Giải độc (2)
Học đạo, hành đạo và nói về Đạo Phật thật không đơn giản khi đi giữa những khác biệt của Kinh tạng từng hệ phái, sự sai khác của hệ phái…Chính vì vậy, đi theo con đường xiển dương sự thật, bảo vệ chánh pháp là coi chừng bạn đối mặt với ác pháp, với ma vương.
Sau sự kiện Thượng Toạ Bộ và Đại Chúng Bộ chia tách để chuyển thành hai phái Nam, Bắc Tông và từ đây biến thiên 10 tông phái. Sự sai khác thì đã rõ nhưng có thể nói tất cả đều cùng một hướng giương cao ngọn cờ xiển dương con đường Giác ngộ. Mà ngay đến hai từ giác ngộ cũng bắt đầu mơ hồ, mù mờ càng giải thích càng thoát ly pháp hành, càng đi vào những luận thuyết thuần tư tưởng. Trong khi con đường của Đức Phật không phải là lập thuyết mà là pháp hành. Lại có một loạt tổ chức khác đang hoạt động cũng thu hút mạnh môn sinh, tín đồ đó là các Pháp môn Thiền chữa bệnh.
Từ đây, con đường của Đức Phật nếu có tầm nhìn chuẩn mực, nghiêm túc nên phân thành hai phái CHỮA BỆNH và phái GIÁC NGỘ có lẽ chuẩn xác với thực trạng hơn, bởi cả hai hướng đi đều lấy danh nghĩa Đức Phật, đều hướng thượng và đối trị tham dục. Đức Phật có tầm nhìn thấu suốt từ trước nên Ngài căn dặn: "Sau khi ta nhập diệt, hãy lấy giới luật và giáo pháp ta làm thầy” . Và thêm “Giới luật còn, đạo Phật còn, giới luật mất, đạo Phật mất”; “Hãy thắp đuốc lên mà đi”. Giáo pháp là những pháp hành cụ thể, rõ ràng không mập mờ huyễn hoặc như những gì ngày nay chúng ta nghe.
Cũng dự đoán được điều này Đức Phật lại dặn dò 10 điều về lòng tin chân chánh:
“Này các Kàlàmà! Chớ có tin vì nghe truyền thuyết, chớ có tin vì nghe truyền thống, chớ có tin vì nghe người ta nói đồn, chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng, chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình, chớ có tin vì đúng theo một lập trường, chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dự kiện, chớ có tin vì phù hợp với định kiến của mình, chớ có tin nơi phát xuất có uy quyền, chớ có tin vì bậc sa môn là đạo sư của mình v.v...
Nhưng này các Kàlàmà! Khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này bất thiện, các pháp này là có tội lỗi, các pháp này bị người có trí hiểu biết chỉ trích, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”. Thời này, Kàlàmà hãy từ bỏ chúng không nên tin theo”.
Trong quyển "Phật học Nam truyền" của hai tác giả Joseph Goldsein và Jack Kornfield (1987) - Người dịch: Tì kheo Giác Nguyên – Tr: 297 "Seeking the Heart of Wisdom - The Path of Insight Meditation" Shambhala Publications, Boston (Tìm kiếm trái tim của trí huệ- Con đường tu tập thiền định Shambala Publications, Boston) một quyển sách công phu về Thiền, có kể lại câu chuyện có người đến hỏi Lạt Ma Govinda rằng phải có thái độ thế nào trước quá nhiều truyền thống sai biệt nhau của Phật giáo. Ngài Govinda trả lời rằng giáo pháp của Đức Phật chẳng khác gì một hạt giống được gieo trên đất và từ đó đâm chồi nẩy lộc thành một cội cây đầy đủ gốc, cành, thân lá. Đứng trước cội cây đó, mỗi người một cách chọn lựa: Kẻ thích gốc, người thích cành...Và dĩ nhiên cứ vậy mỗi chọn lựa, và sự khiếm khuyết, ngộ nhận, là lẽ tự nhiên bởi vì mỗi phần cội cây đều có những giá trị riêng. Ta không thể phủ nhận bất cứ cái nào...
