Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 16/10/2022, 09:19 AM

Đức Phật lắng nghe từng câu sám hối, cảm thông từng giọt nước mắt muộn màng

Người lắng nghe ta từng câu từ sám hối, cảm thông cho ta những giọt nước mắt muộn màng. Mỗi khi quỳ lạy Phật, ta đều biết rằng Đức Phật chấp nhận hết, tha thứ hết, thương yêu hết và luôn cho ta cơ hội để sửa sai. Và không chỉ ở kiếp này mà ngay từ kiếp xưa Người cũng từng như vậy.

Audio

Trong cuộc đời, không gì hạnh phúc hơn khi chúng ta gặp được người vừa thương ta lại vừa rất hiểu ta. Dù người đó chỉ hiểu một chút và thông cảm một chút cho ta thì cũng đã là rất hạnh phúc. May mắn hơn nữa là ta có được người tri kỷ, biết cả ưu lẫn khuyết của mình, và luôn hỗ trợ giúp mình hoàn thiện.

Nếu lỡ ta có khuyết điểm xấu, họ sẽ không chê trách, chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo để mình khắc phục những lỗi lầm mà thôi. Tức là, chúng ta gặp một người vừa thương ta lại vừa rất hiểu ta, vì thế, ta thương mến và yêu quý họ vô cùng.

Chúng ta học gì được qua lòng từ bi của Đức Phật?

23

Cũng vậy, hơn một vạn lần tri kỷ của chúng ta chính là Đức Phật. Đức Phật hiểu mình tỏng tòng tong tận đường tơ kẽ tóc, nhưng vẫn thương yêu, che chở ta trước nghiệp lực cuộc đời. Đó là lý do vì sao nhiều lần ta gây biết bao tội lỗi, người đời không dung, nhưng Đức Phật vẫn nhân từ. Người lắng nghe ta từng câu từ sám hối, cảm thông cho ta những giọt nước mắt muộn màng. Mỗi khi quỳ lạy Phật, ta đều biết rằng Đức Phật chấp nhận hết, tha thứ hết, thương yêu hết và luôn cho ta cơ hội để sửa sai. Và không chỉ ở kiếp này mà ngay từ kiếp xưa Người cũng từng như vậy.

Khi Đức Phật còn tại thế, chúng sinh sai lầm cũng đã từng quỳ lạy Người với những lời tha thiết: Bạch Thế Tôn, con là một người xấu xa, tội lỗi, con đã lừa đảo, con đã giết người, con đã tham lam, con đã trộm cắp, nhưng con kính tin Phật, xin Phật từ bi tha thứ, cứu giúp con.

Mỗi lúc như thế, Đức Phật không quắc mắt trừng phạt ta, người luôn nhân từ chứng minh cho sự hối hận muộn màng, luôn thương yêu, dạy dỗ ta hết mực. Điều này hơn cả ngàn lần người tri kỉ rủ ta tìm rượu giải khuây, vượt lên tất cả là sự cao khiết, độ lượng, thiêng liêng và hiểu ta sâu sắc. Đức Phật chính là người như vậy. Vì thế, chúng ta quỳ dưới chân Người, lễ bái Người suốt đời vẫn không bao giờ là đủ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Nhập thất: Ba pháp giải độc (3)

Góc nhìn Phật tử 18:30 26/03/2024

Các bạn tự tin vào chính mình rằng đang tu đúng chánh pháp thì thôi, xin miễn chấp những lời này, còn khi tham chiếu thấy có những dấu hiệu sau đây thì có thể điều tiết, giải độc tâm lý ức chế để không phải chịu những hậu quả nặng nề hơn.

Xem thêm