Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 30/06/2024, 10:40 AM

Đức Phật ngồi thiền định dưới cội Bồ-đề suốt bốn mươi chín ngày đêm?

Hồi xưa có nhiều người thắc mắc đặt câu hỏi rằng: Đức Phật ngồi dưới cội Bồ-đề suốt bốn mươi chín ngày đêm như vậy nhọc quá, Ngài có đi ra ngoài không hay ngồi luôn? Đó là điều chính hồi xưa tôi cũng nghi.

Chúng ta còn nhớ đức Phật đến dưới cội Bồ-đề trải cỏ tọa thiền bốn mươi chín ngày đêm.

Ở trong an định, trí tuệ phát sanh Ngài được giác ngộ thành Phật. Như vậy trong bốn mươi chín ngày đêm ấy Ngài học cái gì?

Chỉ là định tâm, lóng lặng, trí tuệ phát sanh thì giác ngộ. Tuệ này từ định sanh nên được gọi là tuệ giải thoát.

Vì vậy ba môn học này có tên là ba môn học giải thoát.

Hồi xưa có nhiều người thắc mắc đặt câu hỏi rằng: Đức Phật ngồi dưới cội Bồ-đề suốt bốn mươi chín ngày đêm như vậy nhọc quá, Ngài có đi ra ngoài không hay ngồi luôn? Đó là điều chính hồi xưa tôi cũng nghi.

Sau khi thành đạo, Đức Phật nhập định một tuần đứng nhìn cây Bồ đề, điều này có ý nghĩa gì?

Ảnh: Chùa Giác Ngộ - Củ Chi.

Ảnh: Chùa Giác Ngộ - Củ Chi.

Bởi thân chúng ta là thân phàm xác tục nên có đủ vấn đề, ngồi luôn một mạch bốn mươi chín ngày đêm e không được.

Nhưng sau này qua thời gian tôi cho Tăng Ni nhập thất tu, tôi mới hết nghi vấn đề đó.

Nếu sinh hoạt bình thường, trong hai mươi bốn giờ chúng ta phải ăn uống tiểu tiện đủ thứ, tức mượn vô trả ra hoài.

Bây giờ ngồi thiền thời gian dài ba bốn chục tiếng đồng hồ, mấy lần đi ra?

Thực sự không phải vậy.

Khi ngồi thiền được định rồi thì ba bốn ngày cũng không có chuyện đó. Nó rất lạ. Không có những nhu cầu phàm tục như chúng ta.

Từ đó chúng tôi mới hiểu được Phật ngồi suốt bốn mươi chín ngày đêm, không phải đi đâu.

Đó là điều nếu chúng ta không tu thì không bao giờ biết được.

Nhờ tu mới thấy đó là lẽ thực, không chối cãi.

Cho nên những vấn đề trong đạo Phật, nếu chỉ học hỏi, nghiên cứu qua loa chúng ta sẽ có rất nhiều nghi vấn.

Hồi xưa các vị Thiền sư khi nhập định tới cả hai ba mươi ngày, tùy mức độ tu tập của mỗi vị.

Các Ngài sống trong thiền định như vậy rất là bình yên.

Từ đó chúng ta thấy sức định có giá trị không phải lấy trí phàm phu mà hiểu nổi.

Được định thanh tịnh rồi thì trí sáng suốt phát sanh.

Trí tuệ đó từ mình mà có, không do ai cho nên gọi là trí vô sư.

Nên khi giác ngộ rồi, đức Phật tuyên bố “Ta học đạo không có thầy”. Vô sư là không có thầy.

Trích trong: Đường lối tu theo đạo Phật. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức Phật ngồi thiền định dưới cội Bồ-đề suốt bốn mươi chín ngày đêm?

Kiến thức 10:40 30/06/2024

Hồi xưa có nhiều người thắc mắc đặt câu hỏi rằng: Đức Phật ngồi dưới cội Bồ-đề suốt bốn mươi chín ngày đêm như vậy nhọc quá, Ngài có đi ra ngoài không hay ngồi luôn? Đó là điều chính hồi xưa tôi cũng nghi.

Làm sao hết nghiệp?

Kiến thức 10:15 30/06/2024

Lâu nay chúng ta lầm lẫn ngỡ vọng tưởng là tâm mình. Vì ngỡ là tâm mình, nên đuổi theo dục lạc thế gian rồi tạo nghiệp đi trong sanh tử luân hồi, đời này kiếp nọ liên miên. Do nó là chủ tạo nghiệp nên nó có sức mạnh dẫn chúng ta đi trong sanh tử.

Người ngu với người trí

Kiến thức 09:43 30/06/2024

Triết gia La Rochefoucauld đã nói: “Có ba thứ ngu dốt: không biết điều phải biết, biết bậy điều đáng biết, và biết điều không nên biết”.

Ta không biết đâu

Kiến thức 09:22 30/06/2024

Một vị Tăng đến tham vấn, thấy Sư đang làm vườn, hỏi: - Nghĩ thì gặp sở tri chướng, làm thì gặp phiền não chướng, vậy như thế nào mới đạt được an lạc của Diệu Giác?

Xem thêm