Ngài Govinda đã đưa ra câu trả lời có vẻ thoả mãn tất cả dù ở pháp môn nào. Giải thích của Ngài gần như là tinh thần bảo toàn tình đoàn kết tuyệt hảo. Anh cứ giữ cái lá của anh, tôi thích nhánh, còn người kia thì thích cái vỏ cây…Cái cây của Đức Phật sử dụng được để chữa bệnh, hợp cái nào dùng cái nấy. Có lẽ chính từ đây chia hai nhánh CHỮA BỆNH và GIÁC NGỘ, và họ có thể chạy qua chạy lại tìm thứ phù hợp vì đứng một chỗ không còn nguyên vẹn cái mà họ cần… Không ai nghĩ rằng Đức Phật nhin thấy trước viễn cảnh này nên Ngài căn dặn nhiều điều, những điều căn dặn thât thiết tha, thật chân tình, nó quyết định cho sự tồn tại, hiệu quả của con đường hoằng dương Chánh pháp. Sự nhầm lẫn đầu tiên là sự băm nhỏ giáo pháp chia nhau như những mảnh áo, những viên xá lợi, y bát…mang về để trên tháp bảo thờ phụng. Mỗi chon lựa, và sự khiếm khuyết, ngộ nhận, là lẽ tự nhiên bởi vì mỗi phần cội cây đều có những giá trị riêng. Từ đây, bạn hiểu thế nào về hai từ Chánh đạo? Nắm lá cũng là chánh đạo, nhánh cây cũng là chánh đạo, cái vỏ cây cũng là chánh đạo như cái bảo tháp chót vót chứa vài viên xá lợi trong khuôn viên ngôi cổ tự cũng là chánh đạo?…
Lần về lịch sử Phật giáo, chúng ta thấy trong đó chỉ có sự tàn sát của Hồi giáo đã thực sự quét sạch Phật giáo ra khỏi đất nước Ấn Độ. Còn lại, cả Thượng toạ Bộ và Đại chúng Bộ đều mang giáo pháp và giới luật ra đi về hai hướng. Chỉ có điều nó không còn nguyên vẹn. Cả hai khuynh hướng bảo tồn, giữ nguyên (Đại chúng bộ) và bổ sung cho phù hợp (Thượng toạ Bộ) với con đường hoằng pháp đều bắt đầu suy thoái. Thực sự, cái tâm thức thiện lành, vị tha, tôn trọng thiên nhiên, yêu thương đồng loại vẫn vậy nhưng đạo phong đang bắt đầu méo lệch, thực dụng mà ít người nhìn ra. Nó bắt đầu từ việc “chế giới”, phá bỏ lộ trình Tam Vô Lậu học. Đến giờ có đến 250 giới tì kheo và 348 giới tì kheo ni. Quá nhiều, nhiều đến mức chỉ học để thuộc cũng là cực khó khăn chứ đừng nói đến hành. Trong khi cái giới nguyên thuỷ, căn bản bị cho là làm suy nhược cơ thể, bị xem là “nhỏ nhặt”.
Dự liệu được những gì khó thực hành sẽ bị bỏ qua để thêm thắt vào đấy muôn vạn luận giải, tưởng tri của đời sau, Đức Phật chuẩn bị thật kỹ dù biết sẽ không có người truyền thừa. Không chỉ cái khó của giai đọan giới luật bắt đầu với “ăn chay ngày một bữa” nó quyết định cho việc hành trì hiệu quả hơn khi mà sức khoẻ (tinh thần - thể chất) được điều chỉnh, minh mẫn nhờ đoạn trừ tham ái, ly dục. Đó chính là 1 trong 3 yếu tố nhập môn, tu học:
1/ Phòng hộ các căn,
2/ Tiết độ ăn uống,
3/ Chú tâm tỉnh gíác
Nhưng vì việc ấy khó nên về sau tăng chúng biện bác thế là “chấp giới” làm suy nhược cơ thể… Trong tăng chúng, các bậc tôn túc, các cao tăng tên tuổi đức cao, vọng trọng trở thành các bậc Tổ của Giáo phái một lời nói ra như mặc khải, như sấm truyền, như truyền thụ pháp giới cứ bổ sung vào giáo pháp nhưng thật sự không làm phong phú thêm mà làm méo lệch đi vì sự tưởng giải, tưởng tri.
