật, không còn người chứng đắc để nối tiếp, để truyền thừa giáo pháp.
Giáo pháp thực tế đã chia nhỏ thành hai phái chữa bệnh và giác ngộ. Giới chữa bệnh thì để tạo dựng được đức tin mạnh mẽ thu hút tin đồ đã dựng lên hình tượng Tổ sư Dasira Narada - Một nhân vật hư cấu từ cảm hứng về Narada Mahathera, người mang xá lợi cho Phật tử chiêm ngưỡng và trở thành người gầy dựng nhiều chùa chiền trên khu vực Nam Bộ.
Riêng phái Giác ngộ từ sau lần kết tập kinh điển cũng tạo nên biến động lớn, gây sửng sốt các tôn giáo khác về sô lượng tín đồ. Cả hai phái đều khuếch trương lực lượng mạnh mẽ. Có điều giác ngộ thì chưa minh chứng được con đường giải thoát cụ thể như 500 Tỳ kheo trong tăng đoàn Đức Phật. Còn phái chữa bệnh thì cũng “phước chủ may thầy”. Cái cây giác ngộ và chữa bệnh giá mà hợp lại để toả bóng mát cho đời cho chúng sinh bớt trôi dạt, chìm đắm giữa u mê, giữa luân hồi sinh tử thi thật là đại phúc cho chúng sinh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Câu chuyện Đức Phật thuyết giảng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma)
Nghiên cứu 07:01 10/12/2024Sau khi giác ngộ và bắt đầu giảng dạy giáo pháp cho chúng sinh, Đức Phật luôn nghĩ đến mọi loài, không chỉ giới hạn trong cõi người mà còn các chúng sinh ở cõi trời và địa ngục.
Lễ Phật sám hối kéo dài tuổi thọ
Nghiên cứu 13:04 09/12/2024Năm 38 tuổi, sư Pháp Sủng gặp đạo nhân Pháp Nguyện ở am Chính Thắng, ông này tinh thông tướng số, nói với sư rằng: “Thầy chỉ thọ đến 40, không thể trốn thoát. Nhưng nếu thành khẩn lễ Phật sám hối những tội lỗi trước đây thì có thể hy vọng sống thêm được ít lâu. Đây là cách duy nhất”.
Suốt đời phóng sanh cứu vật khi lâm chung được về cõi trời
Nghiên cứu 19:50 05/12/2024Thuở xưa, tại một vùng nọ, có một viên tiểu lại họ Trương. Ông vốn là người có tính tình hòa nhã, thích làm việc thiện. Hằng ngày, ông thường hay đến lò sát sinh, dùng tiền lương của mình để mua những con vật bị giết chết sau đó mang chúng về chôn.
Khái niệm 'Phật độ' qua kinh điển Phật giáo
Nghiên cứu 20:13 03/12/2024Trong kinh điển, những khái niệm căn bản do ảnh hưởng nhiều yếu tố... được phát triển và mang nhiều ý nghĩa khác nhau, trong số đó có khái niệm cõi Phật (Phật độ)
Xem thêm