Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 12/09/2020, 07:17 AM

Đức Phật là ai? (phần 2)

Sau khi thành đạo, Đức Phật tìm đến Lộc Uyển (Sarnath) để thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như và họ trở thành những đệ tử đầu tiên của Đức Phật.

Đức Phật là ai? (phần 1)

B. Bước đường tu chứng và thành đạo sau chín năm

21. Hỏi: Hành trình tìm đạo ban đầu của thái tử ra sao?

Đáp: Thái tử tìm đến rất nhiều vị đạo sư uyên bác lúc bấy giờ. Thế nhưng thái tử không thỏa mãn với những lời giải thích và lối tu của họ, cuối cùng phải bỏ đi. Lúc này người ta gọi thái tử là đạo sĩ Cồ Đàm.

22. Hỏi: Sau khi bỏ đi, thái tử gặp ai?

Đáp: Thái tử gặp năm anh em ông Kiều Trần Như (Kondanna) và cùng họ tu theo lối tu khổ hạnh.

Thái tử tu khổ hạnh với năm anh em ông Kiều Trần Như.

Thái tử tu khổ hạnh với năm anh em ông Kiều Trần Như.

23. Hỏi: Lối tu khổ hạnh đem tới kết quả gì?

Đáp: Đưa tới thân thể hao mòn, suy yếu, chỉ còn da bọc xương và thái tử đã gục ngã.

24. Hỏi: Ai đã cứu sống thái tử?

Đáp: Có một cô thôn nữ tên Tu-Xà-Đa đem cháo sữa vào rừng để cúng dường cho các đạo sĩ. Thấy một một người chỉ còn da bọc xương, cô nâng dậy và dâng bát cháo ấy. Ăn xong, thái tử thấy khỏe khoắn lạ thường…và thái tử bừng nở một ý nghĩ mới lạ.

Cô thôn nữ dâng sữa cho thái tử.

Cô thôn nữ dâng sữa cho thái tử.

25. Hỏi: Thái tử nghĩ gì sau khi ăn bát cháo cứu mạng?

Đáp: Thái tử thấy rằng không thể theo con đường cực đoan hành xác mà cũng không thể theo con đường thỏa mãn xác thân. Con đường đúng đắn phải theo là Trung Đạo. Từ đó thái tử từ bỏ con đường khổ hạnh và tới giờ ăn, ôm bình bát đi khất thực. Tượng của cô thôn nữ được người dân dựng tại chính nơi mà cô đã dâng sữa cho thái tử và vẫn còn tồn tại tới ngày nay.

26. Hỏi: Sau khi theo con đường Trung Đạo, thái tử làm gì?

Đáp: Ngài di chuyển tới ngoại ô của Thành Vương Xá (Rājagaha) kinh đô của xứ Ma Kiệt Đà (Magadha), nơi có sông suối, cây cối mát mẻ, ngồi dưới cội bồ đề để tu hành một mình.

Di mẫu của Đức Phật - Bậc Ni trưởng mẫu mực đầu tiên

Thái tử ngồi dưới gốc cây bồ đề và đã thành Phật.

Thái tử ngồi dưới gốc cây bồ đề và đã thành Phật.

27. Hỏi: Ngồi dưới gốc cây bồ đề, thái tử đã phát nguyện (thề) như thế nào?

Đáp: Thái tử nói rằng nếu ta không thành đạo thì sẽ không rời khỏi chỗ ngồi này cho dù thịt nát xương tan. Quả nhiên sau 49 ngày, thái tử đã đắc quả Phật, hiệu Thích Ca Mâu Ni. Lúc đó ngài 35 tuổi. Huyền thoại cũng nói rằng trước giờ thành đạo, Ma Vương và Ma Nữ kéo tới quấy phá nhưng cuối cùng Đức Phật đã chiến thắng tất cả.

Ma vương tới quấy phá thái tử trước khi tu thành Phật.

Ma vương tới quấy phá thái tử trước khi tu thành Phật.

28. Hỏi: Thái tử đã giác ngộ và chứng đắc cái gì?

Đáp: Thái tử đã nhìn thấu suốt bản thể của vũ trụ, sự sống sự chết, khổ đau của con người cùng phương pháp diệt khổ, đưa con người tới đời sống an vui tuyệt đối gọi là Niết Bàn (Nirvana). 

C. Hành Đạo

29. Hỏi: Ai là người đầu tiên được Phật thuyết giảng cho nghe?

Đáp: Sau khi thành đạo, Đức Phật tìm đến Lộc Uyển (Sarnath) để thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như và họ trở thành những đệ tử đầu tiên của Đức Phật.

Đức Phật - Bậc thức tỉnh cho nhân thế

Phật thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như.

Phật thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như.

30.  Hỏi: Đức Phật còn giáo hóa những đạo sĩ nào?

Đáp: Đức Phật đã chuyển hóa những nhân vật nổi tiếng thời bấy giờ như: Đạo sĩ Uruvela Kassapa thờ Thần Lửa và đạo sĩ Upaka tu lõa thể.