Công bằng mà phán xét thì đó là công phu tu tập, nỗ lực vì Đạo pháp nhưng không ai thấy sự hiểu nhầm, sai lệch ấy tạo nên tình trạng “tự nhiễm” cho chính mình và lớp hậu học sau này. Muốn giải độc cực kỳ khó mà không khéo lại dây vào đức tin riêng biệt của từng giáo phái đang sẵn tinh thần “tử vì đạo” thì người mang thiện pháp lại đối đầu với thị phi. Bởi thế, trong bài Chuyện về những "nhà sư" nhập thế , tôi cho rằng Phatgiao.org.vn được sinh ra trong sự hoà hợp của Phật giáo để rồi những 'nhà báo' ở đây phải làm nhiệm vụ thiêng liêng, nói lên tiếng nói của Chánh đạo. Việc học đạo, hành đạo và nói về Đạo Phật không đơn giản khi đi giữa những khác biệt của Kinh tạng từng hệ phái, sự sai khác của hệ phái, đặc biệt đây mới là vấn đề đối với những nhà sư “không xuống tóc”. Chính vì vậy, đi theo con đường chánh pháp là chấp nhận đối mặt với ác pháp, với ma vương.
Tôi tin chắc rằng các vị chân sư từng ban ra lời mặc khải nếu sống lại, đối diện những phân tích có lý, hợp tình, hợp lý đạo, lẽ đời sẽ phải nói đôi lời trần tình, xin hậu thế thứ lỗi. Một trong những lời này có “Luận Bảo Vương Tam Muội” - nó đúng là sự “tự nhiễm” nguy hiểm nhất. Còn rất nhiều những “mặc khải” tương tự trong kinh tạng. Đức Phật đã cảnh báo rồi. “Chớ có tin vì kinh tạng truyền tụng” . Trong pháp hành của Đức Phật, ngài chỉ rõ bốn chân lý cuộc đời KHỔ-TẬP-DIỆT-ĐẠO không những chỉ ra chân lý như một thực tế bày ra rõ ràng chân thực mà còn chỉ rõ hành trình NHÂN-QUẢ biến dịch thay đổi không ngừng nghĩ. “Hãy thắp đuốc lên mà đi”, không coi KHỔ như một hình thái bất biến.
Bạn cứ tuỳ nghi lấy những điều tôi vừa nêu làm hệ qui chiếu các Kinh tạng sẽ thấy rất nhiều cái tâm lý phó thác cho vô thường như không tức thị sắc, sắc tức thị không. Xem đời sống là như vậy, ta phải sống như vậy. Đó là tư tưởng ở “Cư trần lạc đạo”, tư tưởng “Luận Bảo Vương Tam Muội”, lấy ma vương làm đạo bạn…
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xa hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Phật giáo từ lâu bị xem là tiêu cực, yếm thế chính là vì những nhầm lẫn này. Nhầm lẫn về cách hiểu về hai chữ “lậu hoặc” mới gây cười nhưng thật thương cho các vị tiền hiền quá nhiệt tình vì đạo pháp lại vô tình “tự nhiễm”. Lậu hoặc đó là sự thâm nhiễm, tích tụ trong THÂN-TÂM là độc tố mà nếu biết, người ta có thể chọn lấy cách để thải độc, thanh lọc, thanh tịnh hoá bằng nhiều cách. Hãy nghe một Hoà thượng lý giải về “Lậu tận thông” trong Lục thông: “…Thế nào gọi là lậu tận? Tôi nói thật chút nữa cho quý vị nghe, đó chính là quý vị cứ suốt ngày, cho dù là người nam hay người nữ, người nam nhớ nhung người nữ hay người nữ nhớ người nam cũng đều gọi là lậu cả. Nếu quý vị không dứt bỏ được ý niệm ấy thì không thể đạt được lậu tận…” (link). Tam minh xuất hiện trong tứ thiền là: Thiên nhãn minh, Túc mạng minh, Lậu tận minh. Ta chú ý trong cụm từ “lậu tận thông” nó là một trong “lục thông” tương đương về nghĩa với “lậu tận minh (thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, thần túc, túc mạng, và lậu tận thông). Lậu tận này là một trạng thái đoạn diệt hoàn toàn lậu hoặc.
