Lễ Phật sám hối kéo dài tuổi thọ
Năm 38 tuổi, sư Pháp Sủng gặp đạo nhân Pháp Nguyện ở am Chính Thắng, ông này tinh thông tướng số, nói với sư rằng: “Thầy chỉ thọ đến 40, không thể trốn thoát. Nhưng nếu thành khẩn lễ Phật sám hối những tội lỗi trước đây thì có thể hy vọng sống thêm được ít lâu. Đây là cách duy nhất”.
Thời Nam triều, nước Lương, ở Dương Đô, chùa Tuyên Vũ, có sư Pháp Sủng.
Sư họ Phùng, người Nam Dương. 18 tuổi xuất gia. Lúc đầu ở chùa Quang Hưng, sau ở chùa Hưng Hoàng. Cùng học Thành Thật luận với Đạo Mãnh, Đàm Tế, rồi theo Tăng Chu chùa Trường Lạc học Tỳ-đàm, theo Đàm Bân chùa Trang Nghiêm học các kinh. Môn nào của thâm được lẽ diệu. Được Văn Tuyên Vương nhà Tề ngưỡng mộ.
Năm 38 tuổi, sư gặp đạo nhân Pháp Nguyện ở am Chính Thắng, ông này tinh thông tướng số, nói với sư rằng: “Thầy chỉ thọ đến 40, không thể trốn thoát. Nhưng nếu thành khẩn lễ Phật sám hối những tội lỗi trước đây thì có thể hy vọng sống thêm được ít lâu. Đây là cách duy nhất”.
Văn khấn và nghi thức lạy sám hối tại nhà đơn giản
Sư Pháp Sủng lấy gương soi mặt quả nhiên phát hiện trên mặt có hắc khí. Thế là sư về lại chùa Quang Hưng lễ Phật sám hối, dứt bỏ hết mọi việc, suốt ngày quên ăn uống ngủ nghỉ, tối đến không cởi y áo, chỉ tạm nghỉ chốc lát, rồi tiếp tục hành trì.
Đến năm 40 tuổi, tối hôm năm tuổi, sư cảm thấy hai tai sưng lên rất đau, sư càng thêm sợ hãi, suốt tối hôm đó lễ Phật sám hối đến canh tư, đột nhiên nghe ngoài cửa có người nói: “Nghiệp báo phải chết của thầy đã hết”, sư vội vàng mở cửa ra xem, bốn bề đều lặng lẽ, không thấy thứ gì. Sáng ra hắc khí trên mặt sư hoàn toàn tiêu sạch, hai tai sinh ra một khúc xương.
Từ đó về sau, sư trải qua trụ trì các chùa Đạo Lâm, Kiến Khương Thiên Bảo. Niên hiệu Thiên Giám thứ 7 (508), vua ban trụ trì chùa Tuyên Vũ. Lương Vũ Đế lễ kính sư, tôn xưng sư là Thượng tọa chứ không gọi thẳng tên hiệu. Niên hiệu Phổ Thông năm thứ 5, sư thị tịch, thọ 74 tuổi.
Trích: Đạo đức người xuất gia, Đại sư Liên Trì.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Câu chuyện Đức Phật thuyết giảng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma)
Nghiên cứu 07:01 10/12/2024Sau khi giác ngộ và bắt đầu giảng dạy giáo pháp cho chúng sinh, Đức Phật luôn nghĩ đến mọi loài, không chỉ giới hạn trong cõi người mà còn các chúng sinh ở cõi trời và địa ngục.
Lễ Phật sám hối kéo dài tuổi thọ
Nghiên cứu 13:04 09/12/2024Năm 38 tuổi, sư Pháp Sủng gặp đạo nhân Pháp Nguyện ở am Chính Thắng, ông này tinh thông tướng số, nói với sư rằng: “Thầy chỉ thọ đến 40, không thể trốn thoát. Nhưng nếu thành khẩn lễ Phật sám hối những tội lỗi trước đây thì có thể hy vọng sống thêm được ít lâu. Đây là cách duy nhất”.
Suốt đời phóng sanh cứu vật khi lâm chung được về cõi trời
Nghiên cứu 19:50 05/12/2024Thuở xưa, tại một vùng nọ, có một viên tiểu lại họ Trương. Ông vốn là người có tính tình hòa nhã, thích làm việc thiện. Hằng ngày, ông thường hay đến lò sát sinh, dùng tiền lương của mình để mua những con vật bị giết chết sau đó mang chúng về chôn.
Khái niệm 'Phật độ' qua kinh điển Phật giáo
Nghiên cứu 20:13 03/12/2024Trong kinh điển, những khái niệm căn bản do ảnh hưởng nhiều yếu tố... được phát triển và mang nhiều ý nghĩa khác nhau, trong số đó có khái niệm cõi Phật (Phật độ)
Xem thêm