31.  Hỏi: Hành trình truyền bá giáo pháp của ngài sau đó ra sao?

Đáp: Trong suốt 45 năm hành đạo, du hành qua nhiều đô thị lớn của Ấn Độ, Đức Phật đã thu nhận được 1250 vị đệ tử lúc nào cũng đi theo Phật. Ngoài ra Đức Phật còn hóa độ cho rất nhiều quốc vương, đại thần, thương gia, tiện dân nghèo khổ và những tín đồ Bà La Môn.

32. Hỏi: Có giai thoại nào đáng ghi nhớ trên bước đường truyền đạo của Đức Phật không?

Đáp: Có rất nhiều giai thoại cảm động, lạ lùng trong cuộc đời giáo hóa của Đức Phật. Thế nhưng có bốn giai thoại đặc thù được ghi nhớ nhiều nhất. Đó là việc tỷ phú Cấp Cô Độc (hay Tu Đạt) trải vàng để mua vườn ngự uyển của Thái Tử Kỳ Đà làm nơi cho Phật thuyết pháp. Rồi chuyện Phật hóa độ cho Vua A Xà Thế- người đã giết cha mình để đoạt ngôi vua. Rồi Phật hóa độ cho ông Angulimala đã giết chết 99 người và chỉ chờ giết thêm một người nữa là Đức Phật để có phép thần thông. Rồi Đức Phật hóa độ và thu nhận ông Ni Đề - người làm nghề gánh phân là nghề thấp hèn nhất Ấn Độ thời bấy giờ-làm đệ tử vì Phật nói rằng pháp Phật không hề có thấp-cao, giàu-nghèo, sang-hèn.

Tiền thân Đức Phật nhịn đói 7 ngày để dành tiền bố thí chúng sinh

Tên cướp Angulimala toan tính giết Phật.

Tên cướp Angulimala toan tính giết Phật.

33. Hỏi: Dù đã thành Phật, ngài có còn nhớ tới gia đình không?

Đáp: Có. Sau bao năm xa cách, Đức Phật trở lại Thành Ca Tỳ La Vệ gặp lại vua cha, Công Chúa Gia Du Đà La. Ngài ở lại bảy ngày, cảm hóa mọi người trong hoàng tộc và công chúa đã cho con trai là La Hầu La xuất gia theo Phật. Người em họ là ngài A Nan cũng xuất gia theo Phật.

Công Chúa Gia Du Đà La quỳ dưới chân Phật.

Công Chúa Gia Du Đà La quỳ dưới chân Phật.

34. Hỏi: Đức Phật có nhận phụ nữ vào tăng đoàn không?

Đáp: Có. Sau khi Vua Tịnh Phạn qua đời, bà Ma Ha Ba Xà Ba Để- kế mẫu của Phật - đã xuất gia và trở thành tỳ kheo ni đầu tiên trong ni đoàn của Đức Phật.

35. Hỏi: Trong suốt 45 năm hành đạo, cuộc sống thường nhật của Phật như thế nào?

Đáp: Ngoài việc tắm giặt, làm vệ sinh, khất thực, ăn uống, Đức Phật ngủ rất ít mà dành thời giờ để ngồi Thiền, thuyết pháp, giảng dạy đồ chúng, tiếp khách và du hành thuyết pháp.

36. Hỏi: Đức Phật có của cải riêng không?

Đáp: Ngoài ba bộ áo và chiếc bình bát đựng đồ ăn, Đức Phật không cất giữ tiền bạc, không của cải riêng, không vật tùy thân nào khác, thậm chí không có giày dép, mà đi chân đất.

Bức thông điệp từ con người của Đức Phật

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm sao để giữ giới không sát sanh?

Hỏi - Đáp 17:30 24/04/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử tại gia, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp và hiện công tác tại trạm bảo vệ thực vật huyện (chuyên phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng). Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn và bất an bởi công việc mình đang làm phạm vào giới sát (vì hàng ngày hướng dẫn nông dân diệt trừ sâu bọ).

Cầu nguyện Phật, Bồ tát đúng Chánh pháp

Hỏi - Đáp 16:45 24/04/2024

Tôi đã nhiều lần nhìn thấy không ít người sau khi cầu nguyện còn dùng tay xoa tượng Phật sau đó xoa lên cơ thể. Là người Phật tử chân chính, tôi rất ưu tư về điều này. Khi tôi hỏi họ làm như thế với mục đích gì thì họ bảo là để chữa bệnh.

Quy y Tam bảo mà không thọ giới được không?

Hỏi - Đáp 16:50 18/04/2024

Hỏi: Tôi có vấn đề muốn hỏi. Quê tôi chưa có chùa, vậy tôi có thể tự quy y Tam bảo ở nhà không? Và khi chưa thể giữ được 5 giới thì vẫn có thể quy y nhưng không thọ giới có được không?

Kính Tăng đúng pháp được phước vô lượng

Hỏi - Đáp 14:40 16/04/2024

Hỏi: Người Phật tử khi nhìn thấy nhà sư thì luôn khởi tâm kính trọng. Vậy đối với những vị sư không nghiêm trì giới luật, phá giới hay khiếm khuyết oai nghi thì nên khởi tâm như thế nào để không bị tổn phước?

Xem thêm