1- Túc Mạng Minh, có nghĩa là một trí tuệ hiểu biết thấu suốt nhiều đời nhiều kiếp của mình, của những người khác trong thời gian quá khứ và tương lai. Muốn sử dụng Túc Mạng Minh thì phải dùng Tuệ như ý túc thì mới thấy biết nhiều đời nhiều kiếp.
2- Thiên Nhãn Minh, có nghĩa là đôi mắt sáng suốt nhìn thấy thấu suốt không gian và vũ trụ, dù cách núi, cách sông vẫn thấy biết rất rõ như thấy chỉ tay trong lòng bàn tay. Muốn sử dụng Thiên Nhãn Minh thì phải dùng DỤC NHƯ Ý TÚC thì mới thấy biết như ý mình muốn.
3- Lậu Tận Minh, có nghĩa là một trí tuệ TỈNH GIÁC sáng suốt tuyệt vời nhìn thấu suốt tâm mình, khiến cho lậu hoặc bị diệt mất mà chỉ còn lại một tâm VÔ LẬU hiện tiền. Muốn có một trí tuệ tỉnh giác sáng suốt như vậy thì phải sử dụng TINH TẤN NHƯ Ý TÚC thì mới có trí tuệ TỈNH GIÁC diệt tận lậu hoặc. “…Những gì là năm? Chính là thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng thông, thần túc thông, nhưng không có lậu tận thông. Nếu chúng có lậu tận thông thì đã không đến quấy nhiễu quý vị. Vì không có lậu tận thông cho nên chúng còn muốn làm người xấu, còn muốn làm người ác để phá hoại quý vị. Chính vì thế, có thể thấy lậu tận thông này không dễ gì đạt được…”. Đây là đoạn trong bài viết của vị Hoà thượng đó: “Nếu chúng có lậu tận thông…thì đã không đến quấy nhiễu quí vị…”. Có lậu tận thông, tức có một thứ quyền năng nào đó (theo cách hiểu này). Trong khi lậu tận (thông) này đồng nghĩa lậu tận (minh) kia. Tức đã diệt tận lậu hoặc tâm vô lậu hoàn toàn. Cách diễn dịch từ KHÔNG (vô lậu) thành CÓ (hữu lậu) là hiện tượng rối nhiễu, thâm nhiễm từ hiện tượng “không tức thị sắc, sắc tức thị không”.
Trong truyền thụ pháp giới còn rất nhiều nữa những điều tương tự mà thính chúng điếc đặc nhưng vẫn cố sức lắng nghe. Như câu “Đứng lại thì chìm, bước tới thì trôi dạt, chỉ có vượt qua”. Không bước tới, không đứng lại là đắc A-la-hán - Đâu đơn giản vậy. Đó là cả hành trình tu tập, quay lại “Toạ độ 0”, định hướng “âm vô cực””dương vô cực” vượt qua 5 bộc lưu gian khổ như vượt bao nhiêu ghềnh thác kiên trì...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Phật pháp và cuộc sống 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Phật pháp và cuộc sống 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Phật pháp và cuộc sống 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Phật pháp và cuộc sống 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm